Những tín hiệu sức khỏe phụ nữ dễ lơ là
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu Phần Lan khuyên chị em nên cẩn trọng với những tín hiệu từ cơ thể như rụng tóc, mắt sưng… để phòng chống bệnh tật.
1. Đau lưng
Viêm bàng quang hoặc viêm nhiễm bộ phận sinh dục cũng là một trong những nguyên nhân khiến những cơn đau lưng bất ngờ ập tới.
Nếu thường xuyên có triệu chứng trên, cần phải đến bệnh viện để xét nghiệm máu, nước tiểu, nội soi bàng quang.
Cần uống nhiều nước, kiêng ăn cay hoặc những thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị. Nên điều trị dứt điểm chứng viêm nhiễm bằng các phương pháp vật lý trị liệu. Có thể dùng dầu bí ngô (tinh chất được chiết xuất từ hạt bí ngô), và dầu đàn hương hòa vào nước tắm hằng ngày, cho hiệu quả giảm đau rõ rệt.
2. Dễ nóng giận thất thường, vô cớ
Nếu là người điềm tĩnh, ít khi nổi giận vô cớ mà đột nhiên hay than vãn, tức giận về những chuyện vặt, muốn gây sự với người khác… thì bạn đi kiểm tra tuyến giáp trạng của mình, bởi hệ thống dây thần kinh trung ương vô cùng mẫn cảm với sự mất cân bằng trong quá trình sản sinh hooc-môn của tuyến giáp trạng.
Triệu chứng ban đầu: dễ bị kích động, nóng giận vô cớ, hay khóc, mất ngủ, dù vẫn có cảm giác ăn ngon nhưng cơ thể ngày một gầy yếu hơn, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
3. Thường xuyên chóng mặt
Dù cử động rất nhẹ nhàng nhưng vẫn khiến bạn chóng mặt, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra huyết áp. Bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc chứng huyết áp thấp, nữ giới khoảng 35-40 tuổi bắt đầu xuất hiện triệu chứng này rõ ràng nhất.
Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể thao nhẹ nhàng: đi bộ, bơi, khiêu vũ…
4. Mắt hơi sưng khi ngủ dậy
Đây rất có thể do cơ thể quá mệt mỏi trong khoảng thời gian dài, dẫn đến suy nhược cơ thể. Nếu thường xuyên thấy hiện tượng này lặp đi lặp lại, cần phải nhanh chóng đi kiểm tra thận. Bởi nếu thận gặp “trục trặc”, biểu hiện này là khá rõ ràng.
Video đang HOT
5. Chân sưng vào buổi tối
Chân bỗng nhiên sưng và căng phồng, tạo cảm giác khó chịu rất có khả năng do chứng bệnh suy nhược tĩnh mạch mãn tính gây ra.
Để đối phó với tình trạng trên, nên ăn nhiều rau quả tươi, bởi chúng chứa nhiều chất xơ có tác dụng làm cố định thành tĩnh mạch giúp giảm sưng tấy, đau nhức hiệu quả.
6. Thường xuyên bị chuột rút
Chân tay thường xuyên bị chuột rút có thể do cơ thể thiếu vitamin D và canxi. Do đó, nên ăn nhiều chế phẩm từ sữa, gan động vật, hải sản.
7. Ra nhiều mồ hôi hơn mức thường
Không chỉ vì thời tiết nóng nực nên mới ra nhiều mồ hôi, rối loạn dây thần kinh thực vật cũng khiến mồ hôi tiết ra càng nhiều.
Nếu sử dụng thuốc an thần mà vẫn chưa thấy có tác dụng, cần phải đi khám gấp để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
8. Trọng lượng thay đổi nhanh chóng, thường xuyên khô miệng
Những triệu chứng trên rất giống với triệu chứng bệnh tiểu đường. Do đó, cần phải đi kiểm tra và xét nghiệm lượng đường trong máu.
Nếu kết quả kiểm tra bình thường, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, cắt giảm thực phẩm ngọt và béo ra khỏi thực đơn hàng ngày.
9. Tóc rụng nhiều
Tự nhiên thấy tóc rụng nhiều, thậm chí rụng thành từng mảng, nhất định cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nữ giới thường mắc chứng rụng tóc này nhiều hơn nam giới, do đó cần phải đặc biệt lưu ý về vấn đề này hơn.
Nguyên nhân khiến tóc rụng quá nhiều( rụng thành từng mảng) như vậy có thể do sức ép về tâm lý, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hoặc do bệnh bẩm sinh gây ra.
Theo Phạm Hằng
Tiền phong/News
Tác dụng của vỏ trái cây
Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại "thuốc hay" có thể phòng chống bệnh tật.
1. Vỏ dưa hấu
Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
2. Vỏ bí đao
Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,... Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
3. Vỏ dưa chuột
Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
4. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm làm đẹp rất tốt.
5. Vỏ táo
Vỏ táo có tác dụng làm se da, lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm.
6. Vỏ lê
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
7. Vỏ bưởi
Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định.
8. Vỏ quýt
Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn... Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
Thiên Bảo
Theo PLXH
Khô miệng - Dấu hiệu của bệnh Nhiều người thường có cảm giác khô nẻ ở miệng khi thức giấc vào buổi sáng. Nếu no diên ra dai dẳng, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe để điều trị. Dưới đây là một số phương pháp để chữa chứng khô miệng, nhưng trước khi áp dụng, bạn cần phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân...