Những thực phẩm nên ăn và nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt
Để cân bằng chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị các chị em một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể họ thường bị mất các khoáng chất và vitamin thiết yếu trong thời gian này. Để cân bằng chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là những sản phẩm phụ nữ nên ăn và nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo một sức khoẻ tốt:
Những thực phẩm nên ăn
Bông cải xanh: Sắt là khoáng chất phụ nữ mất nhiều nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Bông cải xanh sẽ giúp bù lại chất này. Bên cạnh sắt, bông cải xanh rất giàu chất xơ, magiê và kali sẽ giúp giảm đầy hơi, khắc phục vấn đề tiêu hoá và thư giãn các cơ nếu như bạn bị chuột rút.
Chuối có thể là lựa chọn tốt nhất để ăn vặt trong thời gian có kinh nguyệt. Chuối chứa nhiều kali, magiê và chất xơ. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát chứng nhu động ruột không đều, tiêu chảy và thèm ăn vặt.
Socola đen chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, magiê, chất chống oxy hóa và flavanol. Socola đen cũng có lợi cho lưu lượng máu và thư giãn các mạch máu. Chưa kể socola làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn trong suốt thời kỳ kinh nguyệt.
Cá hồi nên được đưa vào bất kỳ chế độ ăn uống nào được coi là lành mạnh, vì nó chứa axit béo omega-3 và là một nguồn protein phong phú. Ăn cá hồi trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm viêm, giảm chuột rút và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
Gừng rất tốt để kiểm soát viêm, đồng thời giúp giảm đau bụng kinh. Thêm gừng tươi vào trà để uống nếu bạn bị đau bụng kinh thường xuyên.
Cam và chanh:Ăn nhiều trái cây để tăng lượng vitamin và giảm cảm giác thèm đường trong chu kỳ của bạn. Trái cây có múi là thực phẩm rất tốt, bên cạnh chứa nhiều vitamin, chúng chứa rất nhiều chất xơ và nước, sẽ giữ cho cơ thể bạn ngậm nước và tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, trái cây họ cam quýt rất tốt để giảm bớt buồn nôn và các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến kinh nguyệt.
Chúng cũng giúp giảm bớt lượng máu nếu như bạn bị chảy máu quá nhiều.
Video đang HOT
Thực phẩm cần tránh
Sữa: Nên tránh các sản phẩm sữa nếu bạn bị chuột rút liên tục và đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Sữa có chứa đường sữa, một loại đường có thể khiến cho việc tiêu hoá khó khăn. Ngoài ra, đường sữa có thể gây đầy hơi, đau dạ dày và buồn nôn.
Kẹo và đồ ăn nhẹ có thể cải thiện tâm trạng của bạn nhưng chúng cũng gây ra chứng đầy hơi, nhiều khí hư và viêm do chứa nhiều đường tinh chế. Cơ thể bạn đã bị mất máu và các khoáng chất quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy bạn nên tránh xa đường nhân tạo và bổ sung đường tự nhiên có trong các loại trái cây.
Cà phê: Các nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ cà phê trong chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài chu kỳ. Trong một số trường hợp còn gây vô kinh. Ngoài ra, cà phê làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt. Trong trường hợp bạn có xu hướng hội chứng này, bạn nên tránh uống cà phê trước và sau khi có kinh.
Thực phẩm cay: Ăn thức ăn cay có thể dẫn đến đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nếu lựa chọn đúng một số loại gia vị có vị cay và thực sự hữu ích cho cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt./.
Theo VOV
1 tháng có 2 lần kinh nguyệt là dấu hiệu bình thường hay bất thường, tại sao lại xảy ra điều này?
Nếu chuyện kinh nguyệt xuất hiện tới 2 lần trong 1 tháng diễn ra quá thường xuyên thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những vấn đề xấu cho sức khỏe sinh sản của mình.
Theo Lakeisha Richardson (bác sĩ sản phụ khoa đang làm việc tại thành phố Greenville, Mississippi) cho biết, một kỳ "rớt dâu" sẽ xuất hiện sau khoảng 21 - 35 ngày và kéo dài từ 5 - 7 ngày mỗi chu kỳ. Do đó, việc xuất hiện tới 2 kỳ kinh nguyệt trong 1 tháng cũng không phải là điều gì quá bất thường. Bởi trung bình có khoảng 40 - 60% nữ giới sẽ trải qua những ngày chu kỳ kinh nguyệt không ổn định như vậy trong cuộc đời.
Thế nhưng, việc xuất hiện kinh nguyệt tới 2 lần trong 1 tháng liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang tiềm ẩn bên trong cơ thể bạn. Vì vậy, bạn vẫn nên chủ động đi khám nếu thấy kỳ kinh nguyệt tới 2 lần trong 1 tháng vào 3 tháng liên tiếp để kịp thời bảo vệ sức khỏe từ sớm. Một số vấn đề sau đây có thể chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải điều này dai dẳng.
Quên uống thuốc tránh thai
Nếu bạn vẫn sử dụng thuốc tránh thai sau mỗi lần quan hệ mà lỡ quên uống trong một vài lần thì đó có thể là nguyên nhân gây chảy máu kinh bất thường. Cứ mỗi khi bạn thất bại trong việc áp dụng một biện pháp tránh thai, bạn sẽ gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín do nồng độ hormone sụt giảm đột ngột.
Dù vậy, hiện tượng này cũng không quá đáng lo và bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng lại thuốc tránh thai, giúp tình trạng thuyên giảm dần.
Đang có thai
Khi bạn mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa. Thế nhưng, một số người vẫn sẽ bị chảy máu bất thường khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do cơ thể hoạt động mạnh hoặc bị polyp tử cung.
Nếu nghi ngờ chảy máu bất thường là do mang thai, hãy đi khám ngay. Nhưng điều cần chú ý là mang thai ngoài dạ con cũng gây chảy máu bất thường và thậm chí còn đe dọa tới tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Mắc bệnh polyp tử cung hoặc u xơ tử cung
Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung vốn là những khối u hoặc thương tổn lành tính xuất hiện trong tử cung. Những bệnh này rất phổ biến và có liên quan tới rối loạn hormone. Đặc biệt, polyp tử cung có thể gây chảy máu ở giữa các chu kỳ.
U xơ tử cung lại dễ gây đau lưng, chướng bụng, thiếu máu, đau sau khi quan hệ và chảy máu bất thường. Nếu nghi ngờ mắc phải bệnh nào, bạn nên chủ động đi khám để siêu âm và làm kiểm tra sinh thiết hoặc nội soi tử cung. Việc loại bỏ những khối u là điều cần thiết và sau đó thì hiện tượng chảy máu bất thường sẽ dần thuyên giảm.
Bị nhiễm trùng vùng kín (viêm âm đạo)
Những bệnh nhiễm trùng vùng kín phổ biến là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... và nó đều có thể gây chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng viêm nhiễm nên được đi khám sớm và điều trị ngay để tránh nguy cơ lây lan thành bệnh qua đường tình dục hoặc HIV.
Rối loạn tuyến giáp
Các bệnh như suy giáp hay cường giáp đều có thể làm kinh nguyệt xuất hiện tới 2 lần trong 1 tháng. Trong đó, hormone điều khiển tuyến giáp, hormone điều khiển chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng đều được tiết ra từ cùng khu vực trong não bộ.
Vậy nên, khi bộ phận này gặp ảnh hưởng thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ trở nên bất thường. Rối loạn tuyến giáp có thể được kiểm tra dễ dàng thông qua việc làm xét nghiệm máu.
Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang thường xuất hiện do rối loạn hormone trong cơ thể. Nó xuất phát do việc rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng, dẫn tới sự mất cân bằng một số hormone như estrogen, progesterone và testosterone.
Một số biểu hiện khác của hội chứng buồng trứng đa nang là nổi mụn nhọt, khó duy trì cân nặng ổn định, khó thụ thai, lông phát triển nhiều ở các bộ phận như mép, chân tay...
Có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư
Những tế bào này dù nằm ở tử cung hay cổ tử cung cũng đều có thể gây chảy máu bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng nhiều khả năng sẽ dẫn tới ung thư buồng trứng. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sớm để phát hiện ra các khối u này. Quá trình xét nghiệm thường bao gồm siêu âm hoặc nội soi tử cung, xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung.
Gặp căng thẳng quá mức
Căng thẳng quá độ có thể làm kinh nguyệt xuất hiện với tần suất nhiều hơn bình thường hoặc biến mất luôn trong tháng đó. Do khi gặp căng thẳng đến từ công việc hay các mối quan hệ (nhất là để mất ngủ vào ban đêm) thì nồng độ hormone điều tiết quá trình rụng trứng hàng tháng có thể bị sụt giảm và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Di chuyển quá nhiều
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển tới nhiều nơi thì nó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp vấn đề với kinh nguyệt. Việc di chuyển quá nhiều với khoảng cách xa có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Do xuất phát từ sự thay đổi trong quá trình đi lại như nhịp sinh học cơ thể, lệch múi giờ, thức đêm... cũng đều có thể làm ảnh hưởng tới hormone điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Bị lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà một số lớp niêm mạc tử cung bị mắc kẹt ở ngoài tử cung. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng hàng tháng và khiến bạn chảy máu tới 2 lần. Đặc biệt, những người bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục và đau khi đi tiểu.
Tăng cân quá nhanh
Việc tăng hay giảm cân đột ngột cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến thể lực của bạn, từ đó gây rối loạn hormone điều tiết quá trình rụng trứng và làm sai lệch chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn tăng cân quá nhanh, kinh nguyệt có thể xuất hiện thường xuyên hoặc thưa thớt hơn. Lúc này, bạn nên đi kiểm tra xem mình có mắc bệnh lý hay loại thuốc nào đang sử dụng dễ gây tăng cân hay không.
Source (Nguồn): Womenshealthmag
Theo helino
Bạn đã hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và biết cách tính ngày rụng trứng? Cơ thể phụ nữ thật diệu kỳ nhưng cũng vô cùng phức tạp. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn nằm ở trung tâm sự rắc rối đó. Kinh nguyệt là một quá trình sinh học lặp đi lặp lại mỗi tháng của một nửa thế giới. Nhưng hầu hết phụ nữ đều không hiểu rõ về bốn giai đoạn của mỗi chu kỳ....