Những thực phẩm không nên nấu với thịt lợn
Không nên nấu chung thịt lợn với đậu tương, gan… là những khuyến cáo từ bác sĩ dành cho các bà nội trợ để tránh các vấn đề về đường ruột, dinh dưỡng.
Thịt lợn là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, được các bà nội trợ tin dùng như loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.
Thịt lợn là một thực phẩm rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ảnh: N.S.
- Chắc chắn thịt lợn và thịt bò thì không thế chế biến thành cùng một món ăn. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
- Tiếp đó là thịt lợn và gan. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức.
Thịt lợn xào với các loại rau quả là cách chế biến dễ dàng và ngon miệng nhất. Ảnh: N.S.
Video đang HOT
- Thịt lợn và đậu tương. Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Theo Tạp chí món ngon
7 biện pháp phòng chống bệnh suy thận do chuột
Cục Y tế dự phòng vừa chính thức đưa ra 7 khuyến cáo mạnh mẽ cho người dân để phòng chống bệnh do vi rút Hanta sau khi có 1 trường hợp nhiễm vi rút này phải nhập viện do bị chuột cắn.
Xét nghiệm cho thấy có nhiều con chuột mang vi rút Hanta
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm vi rút cắn hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa vi rút. Do đó để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Hanta lây lan sang người, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng. Sử dụng ủng cao su khi đi đến những nơi có chuột sinh sống, ngủ màn để tránh bị chuột cắn.
2. Khi tiếp xúc với chuột, bẫy chuột hoặc khi vệ sinh khu vực có chuột phải đeo khẩu trang, mang găng tay cao su và rửa tay bằng xà phòng sau khi 1 tiếp xúc.
3. Dùng hóa chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh nơi có chuột.
4. Giữ vệ sinh, gọn gàng nơi ở, nơi làm việc để làm giảm sự phát triển của chuột.
5. Xác chuột phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp và chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm.
6. Thức ăn phải được đậy kín, không cho chuột tiếp xúc với thức ăn của người và gia súc.
7. Nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột/chất thải của chuột cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Trước đó, theo điều tra dịch tễ cho thấy khu vực bệnh nhân 55 tuổi nhập viện ngày 17/10 sinh sống (bệnh nhân cứ trú tại 99AT Trần Văn Đang, tổ 52, khu phố 4, phường 9, quận 3, TPHCM) có rất nhiều chuột, trung bình 9 con/hộ gia đình. Bệnh nhân này có triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục nhưng không ho, không đau họng và không tức ngực sau khi bị chuột cắn 3 - 4 ngày. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới vào ngày 17/10 với tình trạng tỉnh táo, có ít tử ban. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học tại đây cho thấy bệnh nhân dương tính với vi rút Hanta. Một tuần sau bệnh nhân xuất viện với tình trạng sức khỏe hồi phục tốt.
Vi rút Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu.
Ngoài ra, vi rút Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp.
Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành.
Một số ít trường hợp có hiểu hiện lâm sàng nặng với hội chứng phổi hoặc hội chứng suy thận cấp có thể tử vong.
Hà Nội: Chưa có trường hợp nhiễm Hanta từ chuột
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó GĐ Sở Y tế Hà Nội, cho biết, tại Hà Nội có một số trường hợp bị chuột cắn phải nhập viện, nhưng đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Hanta.
Cũng theo ông Hạnh, Hà Nội vẫn không thể chủ quan với loại virus gây bệnh này, bởi theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phối hợp với ĐH Hokaido, Nhật Bản (năm 2006 - 2009) từng thực hiện trên quần thể chuột bắt tại chợ Trương Định và bến xe Giáp Bát, có 16,3% mẫu huyết thanh có kháng thể kháng virus Hanta, mặc dù kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh ở 73 người đều cho kết quả âm tính.
Hải Hà
Theo Dân trí
5 loại thực phẩm tốt nhất cho đàn ông Trong số 10 nguyên nhân chính gây ra tử vong ở nam giới thì có 4 nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn của họ. Dưới đây là 5 thực phẩm có lợi cho sức khỏe của nam giới. 1. Cà chua Ăn cà chua chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua là loại rau quả phổ biến và cũng...