Những thực phẩm cấm kết hợp với mật ong, có thể gây tử vong
Mật ong với đậu phụ gặp nhau sẽ gây đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong nhanh hơn…
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin dồi dào và đa dạng, mật ong từ lâu đã được xếp vào hàng “thần dược” giúp các bạn chống lại nhiều loại bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, và sai đối tượng mật ong có thể trở thành thuốc độc có thể gây nguy hiểm.
Mật ong kết hợp đậu phụ gây đông cứng trong dạ dày gây khó thở, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong nhanh hơn.
Kỵ đậu phụ
Trong Đậu phụ (tàu hũ) thường có thạch cao và trong Mật ong thì có đường.
Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.
Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
Kỵ với cua
Nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc, cho nên không nên ăn chung.
Không nên dùng với lá hẹ
Video đang HOT
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ nhưng chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định.
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú.
Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với cá chép
Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay.
Mật ong kỵ với cây thì là
Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Mật ong và cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày.
Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
Mật ong không nên pha với nước đun sôi
Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú.
Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng
Lưu ý:
- Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.
- Do mật ong có tác dụng giãn mạch máu nên những ai bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch dưới da thì không nên sử dụng sử dụng mật ong.
- Khi mật ong xuất hiện bọt khí thì tuyệt đối không sử dụng nữa! Nguyên nhân là do trong mật ong chứa một lượng đường khá lớn nên có tính chất hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước này có thể tăng lên và nếu vượt quá 20% thì nó sẽ khiến nấm men phát triển nhanh. Cuối cùng, các thành phần chất dinh dưỡng có trong mật ong đều sẽ bị phân giải hết.
- Không nên đựng và bảo quản mật ong trong đồ kim loại vì mật ong có rất nhiều axit hữu cơ và đường. Dưới tác dụng của men, một phần các chất này sẽ biến thành axit etylenic có khả năng ăn mòn bề ngoài kim loại, làm tăng hàm lượng chất này trong mật ong.
Trong khi đó, một khi thành phần dinh dưỡng của mật ong đã bị phá huỷ, chúng mình sẽ dễ bị ngộ độc với các biểu hiện như lợm giọng, nôn mửa.
Theo Khỏe và đẹp
Những nguy hại 'khôn lường' khi uống nước mía
Nước mía là thức uống giải khát yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, uống nước mía có những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe mà không nhiều người biết.
Hiện nay, các quán nước mía ven đường mở ra ngày càng nhiều với giá từ 8.000 đến 10.000 đồng một cốc. Tuy nhiên, để biết được đây có phải là loại thức uống hợp vệ sinh và an toàn đối với sức khỏe hay không thì khách hàng khó nắm bắt được.
Anh Nguyễn Anh Tuấn (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết: "Vào những ngày nắng nóng thường rủ bạn ra ngoài uống nước mía để giải khát nhưng không thể biết được nguồn gốc của mía ở đâu nên cũng hơi lo ngại không hợp vệ sinh".
Nước mía tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
Nhiều quán nước mía thường cho thêm quất vào cùng khi ép mía với mục đích tăng độ thơm ngon. Điều đáng lo ngại là, những quả quất này được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh, nên người trồng thường xuyên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật với tần suất rất cao.
Trao đổi với phóng viên, anh Đinh Đức Hiền, Phòng Trung tâm vi sinh vật công nghiệp thuộc Viện Công nghiệp thực phẩm tại số 301, Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Mỗi loại hoá chất độc hại khác nhau, nói chung sau khi phun để thời gian dài thì cũng đã phai và tiêu bớt, ảnh hưởng lớn nhất là lúc phun thu hoạch. Bất kì là sản phẩm gì mà có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe, còn về ảnh hưởng thế nào thì tùy vào từng loại. Nhưng thường là chúng chứa một số kim loại nặng như chì asen làm tổn thương đến tế bào gan, gây rối loạn hệ tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm".
Không những thế, nhiều quán nước mía hay róc sẵn mía để đó cho đỡ mất thời gian cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nước mía. Anh Hiền nhấn mạnh: "Bất kể là thực phẩm nào ở nhiệt độ nào đều có khả năng bị nhiễm vi khuẩn. Kể cả tủ lạnh cũng vẫn nhiễm vi khuẩn nhưng do ở nhiệt độ thấp nên kìm hãm sự phát triển của nó. Mía có thể bị nhiễm khuẩn bởi các loại vi sinh vật gây chua, chúng sử dụng đường và sinh ra các axit hoặc rượu".
Đối với những máy ép mía không đảm bảo vệ sinh, ngoài việc làm nước mía có màu đục, chất lượng kém, còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Trong máy ép sẽ có những kim loại nặng tích tụ có thể sẽ gây độc tính và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn khả năng gây ung thư rất cao.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đường trong cây mía chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột. Như vậy, mía cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón.
Nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì do cơ thể thừa năng lượng vì trừ đường chức năng ra thì tất cả các loại đường đều có thể gây béo. Vì vậy, chúng ta nên điều hòa bữa ăn, uống cho thật hợp lý để mỗi thành viên trong gia đình có sức khỏe và thể trạng cân đối.
Anh Đinh Đức Hiền cho biết thêm: "Để biết như thế nào là nước mía không an toàn thì người ta có thể thông qua chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí, Coliforms và số nấm men, nấm mốc vượt quá mức giới hạn cho phép tuy nhiên thực tế thì người dân khó có thể biết được nước mía có đạt chuẩn hay không".
Chính vì thế người tiêu dùng nên cẩn trọng với những thứ nước giải khát được bày bán tràn lan trên vỉa hè không qua giám định chất lượng sản phẩm. Nếu có triệu chứng bị ngộ độc thì nên đến ngay các trung tâm y tế để được chăm sóc kịp thời.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Điểm danh tình huống tắm có thể gây tử vong bất ngờ Nằm điều hòa ngay sau khi tắm Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, với những người có sức khỏe và sức đề...