Những thói quen tưởng đơn giản nhưng lại giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh gan
Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể và những thói quen dưới đây có thể giúp cho lá gan của bạn giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh.
Gan là bộ phận quan trọng gần như bậc nhất của cơ thể, do chúng thực hiện nhiệm vụ lọc máu và thải độc, đồng thời còn chuyển hóa cũng như dự trữ năng lượng. Ngày nay, với lối sống thiếu lành mạnh cùng chế độ ăn uống không phù hợp, tỷ lệ mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính… đang ngày càng tăng cao và trẻ hóa trong nhóm dân số. Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm, thoái hóa chức năng gan, thậm chí có thể dẫn tới ung thư gan. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh hay lối sinh hoạt điều độ thì đây là những thói quen đơn giản bạn có thể thực hiện giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Kiểm soát lượng chất béo trong chế độ ăn
Ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về gan, trong đó có gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ gan và xơ gan thoái hóa thành ung thư. Tuy nhiên, kiêng hoàn toàn chất béo cũng không hề tốt do gan sẽ chuyển hóa đường thành chất béo dự trữ. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng chất béo trong chế độ ăn của mình. Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt chứa hàm lượng siro ngô cao, thay vào đó là tiêu thụ chất béo lành mạnh như quả bơ, olive, các loại hạt, cá béo…
Thử chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là một trong những chế độ ăn lành mạnh nhất trên thế giới, với thực phẩm chủ yếu là cá, rau quả, chất béo lành mạnh và hạn chế bánh ngọt, nước ngọt, thịt đỏ… Chế độ ăn này có lượng carbohydrate thấp, giàu chất chống oxy hóa, nhiều protein và chất béo lành mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn Địa Trung Hải đã được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh về não bộ. Đặc biệt, chế độ ăn này còn có tác động tốt đến hội chứng chuyển hóa – một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Do vậy, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh này có thể giúp tăng cường sức khỏe lá gan của bạn.
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có tác dụng giảm tác hại của oxy hóa (các gốc tự do) trên các tế bào cơ thể. Gan là “nhà máy thải độc” của cơ thể, là nơi chống lại các tác nhân gây hại. Ăn những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường sức khỏe lá gan và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm gan. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa có thể làm tăng hoạt động của men gan. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa gồm có quả mọng, bông cải xanh, tỏi, ớt chuông đỏ, trái cây họ cam chanh…
Video đang HOT
Bia rượu là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jasmohan Bajaj, không có loại đồ uống có cồn nào tốt cho gan của bạn. Không chỉ với những người uống bia rượu hằng ngày mà thi thoảng mới nhấm nháp đồ uống này cũng có thể gây hại và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo trong gan. Phụ nữ và những người có tiền sử gia đình về các vấn đề liên quan đến rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế và dần tránh xa thức uống này.
Vận động nhiều hơn
Mặc dù không có nghiên cứu chính thức về mối liên hệ giữa việc tập luyện thể thao với sức khỏe lá gan, song việc rèn luyện thể chất đều đặn luôn mang lại những tác động tốt cho sức khỏe. Tập luyện thể thao thường xuyên giúp tăng cường thể lực, kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng, đốt calo, giúp quá trình chuyển hóa của cơ thể tốt hơn, từ đó giúp cải thiện sức khỏe lá gan. Bạn có thể lựa chọn loại hình tập luyện phù hợp với mình, cố gắng duy trì tập luyện từ 150 phút mỗi tuần.
Khám sức khỏe thường xuyên
Có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng viêm lợi với tình trạng viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm gan. Chính vì vậy, chú ý đến những triệu chứng nhỏ của cơ thể có thể giúp bạn sớm phát hiện ra những bệnh mà mình đang mắc phải.
Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên cũng là điều mà bạn nên thực hiện để giúp cơ thể phát hiện ra những vấn đề sức khỏe ngay từ sớm. Bạn cũng nên nắm rõ tiền sử bệnh lý của gia đình, do đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về gan, bên cạnh đồ uống có cồn và chất kích thích. Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về gan sẽ giúp tỷ lệ được chữa khỏi cao hơn.
Theo Helino
Có 1 bộ phận ngày ngày phải thải độc nhưng cơ chế thải thế nào thì không phải ai cũng biết
Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể nhưng cơ chế thải độc như thế nào, cùng tìm hiểu ngay.
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể - ai cũng biết, thế nhưng bạn tin không, bộ phận nặng khoảng 1,4kg này lại phải làm việc "hùng hục" tới 24 giờ/ngày?
Nhìn thoạt qua thì chẳng mấy quan trọng nhưng lá gan "nhỏ bé" kia lại thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau như một kho chứa, một trung tâm sản xuất hay một nhà máy xử lý chất độc hại. Và mỗi chức năng này lại liên quan đến nhiều nhiệm vụ trọng yếu khác.
Không sai khi nói rằng, nếu không có lá gan, cơ thể chúng ta sẽ ngừng hoạt động.
Một trong những hoạt động chính của gan đó là lọc máu. Gan nhận "hàng" từ 2 nguồn chính. Động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch cửa lấy máu từ ruột.
Hai nguồn này chuyển đến gan nhiều chất dinh dưỡng. Tại đây, nó được phân loại và xử lý, lưu trữ với sự giúp đỡ của hàng ngàn "nhà máy xử lý" rất nhỏ bên trong được gọi là tiểu thùy gan. Các dòng máu này cũng mang theo oxy giúp gan hoạt động tốt.
Dòng máu từ ruột chứa nhiều carbonhydrate, chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Và đương nhiên, chúng sẽ được xử lý khác nhau.
Với carbonhydrate, gan sẽ "bẻ gãy" và chuyển hóa chúng thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đôi khi, cơ thể giữ lại những chất dinh dưỡng chưa cần dùng tới và gan có nhiệm vụ "bảo quản" chúng ở trong một chiếc kho.
Kho lưu trữ này để dùng trong tương lai khi mà cơ thể "cầu cứu", cần thêm các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cùng với những chất dinh dưỡng thì dòng máu đến gan cũng ẩn chứa nhiều chất độc và phế phẩm mà cơ thể không thể sử dụng.
Gan quản lý chúng khá gắt gao. Khi phát hiện chất độc hoặc chất nào vô dụng, nó sẽ biến chúng thành thứ không gây hại cho cơ thể hoặc cô lập, thải ra ngoài qua đường thận và ruột.
Bên cạnh đó, gan cũng được cho là 1 nhà máy hữu ích khi sản xuất rất nhiều thứ từ protein huyết tương đến cholesterol (giúp cơ thể sản xuất hormone).
Gan cũng còn có thể tạo ra vitamin D và các chất hỗ trợ tiêu hóa. Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của gan đó là dịch mật.
Dịch mật sử dụng các tế bào gan (được gọi là hepatocytes) để biến các sản phẩm độc hại dư thừa thành 1 chất dạng lỏng màu xanh.
Khi được sản xuất, chất dịch này được đưa đến 1 "bình chứa" nhỏ dưới gan được gọi là túi mật. Sau đó, nó nhỏ giọt vào ruột để giúp phân giải chất béo, tiêu diệt vi khuẩn, trung hòa axit.
Dịch mật màu xanh này còn giúp đưa các chất độc và phế phẩm từ gan ra ngoài cơ thể.
Và như bạn thấy, gan là cơ quan cực kỳ kì diệu, phải hoạt động nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Muốn hệ thống phức tạp này vận hành trơn tru, ta cần phải giữ cho nó khỏe mạnh, không bị quá tải bởi các chất độc nhé!
Theo Helino
3 điều bạn có thể làm ngay bây giờ để bảo vệ bộ não tránh khỏi nguy cơ mất trí nhớ Chỉ vì bạn còn trẻ không có nghĩa là bạn không nên quan tâm đến chứng mất trí nhớ trong tương lai. Lão hóa có thể đáng sợ, đặc biệt là khi nói đến sự khởi đầu của bệnh mất trí nhớ. Hơn 50 triệu người trên thế giới mắc bệnh này và dường như con số đó ngày càng gia tăng nhanh...