Những thói quen nguy hại khiến dạ dày xuống cấp
Dạ dày “xuống cấp” chủ yếu là do sự tích tụ dần dần của những thói quen xấu như ăn không đúng bữa, hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều…
Ăn trước khi ngủ hoặc ăn không đúng bữa
Thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Ngủ ngay sau khi ăn no khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết gây phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Không những vậy, ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến dạ dày “xuống cấp”. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại”, gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày.
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn.
Ăn không đúng bữa là nguyên nhân khiến dạ dày “xuống cấp”.
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày khiến dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Uống rượu bia quá độ
Video đang HOT
Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, nếu bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Căng thẳng thần kinh
Khi rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi… sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo. Đó là lý do tại sao chức năng tiêu hóa của dạ dày không được thực hiện tốt. Sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc có thể kéo theo ảnh hưởng xấu ở dạ dày.
Hoạt động ngay sau khi ăn xong
Khi thức ăn đi vào dạ dày thì não sẽ nhận lệnh điều khiển dạ dày làm việc, thực hiện các chức năng tiêu hóa. Nhưng nếu làm việc ngay sau khi ăn thì não lại phải điều khiển chia sẻ năng lượng cơ thể cho các hoạt động khác. Đặc biệt là các hoạt động về thể lực mạnh, hoạt động trí óc, làm cho quá trình tiêu hóa của dạ dày bị gián đoạn.
Vì thế sau khi ăn, nên nghỉ ngơi 30 phút để dạ dày có thể tiêu hóa hết thức ăn rồi tiếp tục thực hiện các hoạt động khác. Điều này sẽ tránh được các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày sớm
Bệnh đau dạ dày thường có triệu chứng là đau vùng bụng trên rốn, đau âm ỉ nhưng cũng có lúc đau quằn quại.
Ngoài những cơn đau, bệnh dạ dày còn có một số triệu chứng khác như: ợ chua, buồn nôn và nôn, ợ hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy,… Với trẻ em thì thường có biểu hiện chậm lên cân, bị suy dinh dưỡng, thường bị đau bụng và nôn ói. Đây là những triệu chứng dễ thấy sớm nhất của bệnh dạ dày không nên xem thường.
Theo Thúy Nga/ VTC News
Những tác dụng ngoài ý muốn khi ăn chuối
Chuối được đánh giá là loại quả rất lành và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý những tác dụng ngoài ý muốn khi ăn nhiều để đảm bảo sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ý đã chỉ ra rằng ăn 3 quả chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ kali cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị cục máu đông trên não cũng như nguy cơ đột quỵ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rất tuyệt vời, chuối cũng có thể gây hại cho cơ thể nếu ăn không đúng cách.
Chuối là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần ăn với số lượng đủ để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Ảnh: Diarforlìife.
Quá nhiều kali
Giàu kali vừa là ưu điểm tuyệt vời của chuối nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm khiến chúng ta càng phải cẩn thận hơn khi ăn.
Cơ thể cần bổ sung khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày, trong khi một quả chuối cung cấp 400 mg kali. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày, tránh tình trạng thừa kali trong cơ thể.
Kali được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu khiến nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch chậm hơn, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể làm tim ngừng đập.
Kali cũng không tốt cho những người bị tổn thương thận. Nếu lượng kali quá cao, thận không thể làm việc tốt để loại bỏ kali dư thừa trong máu, có thể gây tử vong.
Gây đau đầu
Chuối chứa nhiều tyramine, phenyethyamine và axit amin, những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não, dễ khiến bạn bị đau đầu. Khi bạn đang phải chịu đựng cơn đau đầu, tốt nhất không nên ăn chuối nhất là chuối chín vì chúng sẽ khiến cơn đau kéo dài.
Ảnh hưởng thần kinh
Chuối chứa rất nhiều vitamin B6, giúp bạn duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh, phân tán carbohydrates và chất béo. Tuy nhiên nếu nạp quá nhiều vitamin B6 vào cơ thể có thể sinh ra độc tố, gây tổn hại hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay. Vitamin B6 tối đa cần cho cơ thể trong ngày là 100 mg, trong khi đó một quả chuối có thể cung cấp được 0,8 mg vitamin B6.
Gây buồn ngủ, mệt mỏi
Trong chuối chứa chất tryptophan, một loại axit amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được. Khi đưa trytophan vào cơ thể bằng việc ăn chuối, carbohydrate có trong chuối có thể ngăn chặn các axit amin khác. Quá trình này tạo ra seratonin, gây buồn ngủ.
Ngoài ra magie trong chuối có khả năng làm giãn cơ bắp. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chuối, lượng magie vào cơ thể vượt quá ngưỡng cần thiết có thể gây ngộ độc.
Gây tiêu chảy, đau dạ dày
Nhiều người cho rằng chuối có thể giải quyết chứng táo bón mà không biết rằng ăn chuối còn khiến táo bón nặng hơn. Hơn nữa, chuối chín có lượng xơ mềm, oligosaccarid giúp nhuận tràng, dễ gây tiêu chảy.
Những người có tiền sử đau dạ dày phải hạn chế ăn chuối tiêu, đặc biệt là không được ăn khi đói.
Mai Phương
Theo Zing
Đẩy lùi viêm dạ dày bằng thực phẩm Viêm dạ dày là một rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa. Một khi bị viêm dạ dày, bạn lúc nào cũng thấy chướng bụng. Ngoài ra, bạn còn bị đau dạ dày, buồn nôn và trào ngược a xít. Đu đủ chứa beta carotene tốt cho hệ tiêu hóa- Ảnh: Shutterstock Theo Times News Network dẫn lời các chuyên gia sức...