Những thói quen buổi tối giúp tăng cường sức khỏe
Ăn tối sớm và thanh đạm là một cách chăm sóc sức khỏe, giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết.
Thực phẩm trong bữa tối ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những người có cholesterol cao, bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường hoặc huyết áp cao, theo tờ Hindustan Times.
Bà Karthiyayini Mahadevan, bác sĩ và là chuyên gia y học tổng quát ở Ấn Độ, cho biết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể là ăn uống sai thời điểm.
Thực phẩm trong bữa tối ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ảnh Pexels
Gan là bộ phận trao đổi chất chủ yếu trong hệ thống sinh lý của con người. Nó hoạt động chặt chẽ với đồng hồ sinh học, giúp hình thành glucose hoặc dự trữ glycogen.
Gan hoạt động theo hai chu kỳ: Phân hủy các chất để tạo glucose và xây dựng các chất đã tiêu hóa thành kho dự trữ glycogen.
Ăn đúng giờ hỗ trợ gan hoạt động tối ưu. Cụ thể, ăn bữa tối sớm còn giúp cơ thể cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường chức năng giải độc của gan, cải thiện nhu động ruột và tạo điều kiện cho hệ vi sinh đường ruột phát triển.
Ăn trước 19 giờ tối
Cả kiến thức dân gian và khoa học hiện đại đều đồng ý rằng ăn tối sớm có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho hệ tiêu hóa và trao đổi chất. Nhờ đó, cơ thể không phải làm việc quá sức trong khi ngủ và có thời gian thư giãn, phục hồi.
Không tiêu thụ đồ chiên rán và nhiều dầu mỡ
Video đang HOT
Chất béo không được tiêu hóa tốt trong bữa tối do gan đang trong giai đoạn đồng hóa (xây dựng glycogen), sản xuất mật ít hơn.
Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Uống đủ nước
Uống nước ấm hoặc nước súp trong bữa tối giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kết hợp nước súp với rau xanh giàu chất xơ còn giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hạn chế tiêu thụ protein động vật
Quá trình tiêu hóa đạm động vật đòi hỏi nhiều năng lượng và sự hỗ trợ của gan. Tuy nhiên, vào buổi tối, gan đang trong giai đoạn xây dựng glycogen, do đó khả năng hỗ trợ tiêu hóa đạm bị hạn chế.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng đạm chưa được tiêu hóa hoàn toàn tích tụ trong đường ruột, ảnh hưởng đến hệ vi sinh có lợi.
Thư giãn
Một bữa tối nhẹ nhàng và giàu dinh dưỡng cũng là một cách thư giãn sau cả ngày làm việc bận rộn.
Ăn uống chánh niệm, đúng thời điểm, đúng lượng và chất lượng sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh lâu dài.
5 bộ phận 'cực kỳ độc' của con lợn, thèm đến mấy cũng không nên ăn
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Dù vậy, khi ăn thịt lợn nên tránh xa những bộ phận dưới đây để tránh 'rước bệnh' vào người.
Óc lợn
Óc lợn giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,...
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Thịt cổ lợn
Hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và "bẫy giữ" các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.
Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Tiết lợn
Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.
Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.
Lòng lợn
Lòng lợn là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe bởi đây là bộ phận chứa rất nhiều chất béo xấu - cholesterol không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm tụy.
Đối với người bị bệnh gout, bệnh suy thận tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì thành phần đạm trong lòng lợn sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, lòng lợn nếu không rõ nguồn gốc, không được chế biến sạch sẽ và nấu chín ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...
Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh vì thế bạn nên hạn chế ăn gan.
6 thay đổi lối sống cần thực hiện để giảm cholesterol 'xấu' Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, duy trì cân nặng, tập thể dục, bỏ hút thuốc, tiết chế rượu,... có thể giúp giảm cholesterol 'xấu' Mức cholesterol LDL cao (hay cholesterol "xấu"), thường do chế độ ăn uống, di truyền và các yếu tố lối sống như hút thuốc và hoạt động thể chất, có thể góp phần gây...