Những phương pháp làm giảm nguy cơ ung thư phổi ai cũng cần biết
Ngừng hút thuốc lá, tăng cường sử dụng beta-caroten, hành tây và táo là những phương pháp làm giảm nguy cơ ung thư phổi hiệu quả.
Bỏ hút thuốc: Chắc chắn đây là cách tốt nhất để bạn tránh nguy cơ bị ung thư phổi. Một số nghiên cứu đều chứng mình rằng, 80% các trường hợp bị ung thư phổi đều do hút thuốc lá.
Hạn chế dùng chất bổ sung: Theo Boldsky, việc bổ sung quá nhiều B12 và B6 có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tăng cường beta-caroten: Beta-caroten là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong khoai lang và cà rốt giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi rất hiệu quả.
Dùng táo: Thành phần của táo chứa quercetin và flavonoid có tác dụng làm giảm, ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.
Hành tây đỏ: Theo các chuyên gia, quercetin trong hành tây đỏ là chất oxy hóa cực mạnh giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Video đang HOT
Không dùng nến thơm: Trong thành phần của các loại nến thơm có chứa rất nhiều các tạp chất, trong đó có những chất được cho là sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Do vậy, để tránh nguy cơ mắc ung thư, bạn cũng không nên dùng nến thơm trong nhà.
Ớt chuông: Ớt chuông rất giàu quercetin và vitamin C, giúp phòng chống bệnh ung thư phổi rất tốt.
Cam: Thành phần trong quả cam chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Tránh hít khói gỗ: Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, con người tiếp xúc nhiều với khói gỗ dễ bị ung thư phổi. Thậm chí, khoảng 38,7% bệnh nhân ung thư phổi từng tiếp xúc với khói gỗ.
PHẠM QUÝ
Theo Boldsky/VTC
Tế bào ung thư phổi thường bị "kích thích" khi gặp 4 kiểu người này: Nếu có tên, bạn cũng nên đi khám sớm
Các tế bào ung thư phổi thực ra cũng có những dạng người mà nó bị "hấp dẫn". Nếu có tên trong danh sách dưới đây, bạn nhất định không được chủ quan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới.
Bệnh ung thư phổi xảy ra khi các tế bào phổi tăng trưởng với một tốc độ nhanh bất thường, làm hình thành một khối u. Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ lan ngày một rộng. Ngoài khả năng gây tử vong, ung thư phổi có thể gây tàn phế và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Theo trang QQ của Trung Quốc, các tế bào ung thư phổi thực ra cũng có những dạng người mà nó bị "hấp dẫn". Nếu có tên trong danh sách dưới đây, bạn nhất định không được chủ quan.
1. Những người sống trong môi tr ư ờng bị ô nhiễm nghiêm trọng
Người sống trong môi trường bị ô nhiễm có khả năng mắc ung thư phổi rất cao. Cơ quan nghiên cứu Ung thư Anh ước tính rằng ô nhiễm gây ra 3.600 trường hợp ung thư phổi ở Anh mỗi năm, chiếm khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi.
Người sống trong môi trường bị ô nhiễm có khả năng mắc ung thư phổi rất cao.
Nguyên nhân được lý giải rằng, khi hít quá nhiều không khí ô nhiễm, các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.
Trong đó, bụi mịn PM2.5 được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Loại bụi này có kích thước rất nhỏ, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.
2. Những người thường xuyên hút thuốc
Được biết, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất. Trong số đó, có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 loại gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất. Trong số đó, có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 loại gây ung thư.
Trong số 69 chất gây ung thư có một số chất như: hợp chất thơm có vòng đóng, benzopyrene hay các nitrosamine. Khi các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp và gây viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
Do đó, những người muốn phòng bệnh ung thư phổi cũng cần tránh xa thuốc lá.
3. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi
Nếu bệnh ung thư phổi xuất hiện tại gia đình bạn, có thể có nhiều hơn 1 người trong gia đình mắc bệnh. Lý do đầu tiên là các thành viên trong gia đình thường có cùng lối sống và môi trường. Ví dụ như bố hút thuốc, con trai cũng có thể hút theo và người mẹ cũng thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
Ngoài ra, gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong các nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu có người thân mắc ung thư phổi, rất có thể bạn cũng thừa hưởng một gen bất thường nào đó gây ung thư phổi.
4. Những người mắc bệnh phổi không được điều trị
Người nào mắc những bệnh về phổi mà không điều trị dứt điểm thì khả năng mắc ung thư cũng sẽ cao hơn hẳn những người khác. Ví dụ như bệnh lao phổi, bệnh giãn phế quản...
Người mắc bệnh lao phổi, bệnh giãn phế quản... nếu không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư.
Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Ăn kiêng giảm cân còn có tác dụng kìm hãm bệnh ung thư phổi Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng Keto còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư phổi hoặc thực quản. Các tác giả đến từ Đại học Texas ở Dallas (Mỹ) cho biết chế độ ăn kiêng Keto thời thượng trong tương lai có thể được áp dụng như một...