Những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo
Thời gian qua, ngành giáo dục Hà Nội hưởng ứng và triển khai sâu rộng phong trào thi đua “ổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và giải thưởng “ Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
Thông qua các hoạt động trên, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu. ây không chỉ khẳng định hình ảnh đẹp của người thầy, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ để các đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Các thầy giáo, cô giáo nhận Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4, năm học 2019 – 2020.
Trường THPT Lưu Hoàng là ngôi trường ở giữa vùng nông thôn, ven sông áy (huyện Ứng Hòa). ời sống của người dân ở đây còn khó khăn. iểm chuẩn vào lớp 10 của trường những năm trước đây thấp nhất so với các trường trên địa bàn thành phố, nhiều học sinh chưa chăm ngoan, chưa có ý thức học tập. Trong điều kiện như vậy, nhà trường đã nêu cao khẩu hiệu “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Vì vậy, trong những năm qua, nhà trường đã chọn hướng đi thích hợp với phương châm “nền nếp, kỷ cương nghiêm, nâng dần chất lượng”. Ý thức được vai trò, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng giáo dục, cô giáo Vũ Thị Ngọc Tình luôn tự học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, cô đều có tham luận về công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp trong các hội nghị chuyên môn của nhà trường, tổ chuyên môn. Các tham luận của cô luôn được đánh giá cao, được đồng nghiệp trao đổi, đóng góp ý kiến và đưa vào áp dụng trong giảng dạy. Trong công tác chuyên môn, cô luôn trăn trở tìm các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với từng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của nhà trường là còn nhiều học sinh có lực học yếu, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp, cho nên điều mà cô Tình trăn trở hơn cả là làm thế nào để phụ đạo học sinh yếu kém một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ suy nghĩ, trăn trở đó, năm học 2017 – 2018, cô đề xuất Ban giám hiệu nhà trường thành lập nhóm giáo viên tình nguyện phụ đạo miễn phí học sinh yếu kém lớp 12. Hoạt động này sau đó được nhiều thầy, cô giáo ở các bộ môn hưởng ứng, tự nguyện tham gia nhiệt tình. Năm học 2019 – 2020, có ba lớp phụ đạo học sinh yếu kém lớp 12, cô Tình tham gia dạy phụ đạo môn Toán. Nhờ đó, năm học 2019 – 2020, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của nhà trường đạt 98,8%. Bên cạnh việc quan tâm nâng dần chất lượng giáo dục, cô Vũ Thị Ngọc Tình luôn tích cực tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; tư vấn, gỡ rối các vấn đề về tâm, sinh lý cho học sinh…
Một trong những nhà giáo “tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019 – 2020 là thầy giáo Kim Văn Tuân, giáo viên Trường tiểu học ồng Tâm (huyện Mỹ ức). Hằng ngày, ngoài những giờ dạy học trên lớp, thầy cùng các em học sinh gom những tờ giấy nháp, giấy vụn, vỏ thùng sữa học đường để bán lấy tiền mua sách, vở cho học sinh. Thầy đã phát động thùng kế hoạch nhỏ để lấy tiền mua vở cho học sinh và bảo vệ môi trường. ể giúp học sinh ham học, có ý thức, thầy Tuân đã tạo nhóm đôi bạn học cùng xóm để các em cùng trao đổi, giúp đỡ nhau trên lớp học và khi ở nhà. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở với ông, bà được thầy sắp xếp ngồi với học sinh có hoàn cảnh gia đình tốt hơn để chia sẻ, tương trợ nhau. Hằng ngày, thầy dành 5 phút giờ truy bài để thầy và học sinh kể câu chuyện vui do thầy sưu tầm hoặc chính câu chuyện của gia đình các em ngày hôm trước kể cho lớp cùng nghe để tạo động lực cho một ngày học tập hiệu quả. Tối về, học sinh sẽ chia sẻ câu chuyện cho cả gia đình cùng nghe. Do đó, học sinh luôn cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc khi đến lớp, đến trường. Trong dịp cả nước chung tay nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, thầy là người tâm huyết, nhiệt tình, luôn hướng đến các em học sinh, nhất là học sinh cuối cấp, một tuần hai lần, thầy Tuân in bài học để phụ huynh đến lấy cho con mình ôn lại kiến thức. Thầy còn phát khẩu trang miễn phí cho các em.
Với những nỗ lực, tâm huyết, sáng tạo trong giáo dục, cô giáo Vũ Thị Ngọc Tình và thầy giáo Kim Văn Tuân đã được nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4, năm học 2019 – 2020. Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, Hà Nội hiện có hơn 150 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, đang từng ngày, từng giờ cống hiến trí tuệ, tâm huyết của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” đã góp phần lan tỏa niềm tin vào sự đổi mới về chuyên môn, khắc phục khó khăn trong cuộc sống cho các thầy, cô giáo. Nhờ đó, công tác đổi mới hoạt động dạy học ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Hướng đến nâng chất lượng dạy, học
Từ ngày 1-11-2020, theo quy định mới, giáo viên không phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, trong đó có những điểm mới có hiệu lực từ ngày 1-11-2020 như: Giảm loại hồ sơ, sổ sách đối với giáo viên; giáo viên không được tùy ý cắt xén nội dung dạy học, giáo dục; không được phê bình học sinh trước trường, lớp...
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là quy định cần thiết, hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng chất lượng dạy và học.
Những quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc dạy và học giúp mối quan hệ giữa thầy và trò sẽ trở nên gần gũi, thân thương hơn. Ảnh: Thành Nguyễn
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa) Nguyễn Khắc Thuật: Chú trọng giáo dục bằng tình yêu thương
Từ ngày 1-11-2020, theo quy định mới, giáo viên không phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm cùng phối hợp giáo dục các em.
Tôi thấy quy định này rất hợp lý trong môi trường giáo dục hiện nay. Thay vì phê bình trước cả lớp, trước toàn trường, việc tìm hiểu, gần gũi, quan tâm đến học sinh phải thật sự xuất phát từ tình yêu thương của thầy, cô giáo. Khi học sinh nhận biết được tình cảm yêu thương thì việc giáo dục sẽ thuận lợi hơn. Quy định này cũng thể hiện phương pháp của nền giáo dục văn minh, tiên tiến, cho thấy sự gần gũi, yêu thương học sinh để giúp các em học tập tốt, từ đó trở thành công dân tốt của xã hội.
Ở góc độ nhà trường, chúng tôi sẽ tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ giáo viên để triển khai tốt các quy định mới, bảo đảm hiệu quả, thực chất.
Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) Đỗ Hải Yến: Quy định những điều giáo viên không được làm nhằm khắc phục "bệnh thành tích"
Tất cả những quy định mới liên quan đến việc giáo viên trường trung học cơ sở, trung học phổ thông không được làm từ ngày 1-11-2020 đều hướng tới bảo đảm kỷ cương, quản lý tốt hơn để nâng cao chất lượng dạy và học. Những quy định này rất cụ thể và cần thiết để xóa bỏ "bệnh thành tích", từ đó bảo đảm kết quả giáo dục thực chất hơn.
Ngoài ra, ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên, nhân viên trong môi trường sư phạm cũng được quy định phải bảo đảm đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. Trang phục của giáo viên, nhân viên cũng phải gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoạt động sư phạm, tuân thủ theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
Đồng thời, việc giảm tải khối lượng hồ sơ, sổ sách cũng giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn, tạo tiền đề để các trường học thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trong giờ thực hành tin học tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn (quận Đống Đa). Ảnh: Nhật Nam
Chị Nguyễn Thúy Quỳnh, chung cư 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy): Cần triển khai quyết liệt, nghiêm túc trong toàn ngành Giáo dục
Thực tế, thời gian qua tại rất nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra tình trạng gian lận trong thi cử, tuyển sinh, trong đó nhiều "đường dây" chạy điểm đã được cơ quan chức năng bóc gỡ, đưa ra ánh sáng. Ở đâu đó vẫn xảy ra tình trạng giáo viên cố tình cắt xén nội dung bài giảng trên lớp, chỉ giảng dạy qua loa để chuyển kiến thức từ nhà trường ra ngoài lớp học, tìm mọi cách ép buộc học sinh học thêm "tự nguyện" để thu tiền... Những hành vi này, ở góc độ nào đó đã tạo nên dư luận không tốt.
Với những nội dung rất cụ thể, đúng và trúng của quy định mới, chúng tôi rất mong ngành Giáo dục triển khai quyết liệt, nghiêm túc trong toàn ngành, sớm loại bỏ những hiện tượng kể trên, giúp việc dạy và học ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả. Đội ngũ giáo viên cũng cần thể hiện trách nhiệm tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm các quy định mới, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Em Nguyễn Gia Bách, học sinh lớp 12 Khối chuyên Toán Tin, Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Khoa học tự nhiên (quận Thanh Xuân): Quy định mang tính nhân văn
Theo dõi trên phương tiện truyền thông những ngày qua, em cùng bạn bè thấy rất quan tâm và phấn khởi trước những quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc dạy và học trong nhà trường. Điểm nổi bật là quy định thầy giáo, cô giáo không phê bình học sinh trước trường, lớp và trong cuộc họp với cha mẹ học sinh.
Theo em, đây là những quy định thể hiện sự nhân văn, quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh trong độ tuổi mới lớn như cấp học phổ thông. Việc thực hiện quy định này cũng giúp chúng em cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm và yêu thương, từ đó mối quan hệ giữa thầy - trò sẽ trở nên gần gũi, thân thương hơn.
Đặc biệt, cũng từ đây, chúng em ý thức được trách nhiệm của mình, tập trung học tập tốt hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi, không phụ tấm lòng yêu thương của thầy cô, cha mẹ. Ngược lại, thầy cô giáo, cha mẹ sẽ hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng, từ đó tạo điều kiện tốt nhất để chúng em phát huy hết năng lực, sở trường.
Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn chú trọng tạo môi trường, động lực để phát huy tinh thần sáng tạo, nhiệt huyết của các giáo viên. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo. Tại ngày xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4...