Những nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch ngừa COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.
Ảnh đồ họa: P.Công
Chia sẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với phòng chống COVID-19 TS. BS. Nguyễn Thanh Hà (Khoa Dinh dưỡng Tiết chế – Bệnh viện Phổi Trung ương) cho rằng một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ, thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh.
Trong các bữa ăn hàng ngày
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng: Nhiều người Việt có thói quen duy trì 3 bữa chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Tuy nhiên, một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
Những thói quen này khiến cho tổng năng lượng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Chúng ta cần đảm bảo không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy).
Bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein): Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể.
Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Mỗi phần đạm (protein) tương đương 40g thịt/cá/tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày.
Video đang HOT
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Có tác dụng tăng cường miễn dịch. Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/súp lơ…).
Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…).
Ăn nhiều thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…). Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.
Bổ sung các loại rau, củ, gia vị: Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.
Ngoài ra, cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3: Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị tăng cường sức khỏe giàu năng lượng và đạm: Những người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng thường có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng.
Những người này nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng hoặc nhân viên y tế để có hướng dẫn lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá: Chế độ ăn đầy đủ vẫn là phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp các vitamin và khoáng chất trên. Trong trường hợp chế độ ăn không đầy đủ, có thể xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn), và selenium (Se) theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong giai đoạn dịch COVID-19.
Những lưu ý cần thiết
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm: Chỉ cần cảm thấy có chút khô họng phải uống nước ngay. Lưu ý mỗi ngày uống không dưới 1.500ml nước ấm. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Một số đối tượng như trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát mới uống.
Không ăn kiêng, hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm: Trong giai đoạn này cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị.
Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt: Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ. Hạn chế ăn hàng quán.
Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người: Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm.
Đây chính là khoảng thời gian bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi, cha mẹ cần tìm hiểu và phòng tránh
Trẻ dưới 1 tuổi có một giai đoạn rất hay bị sốt. Cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh cho con.
1. Giai đoạn bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi
Theo nhiều nghiên cứu thì giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi rất hay gặp tình trạng sốt do cơ thể cần thay đổi để thích nghi với những điều mới trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây sốt
Do thay đổi chế độ ăn uống
Từ 0 tới 6 tháng tuổi, bé chủ yếu bú sữa mẹ để lấy dinh dưỡng và đề kháng. 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Cách ăn uống thay đổi, bé cần thời gian để thích nghi, khi bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp có thể từ chối đồ ăn dặm trong khi sữa không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể thiếu chất sẽ hiện tượng sốt.
Do thay đổi điều kiện sống
Trẻ sơ sinh có khả năng vận động kém trước 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian chúng nằm hoặc được bố mẹ bế, cơ thể có ít khả năng tiếp xúc với vi khuẩn, hệ miễn dịch không bị đe dọa. Nhưng khi lớn hơn, khả năng vận động được cải thiện, trẻ dễ tiếp xúc với mầm bệnh trong quá trình ngồi, đứng, bò. Thời gian và số lượng tiếp xúc càng nhiều thì khả năng lây nhiễm sẽ tăng lên. Và khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể bé, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại, gây ra hiện tượng sốt.
Theo quan điểm phát triển, sốt chỉ là biểu hiện của sự thích nghi với sự phát triển của bé. Nếu bé có sự chuyển đổi không tốt về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ở giai đoạn này sau 6 tháng tuổi thì khả năng sốt sẽ tăng lên, nhưng nếu cha mẹ phòng ngừa sớm thì có thể phòng tránh được cho con.
3. Đề phòng trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nhất định phải làm
Điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé hợp lý
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng toàn diện, có thể điều chỉnh dần tỷ lệ sữa và thức ăn bổ sung trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời tăng lượng thức ăn bổ sung hợp lý để trẻ dễ chấp nhận. Điều này giúp trẻ dễ thích nghi hơn với đồ ăn dặm và đảm bảo lượng dinh dưỡng.
Mặc quần áo cho trẻ hợp lý
Hầu hết các bậc cha mẹ đều sợ con bị lạnh nên mặc nhiều quần áo. Thực tế cho thấy, mặc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó thân nhiệt của trẻ em lại thường cao hơn người lớn. Do đó cha mẹ nên tăng giảm quần áo tùy theo vị trí cổ và lưng của bé, vừa giữ ấm hiệu quả vừa tránh bé bị tăng thân nhiệt quá cao dẫn tới sốt.
Ăn chuối tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh những điều này Chuối mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai thời điểm, chúng sẽ mang đến tác dụng phụ, thậm chí gây hại cho sức khỏe chúng ta. Lợi ích khi ăn chuối Chuối là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng muối khoáng như: tryptophan, vitamin B-6, sắt, kali,... Chuối được các cơ quan quản...