Những nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể bị mất nước
Khoảng 60% cơ thể chúng ta là nước. Chỉ cần mất 1,5% nước cơ thể – ngưỡng giới hạn của mất nước nhẹ thì tinh thần, thể chất và chức năng nhận thức của bạn cũng suy giảm. Dưới đây là 13 nguyên nhân không ngờ gây mất nước và cách phòng tránh:
Bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không biết mình bị bệnh sẽ tăng nguy cơ bị mất nước. Khi hàm lượng đường trong máu quá cao, cơ thể phải cố gắng để loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua tăng cường tiểu tiện. Do đó cơ thể có thể bị mất nước. Nếu bạn bị tiểu đường và thường xuyên thấy khát và đi tiểu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cải thiện kiểm soát đường huyết. Và nếu tình trạng này trầm trọng, bạn nên đến khám bác sĩ.
Thời kỳ kinh nguyệt
Vào thời kỳ kinh nguyệt, bạn hãy cố gắng uống nhiều nước. Estrogen và progesterone ảnh hưởng đến mức độ hydrat hóa của cơ thể và khi cả hai hoóc-môn này giảm, biểu hiện là bạn bị đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể cần tăng cường uống nước.
Hơn nữa, đối với những phụ nữ có thời gian kinh nguyệt kéo dài, lượng máu mất đi nhiều có thể làm cơ thể mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ bạn ở trường hợp này, hãy bắt đầu đếm số lượng băng vệ sinh bạn sử dụng. Nếu cứ 2 tiếng phải thay băng một lần, bạn hãy đi khám phụ khoa.
Các thuốc kê đơn
Kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc đóng vai trò như thuốc lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và tăng nguy cơ mất nước. Các thuốc huyết áp là một ví dụ phổ biến. Thêm vào đó, bất kỳ thuốc nào có những tác dụng phụ tiềm ẩn như tiêu chảy hoặc nôn cũng có thể gây mất nước nếu bạn bị những tác dụng phụ này. Nếu thuốc của bạn nằm trong danh sách trên, hãy tăng cường uống nước.
Chế độ ăn ít carb
Carbonhydrat được lưu trữ trong cơ thể bạn cùng với dịch cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn giảm gấp đôi lượng nước khi bạn giảm tinh bột. Điều đó có thể tốt cho trọng lượng của bạn nhưng lại không tốt cho lượng nước của cơ thể. Thêm vào đó, vì carb toàn phần như bột yến mạch, mì ống nguyên hạt, gạo nâu, tất cả đều được ngâm trong nước khi chế biến, ăn những loại này có thể làm tăng lượng nước cho cơ thể. Việc cắt giảm chúng trong thực đơn khiến bạn có thể cũng vô tình làm giảm lượng nước hấp thu.
Căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận sản sinh các hoóc-môn stress. Và nếu bạn liên tục bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn sẽ phải làm việc quá tải, gây suy thượng thận. Vấn đề là, thượng thận cũng sản xuất hoóc-môn aldosterone, giúp điều tiết hàm lượng chất lỏng và chất điện giải của cơ thể, khi cơ thể giảm sản sinh aldosterone sẽ gây mất nước và mức độ điện giải thấp. Trong khi việc bù dịch có thể có lợi trong thời gian ngắn, hạn chế các biến cố căng thẳng vẫn là giải pháp lâu dài.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (như nôn và tiêu chảy kéo dài) có thể gây mất nước. Hơn nữa, nhiều người bị hội chứng này đã tự đặt ra chế độ ăn loại trừ những loại thực phẩm họ tin là tác nhân gây bệnh. Nếu những thực phẩm này có chứa chất lỏng hoặc nhiều nước, thì việc loại bỏ chúng sẽ góp phần gây mất nước.
Video đang HOT
Tập luyện
Chúng ta thường nghĩ mất nước sau khi tập luyện là vấn đề của các vận động viên, nhưng bất cứ khi nào bạn đổ mồ hôi, có thể sau cuộc đi bộ kéo dài hàng giờ hoặc chạy bộ quanh nhà, bạn cũng đang bị mất nước. Và ngày này qua ngày khác, nếu bạn ra mồ hôi nhiều hơn nước bạn uống vào, bạn có thể bị mất nước nghiêm trọng. Do vậy hãy bổ sung nước sau khi tập luyện.
Mang thai
Trong khi mang thai, thể tích máu và cung lượng tim tăng, làm gia tăng nhu cầu về dịch. Hơn nữa buồn nôn và nôn do ốm nghén cũng có thể gây mất nước. Nếu bạn đang mang thai, đừng chấp nhận ốm nghén như một chuyện đương nhiên mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng.
Lão hóa
Khi bạn có tuổi, khả năng duy trì nước của cơ thể cũng như khả năng cảm nhận khát nước giảm đi, có nghĩa là rất dễ bị mất nước và khó nhận biết được cơ thể đang mất nước. Nếu bạn thường quên uống nước trong ngày, hãy thử đặt một chai nước ở gần bạn mọi lúc và mỗi ngày cố gắng uống nước đầy đủ.
Độ cao
Khi bạn đi lên cao, cơ thể bạn thích nghi bằng cách tăng nhịp thở cũng như tăng cường tiểu tiện. Trong khi cả hai điều này là cần thiết để thích nghi với độ cao và lượng oxy thì việc tiểu tiện liên tục và thở dốc khiến có thể khiến bạn bị mất nước.
Uống rượu
Uống rượu khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên và do vậy bạn có thể bị mất nước. Rượu ức chế hoóc-môn chống bài niệu. Thông thường loại hoóc-môn này sẽ chuyển một lượng dịch cơ thể bạn đang tiêu thụ ngược trở lại cơ thể và nhưng khi bạn uống rượu nó lại chuyển xuống bàng quang. Trong khi đó, do nhờ tác dụng lợi tiểu của rượu, các tế bào co lại, đẩy nhiều nước vào bàng quang hơn. Tất cả những điều này làm mất đi lượng nước của cơ thể. Hơn nữa, vì rượu làm suy giảm khả năng nhận biết các dấu hiệu sớm của mất nước – như khát nước và mệt mỏi – nên các dấu hiệu mất nước dễ bị bỏ qua.
Ăn quá ít trái cây và rau xanh
Ăn quá ít trái cây và rau xanh cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu nước. Do vậy, hãy bổ sung các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều nước trong thực đơn hàng ngày để tránh cho cơ thể bị mất nước.
Cho con bú
Cho con bú nghĩa là bên cạnh việc chuyển chất điện giải, protein, khoáng chất và các chất khác mẹ còn chuyển cả nước từ cơ thể mẹ sang con. Vì vậy, tất nhiên nó sẽ làm giảm lượng nước của cơ thể. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu hãy tăng cường bù dịch và hỏi ý kiến bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
Hà Hiền
Theo Medicmagic
6 nguyên nhân đặc biệt khiến cơ thể bị mất nước
Nhiều người cho rằng cơ thể bị mất nước là do uống không đủ nước hoặc vận động quá nhiều. Nhưng thực tế, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra vấn để này.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước nhưng bạn lại không hề biết.
1. Bệnh tiểu đường
"Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không biết mình bị bệnh sẽ có nguy cơ mất nước trong cơ thể cao hơn so với những người không bị bệnh. Đó là vì, nồng độ đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Điều này có thể dẫn tới tình trạng khử nước trong cơ thể", Robert Kominiarek, một bác sĩ gia đình ở Ohio cho biết.
Nếu bạn bị tiểu đường và bị khát nước hoặc đi tiểu thường xuyên, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu. Và nếu bạn thấy các triệu chứng khác kèm theo như nước tiểu có màu lạ, đi tiểu nhiều, giảm cân nhanh, luôn cảm thấy đói... thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
2. Có "đèn đỏ"
"Trong những ngày này, sự thay đổi estrogen và progesterone ảnh hưởng đến mức độ hydrat hóa của cơ thể. Nó cũng giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Một số phụ nữ có kinh nguyệt ra quá nhiều cũng làm cho cạn kiệt lượng chất lỏng trong cơ thể", Marielena Guerra, một bác sĩ sản phụ khoa ở Florida cho biết.
Vì vậy, trong thời gian này, bạn nên uống thêm nước để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.
Ảnh minh họa
3. Do tác dụng của một số loại thuốc
"Nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiêu chảy, thuốc chống buồn nôn... có tác dụng phụ là lợi tiểu, từ đó gây ra nguy cơ mất nước trong cơ thể", Tiến sĩ Kominiarek nói. Nếu bạn dùng các loại thuốc trên, nên tăng cường uống nước để tránh nguy cơ mất nước.
Ảnh minh họa
4. Căng thẳng
"Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn đang liên tục chịu áp lực, cuối cùng tuyến thượng thận của bạn trở nên cạn kiệt, gây suy thượng thận", Tiến sĩ Kominiarek nói. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh nồng độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
Vì vậy, khi thượng thận phải làm việc mệt mỏi, khả năng sản xuất aldosterone của cơ thể giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải thấp. Tăng lượng nước uống có thể giúp đỡ tình trạng này một cách đơn giản nhất.
Ảnh minh họa
5. Tuổi tác
Khi bạn có tuổi, khả năng giữ nước của cơ thể giảm đi đáng kể. Điều đó có nghĩa là bạn dễ dàng bị mất nước hơn so với khi còn trẻ, vì lúc này, các cơ quan trong cơ thể không thực hiện tốt chức năng điều tiết và lưu trữ của chúng. Để khắc phục điều này, bạn nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Nó vừa giữ cho cơ thể bạn đủ nước để hoạt động tốt mà còn giảm nguy cơ lão hóa sớm.
Ảnh minh họa
6. Uống rượu, bia
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm rối loạn quá trình hình thành vasopressin - một hormone điều khiển sự cân bằng chất lỏng. Thay vì "gửi" chất lỏng vào cơ thể, nó "gửi" thẳng tới bàng quang. Trong khi đó, nhờ vào tác dụng lợi tiểu của rượu , các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang. Tất cả điều này làm giảm nồng độ hydrat hóa của cơ thể và ,làm cho bạn phải thường xuyên đi vệ sinh và dẫn tới mất nước trong cơ thể.
Bên cạnh đó, uống nhiều rượu sẽ làm suy giảm khả năng cảm nhận của cơ thể nên bạn khó nhận ra mình đang khát nước hoặc mệt mỏi. Lúc đó bạn không cung cấp nước kịp thời cho cơ thể nên tình trạng thiếu nước càng tăng.
Theo Trí Thức Trẻ
Những nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước Cơ thể của bạn được cấu tạo khoảng 60%-70% là nước. Đôi khi chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, tâm trạng của bạn cũng bị thay đổi, mức năng lượng (phục vụ cho hoạt động của cơ thể) cũng giảm sút theo và khiến chức năng nhận thức của bạn chậm lại. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình...