Những nguy hại có thể gặp từ các loại băng vệ sinh
Ngày nay, có rất nhiều loại băng vệ sinh trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn và sử dụng, chị em có thể gặp phải nhiều tác hại từ chính người “bạn đồng hành” này.
Viêm nhiễm do dùng băng vệ sinh kém chất lượng
Trên thị trường hiện nay, nhiều loại băng vệ sinh giả, nhái, kém chất lượng đang được bày bán tràn lan. Nhiều chị em vẫn sử dụng mà không hề biết những loại băng vệ sinh này nguy cơ mang bệnh rất cao như viêm nhiễm phần phụ, tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, sử dụng lâu dài có thể dẫn đến vô sinh.
Chị Liên ở Bắc Ninh đang phải chịu hậu quả bị vô sinh thứ phát do dùng băng vệ sinh giả trong thời gian dài. Lấy chồng sớm và nhanh chóng sinh con gái đầu lòng, 4 năm sau vợ chồng chị quyết định sinh tiếp thì được bác sĩ kết luận chị bị vô sinh thứ phát vì tắc vòi trứng. Đó là kết quả của tình trạng chị liên tục bị viêm nhiễm âm đạo trong suốt thời gian vừa qua, nhất là sau mỗi lần có kinh nguyệt.
Tháng nào cũng vậy, cứ sau mỗi lần có kinh nguyệt, chị lại bị ngứa âm đạo và ra dịch âm đạo màu vàng nhiều hôm, cho dù chị vệ sinh rất sạch sẽ. Sau đó chị đi khám thì biết mình bị viêm phần phụ và được kê thuốc điều trị. Tình trạng này liên tục tái diễn hàng tháng nên những lần sau chị lại mua đúng loại thuốc đó về điều trị chứ không đi khám. Qua mô tả của chị, các bác sĩ kết luận chị bị viêm phần phụ mãn tính như vậy có thể là do loại băng vệ sinh chị dùng không đảm bảo về chất lượng.
Bác sĩ chuyên khoa sản Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, các loại băng vệ sinh giả, nhái, không đảm bảo chất lượng thường có sự thấm hút rất kém, không đạt tiêu chuẩn khử trùng nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Thậm chí, chị em còn có thể bị nhiễm độc từ quy trình tẩy trắng của sợi, bông, xơ giấy để tạo nguyên liệu làm băng vệ sinh này. Vì vậy, chị em nên dùng băng vệ sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng để trách “rước” bệnh vào người.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Sốc độc tố do dùng tampon
Tampon là một loại băng vệ sinh mới dạng ống, dùng đặt hẳn vào bên trong âm đạo. Loại băng vệ sinh này được nhiều chị em ưa bởi sự nhỏ gọn, tiện dụng của nó. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, loại băng vệ sinh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em.
Chị Thu Trang ở Hà Nội phải nhập viện trong tình trạng nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau cơ, đau họng, sôt cao, “vùng kín” sưng, có mùi hôi… Bác sĩ kết luận mắc hội chứng sốc độc tố do dùng tampon gây ra.
Công việc đặc thù của một trợ lý giám đốc thường xuyên phải gặp gỡ đối tác, chị luôn tạo cho mình hình tượng đẹp trong mắt mọi người. Mỗi lần không may phải tiếp đối tác đúng vào chu kỳ kinh nguyệt chị đều mất tập trung. Sau khi biết đến tampon qua một người bạn, chị dùng thử và thấy tiện dụng, yên tâm hơn rất nhiều so với băng vệ sinh thông thường. Từ đó, chị chuyển hẳn sang dùng loại băng vệ sinh hiện đại này.
Nhưng trong lần sử dụng vừa rồi, do bận quá nhiều việc nên chị cũng quên không thay. Đến chiều, chị Trang có biểu hiện choáng váng, tụt huyết áp, kiệt sức và nhanh chóng được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện. Tại đây, mọi người mới biết nguyên nhân là do chị để tampon quá lâu trong âm đạo nên vi khuẩn có cơ hội tấn công vào máu, cũng may đến viện kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh bị sốc nhiễm độc tố thường có biểu hiện như: bỗng dưng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, choáng váng, xỉu, trụy tim, da nổi ban…
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Dung việc giữ lại máu kinh trong âm đạo thời gian quá lâu sẽ tạo điều kiện cho nhóm vi trùng thường trú ở đây sinh sôi nảy nở. Nếu vi trùng lạ, độc hại nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ rất lớn. Các vi khuẩn này nếu xâm nhập vào máu sẽ kéo theo hàng loạt bệnh nhiễm trùng, gây ra hội chứng sốc nhiễm độc tố.
Hội chứng sốc độc tố xuất hiện là do việc thấm hút máu kinh trở nên quá tải làm môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn phát triển mạnh. Các độc tố xâm nhập vào máu và gây ra hội chứng sốc độc tố. Hơn nữa, việc đặt trực tiếp băng vệ sinh vào âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo gây khô âm đạo, trầy xước.
Vì vậy, cho dù dùng tampon rất tiện lợi nhưng chị em cũng cần chú ý thay tampon đúng thời gian (trong khoảng 4-8 tiếng) , tránh để quá lâu trong âm đạo sẽ dẫn đến hội chứng sốc độc tố, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dị ứng băng vệ sinh có hương thơm
Một bộ phận chị em phụ nữ khác lại chọn loại băng vệ sinh có mùi thơm để tránh việc người khác phát hiện khi “đến tháng” và thoải mái hơn trong hoạt động. Nhưng khi dùng loại băng vệ sinh loại này, nhiều người cảm thấy rất khó chịu, ngứa vô cùng và luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Tuy nhiên, bác sĩ Dung lại cho rằng, những lại băng vệ sinh này thường chứa một loại hóa chất hoặc thảo mộc để tạo ra mùi thơm dễ chịu nên không phải ai cũng thích hợp sử dụng. Dùng phải sản phẩm chứa quá nhiều hóa chất, hương liệu thảo dược có thể gây kích ứng “vùng kín” khiến chị em bị ngứa. Vì vậy, phụ nữ nên cẩn trọng khi sử dụng băng vệ sinh, đặc biệt không nên dùng băng vệ sinh thảo mộc hay có mùi thơm.
Theo VNE
Hoang mang vì bỗng dưng mất kinh
Tôi 27 tuổi, đã lập gia đình và có một bé gái 5 tuổi. Tôi mất kinh nguyệt 11 tháng nay không thấy có lại.
Tôi đi khám và cũng siêu âm nhưng bác sĩ nói tất cả đều bình thường và không cần uống thuốc gì cả. Tôi rất lo lắng vì bây giờ tình trạng đó cứ kéo dài mà tôi không biết phải làm gì. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (Minh Anh)
Ảnh minh họa: Huffingtonpost.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bỗng dưng mất kinh là thử thai xem có thai hay không. Nghe điều này có vẻ vô lý vì bạn đã mất kinh khá lâu và đã đi khám, siêu âm. Tuy nhiên, việc đơn giản là thử thai vẫn cần làm để loại trừ nguyên nhân đầu tiên gây mất kinh.
Việc thứ hai bạn có thể thực hiện là kiểm tra xem loại thuốc tránh thai hay thuốc nội tiết mình có thể đã dùng trong thời gian qua. Bạn có thể mang các loại thuốc này tới gặp bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra cụ thể và tư vấn kỹ hơn. Một số loại thuốc tránh thai, thuốc nội tiết có thể gây tác dụng phụ là vô kinh.
Ngoài ra, vô kinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân khác, trong đó không loại trừ viêm niêm mạc tử cung gây dính buồng tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Bạn nhất định cần đi kiểm tra tìm nguyên nhân vô kinh thứ phát, từ đó có hướng ứng xử phù hợp.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung _ Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
Vùng kín có nhiều mảng trắng Em là con gái, 20 tuôi. Vài tháng gân đây em thây vùng kín của mình tiêt ra môt chât dịch gì đó màu trắng và đôi lúc em thây ngứa ngáy khó chịu. Ảnh minh họa Khi cho tay vào bên trong, lôi ra em thấy có rât nhiêu mảng màu trắng và cảm giác như trong đó có những lô li...