Những người nên ‘tránh xa’ món dưa muối, cà muối
Do dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa nên dưa muối, cà muối trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng nên dùng món ăn này.
Dưa muối và cà muối tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng
Mặc dù có chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe nhưng dưa muối, cà muối cũng tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng. Một trong số đó là vi khuẩn lactic có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa và ký sinh trùng. Do đó ngay cả khi món ăn đảm bảo vệ sinh cũng không nên tiêu thụ thường xuyên. Đặc biệt là những nhóm người dưới đây:
Lượng nitrit có trong dưa muối, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt… tạo thành Nitrosamin – một trong những chất gây ung thư Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Do vậy các bà bầu không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Những người bụng dạ kém khi ăn các món muối chua, lên men dễ gặp phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả… Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ món ăn này khi gặp phải tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Bởi nồng độ axit cao trong các món muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm- loét dạ dày.
Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể
Người mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối
Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả… ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.
Người bị cao huyết áp
Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi đi vào cơ thể muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, co mạch dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho người bệnh.
Video đang HOT
Người mắc các bệnh về thận
Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Nếu tiêu thụ nhiều muối người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, tích nước gây hiện tượng phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận không nên ăn đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng dưa, cà muối
- Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.
- Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen…
- Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.
- Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.
8 thực phẩm chứa nhiều muối hơn bạn tưởng, ăn hàng ngày có thể gây suy thận, ung thư
Ăn quá nhiều muối có thể dẫn tới một loạt bệnh như bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, tăng nguy cơ suy thận,...
PGS.TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).
Ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, nhiều người không hề biết bản thân lại ăn nhiều muối tới như vậy. Bởi có những thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày tiềm ẩn lượng muối khá lớn nhưng lại không hay biết.
Trang tin y tế Healthline đã liệt kê ra danh sách những thực phẩm có hàm lượng natri hay muối cao mà nhiều người tiêu thụ.
1. Các thực phẩm muối
Dưa muối, cà muối, dưa chuột muối,... là những món ăn được người Việt rất ưa thích và thường hay xuất hiện trong mâm cơm. Tuy nhiên vì cách thức làm món này là ngâm dưa, cà trong nước muối và đường để lên men nên sẽ tích tụ lượng lớn muối.
Ước tính khoảng 28 gram dưa muối có có khoảng 241mg natri, một quả dưa chuột muối cỡ trung bình có chứa khoảng 561mg natri.
2. Nước mắm, nước tương
Nước mắm, nước tương là gia vị chấm quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Ở một số vùng miền, các món mắm còn trở thành món đặc trưng, truyền thống của khu vực như mắm cáy, mắm tôm, mắm cá,...
TS-BS Nghiêm Nguyệt Thu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết các loại mắm làm từ các loại cá, tôm, ruốc (moi), tép, cua, cáy có lượng muối đặc biệt cao, ví dụ chỉ với 5g mắm tôm chứa 515mg muối, 5g mắm tép chua chứa 135mg muối. Nước tương cũng chứa không ít muối - 1 muỗng canh nước tương (15 ml) có chứa 1.024 mg muối.
3. Mì ăn liền
Mì ăn liền là lựa chọn quen thuộc của không ít người cho bữa sáng hay thậm chí cả bữa trưa và tối trong những ngày bận rộn.
Tuy nhiên, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Do đó, nếu mỗi ngày chỉ ăn 1 gói mỳ tôm cộng thêm ăn các thực phẩm khác thì sẽ vượt quá lượng muối khuyến cáo.
4. Pizza
Pizza chứa nhiều thành phần như phô mai, nước sốt, bột và thịt chế biến - có chứa một lượng muối đáng kể, chúng sẽ tăng lên nhanh chóng khi chúng được kết hợp.
Pizza đông lạnh nói riêng còn đặc biệt nguy hiểm cho những người bị huyết áp cao. Một phần do chúng vừa chứa phô mai đông lạnh, thịt vừa có thể chứa hơn 700mg muối, thậm chí còn nhiều hơn.
5. Đồ ăn vặt
Khoai tây chiên, bim bim, bánh quy giòn,... có chứa hàm lượng muối không hề ít như bạn tưởng. 28g khoai tây chiên có chứa từ 120 đến 180mg muối. Ngoài ra, trong 15-20 miếng khoai tây chiên có chứa khoảng 10g chất béo và 154 calo.
6. Xúc xích, thịt xông khói
Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói có chứa hàm lượng muối không hề thấp. Một cây xúc xích chứa 600 mg natri, bằng gần một nửa lượng muối khuyến cáo ăn hàng ngày.
7. Thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm đóng hộp thường có hàm lượng muối cao vì muối giúp bảo quản và làm chậm quá trình hư hỏng của đồ ăn trong hộp. Ngoài ra, muối cũng giúp bổ sung hương vị cho những món ăn này.
Giống như các loại thực phẩm đóng hộp khác, thịt hộp có hàm lượng natri (thành phần chính trong muối) cao hơn so với thực phẩm tươi, mặc dù một số nhà sản xuất có thể đang giảm dần natri. Trong 100g thịt gà đóng hộp chứa 482mg natri, 100g thịt đóng hộp chứa 1071mg natri, 100g tôm đóng hộp chứa 870mg natri và 100g cá ngừ đóng hộp chứa 247mg natri.
8. Các loại nước sốt, súp
Các loại nước sốt như nước tương, nước sốt cà chua và nước sốt thịt nướng có nhiều natri - thành phần của muối. 100g nước tương chứa 549mg natri, 100g nước sốt cà chua chứa 459mg natri và 100g nước sốt thịt nướng chứa 1027mg natri.
Súp được đóng hộp, đóng gói và chuẩn bị trong các nhà hàng có chứa natri dư thừa để bảo quản tốt hơn. Và những món súp này cũng chứa bột ngọt (MSG), một chất phụ gia khác gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. 100g súp gà và cơm đóng hộp chứa 181mg natri và 100g súp cà chua đóng hộp chứa 377mg natri là điều bạn cần nắm rõ trước khi ăn.
Minh Thùy (tổng hợp)
Bột sắn dây rất tốt nhưng không uống đúng cách có thể gây hại sức khỏe Bột sắn dây rất thích hợp để trị bệnh mùa hè. Tuy nhiên, với một số người nếu uống nước sắn dây quá nhiều và không đúng cách sẽ có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Công dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe Sắn dây có vị ngọt, tính mát, theo các nghiên cứu hiện đại gần đây cho...