Những người này có thèm đến mấy cũng nên tránh xa các món ăn từ cá
Cá không chỉ giàu protein, vitamin thiết yếu và các nguyên tố vi lượng mà còn chứa nhiều axit không bão hòa, chất béo. Tuy nhiên với một số người đặc biệt, nhất là đang mắc một số bệnh thì không nên ăn cá.
Ảnh minh họa: Internet
Đặc biệt, ăn cá còn giúp ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, phòng chống và điều trị các bệnh về tim. Riêng với trẻ em và người cao tuổi, ăn cá có thể tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng não và ngăn ngừa chứng bệnh alzheimer. Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon, và có giá trị dinh dưỡng cao so với các loại thịt và là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nếu biết cách ăn hợp lý
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn nhiều cá. Với những người dưới đây, nên chú ý hơn khi chọn thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.
Người mắc bệnh gout
Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân giải thành axit uric. Do vậy, nếu ăn càng nhiều cá sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gút hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.
Không nên ăn cá khi bị dị ứng
Trong trường hợp bạn đang bị dị ứng hoặc dị ứng với hải sản thì nên kiêng ăn cá. Bởi cá cơ thể làm cho tình trạng dị ứng (bao gồm các hiện tượng mẩn đỏ, ngứa, nôn mửa, tim đập nhanh…) ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân là do cá có chứa histamine. Chất này đi vào cơ thể và tham gia vào quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Video đang HOT
Người đang dùng thuốc
Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân giải của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.
Không nên ăn cá đang điều trị bệnh xơ gan
Những người đang điều trị bệnh xơ gan với lượng tiểu cầu thông, các yếu tố chức năng đông máu suy giản nên tránh ăn cá, đặc biệt là các loại cá biển. Bởi cá biển có chứa nhiều chất chống đông máu, nguy cơ nhiễm thủy ngân cao, làm tăng gánh nặng cho gan. Trường hợp bị ra máu hoặc xuất huyết trong sẽ rất khó cầm và làm nguy hiểm tới tính mạng.
Không nên ăn cá khi đang đói bụng
Khi đói, bạn nên tránh ăn cá. Nguyên nhân là do ăn cá vào thời điểm này sẽ dễ làm bùng phát bệnh gout. Cá có chứa chất purine làm cho axit uric trong máu tăng lên gây tổn thương mô. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Không nên ăn cá khi đang bị ho
Khi cơ thể không được khỏe, đặc biệt là khi bị ho lâu ngày, bạn nên hạn chế ăn cá, nhất là cá biển. Nguyên nhân là do cá biển có chứa nhiều histamine. Khi chất này đi vào cơ thể, nó sẽ tham gia vào tuần hoàn máu và quá trình chuyển hóa chất, gây ra dị ứng đồng thời làm cho tình trạng bệnh càng thêm nặng.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái.
Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá.
Người tổn thương gan, thận
Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đặc biệt là các loại cá biển như: Cá trích, cá ngừ, á mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh xương khớp
Cá có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm….Nhưng ăn quá nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy….
Bệnh nhân vô sinh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần nguyên nhân do lượng thủy ngân tích trong cơ thể cao hơn. Có nhiều loại cá chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ… Khi thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu trong máu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.
Cảnh báo: Nhập viện nguy kịch do kháng kháng sinh
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo những tình trạng tự ý sử dụng hay thậm chí lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc vẫn khá phổ biến.
Thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC).
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị của người dân rất đáng báo động. Đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính, dễ nhiễm trùng như người có tiền sử đái tháo đường, gút như bệnh nhân này thì khi đã tự ý sử dụng kháng sinh điều trị nhiều, khi có bệnh lý do vi khuẩn sẽ rất dễ kháng kháng sinh. Từ đó, gây khó khăn trong điều trị, chi phí tăng cao.
Một trường điển hình mà bệnh viện đang tiếp nhận điều trị là bệnh nhân nam 71 tuổi, ở Ninh Bình, có tiền sử đái tháo đường, gout trong tình trạng nguy kịch. Trước khi chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân này có biểu hiện sốt, ho, khó thở và đã được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, sau 10 ngày, tình trạng của bệnh nhân vẫn không cải thiện, biểu hiện nhiễm trùng ngày càng nặng, kém đáp ứng kháng sinh nên được chuyển lên tuyến cao hơn để điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khá nặng, phải thở máy và sử dụng thuốc vận mạch hỗ trợ. Ở bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh mạnh nhưng tình trạng nhiễm trùng không cải thiện.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Những năm trước, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn ngay từ lúc vừa mới tiếp nhận đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Tình trạng bệnh nhân kháng thuốc xảy ra ở nhiều bệnh viện chứ không chỉ ở trung tâm lớn.
Trong vòng một năm gần đây, ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 40 - 60% ca bệnh có vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng nhiễm trùng tăng lên nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo: Thói quen tự dùng kháng sinh đang gây nguy hại cho chính người bệnh. Bên cạnh đó, khi gặp vi khuẩn kháng thuốc cũng rất khó khăn cho bác sĩ vì phải lựa chọn kháng sinh phù hợp, phải dùng thuốc đắt tiền hơn, chi phí cao hơn, phối hợp nhiều loại thuốc. Cơ hội và tiên lượng cho người bệnh bị ảnh hưởng, nguy cơ tử vong tăng lên so với nhóm bệnh nhân không kháng kháng sinh.
Một lần nữa, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: mỗi cá nhân khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý: Chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình.
Cẩn trọng khi dùng colchicine trị gút Tôi 45 tuổi, mới phát hiện bị gút. Đi khám bác sĩ kê dùng colchicine. Xin hỏi khi dùng thuốc này, cần chú ý gì? Nguyễn Văn Toại (Hà Nam) Ảnh minh họa Trong điều trị gút, colchicine là thuốc được chọn dùng để làm giảm đau trong các đợt gút cấp và dùng để chẩn đoán viêm khớp do gút (vì nếu...