Những người không nên uống nước đậu đen giải nhiệt
Nước đậu đen giàu dinh dưỡng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ với một số nhóm người.
Nước đậu đen giàu dinh dưỡng nhưng không nên uống thường xuyên. Ảnh: Pexels.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đậu đen là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như các bài thuốc Đông y.
Thức uống giải nhiệt tuyệt vời
Các nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần hóa học của hạt đậu đen khá đa dạng, bao gồm chất béo, protit, sắt, các loại vitamin, axit amin, tryptophan…
Theo các nghiên cứu gần đây, đậu đen chứa isoflavone và anthocyanin. Đây là hai chất có khả năng điều chỉnh, chuyển hóa chất béo. Bên cạnh đó, nước đậu đen có thể giúp giảm cân do tác dụng làm đầy bụng, no nước, sẽ ít sử dụng các thực phẩm khác.
Về y học cổ truyền, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay đậu đen trong Đông y là vị thuốc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.
Trong dân gian, đậu đen được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt đau đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu như đau lưng, mỏi gối, bí tiểu, mụn nhọt, nở ngứa… Đậu đen còn được dùng nấu nước tẩm chế một số vị thuốc khác.
Người lớn trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón nên dùng nước đậu đen có tác dụng bổ gan thận. Người huyết áp cao suy nhược cơ thể dùng đậu đen cũng sẽ rất tốt. Người bị nóng trong phá nhiệt ra ngoài nên dùng đậu đen.
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ảnh: Real Simple.
Video đang HOT
Ai không nên uống nước đậu đen?
Cũng theo lương y Bùi Hồng Minh, đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng dùng đặc biệt là uống thay nước, không phải ai cũng có thể dùng được nước đậu đen để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Trong trường hợp muốn dùng, nhóm người này nên rang hạt đậu đen để ôn ấm vị và dùng với số lượng ít, thưởng thức là chính.
Ngoài ra, trẻ em thường xuyên đái dầm do bàng quang hàn cũng không nên uống nước đậu đen. Uống nhiều sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn. Trẻ nhỏ thường xuyên đi phân lỏng, tiêu hóa kém cũng tuyệt đối không dùng nước đậu đen.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cũng khuyên mọi người không nên uống nước đậu đen quá nhiều. Loại nước này chỉ nên sử dụng như món giải khát, sử dụng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100-250 ml.
Bạn nên không dùng nước đậu đen thay thế nước uống hàng ngày vì chúng sẽ làm ảnh hưởng khả năng hấp thu các chất trong cơ thể.
Thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác là cách nhau khoảng 4 giờ. Bởi đậu đen có chứa phytate, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytate gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Hàm lượng protein trong đậu đen rất cao, dễ khiến người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu khó tiêu thụ hết. Vì vậy, khi uống nước đậu đen, nhóm người này dễ gặp vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
4 loại nước trái cây giải nhiệt trong thời tiết cực nắng nóng dịp Lễ 30/4
Thời tiết dịp nghỉ Lễ 30/4 dự báo nắng nóng gay gắt. Vì vậy, ngoài việc chống nóng, mọi người cần uống đủ nước khi đi du lịch.
Dưới đây là một số loại nước trái cây bổ dưỡng, giúp giảm mệt mỏi khi di chuyển trong thời tiết nắng nóng.
1. Uống nước chanh tươi giúp giảm mệt mỏi khi nắng nóng
Chanh là loại trái cây cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc kết hợp nước chanh vào chế độ ăn uống trong những ngày nắng nóng không chỉ giúp cung cấp nước cho cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu hóa.
Uống nước chanh giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách kích thích đổ mồ hôi làm mát cơ thể. Cơ chế làm mát tự nhiên này giúp bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu trong những ngày nóng bức.
Nước chanh cũng chứa nhiều acid citric hơn các loại trái cây có múi khác. Khi bạn tiêu thụ nước chanh, lượng citrate trong nước tiểu tăng lên, giúp ức chế hình thành sỏi thận một cách tự nhiên và đồng thời góp phần phá vỡ những viên sỏi nhỏ đã tồn tại.
Nghiên cứu cũng cho thấy, uống nước chanh chứa acid citric có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất. Acid citric làm giảm viêm trong cơ thể và giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần cải thiện mức năng lượng.
Nước chanh làm mát cơ thể, giảm mệt mỏi.
2. Nước cam nguyên chất bổ sung dinh dưỡng
Không thể phủ nhận nước cam chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Khi chúng ta cảm thấy khát nước hay ốm thì uống một ly nước cam rất có hiệu quả giúp xua tan cảm giác mệt mỏi và điều hòa huyết áp.
Một trong những giá trị dinh dưỡng tốt nhất của nước cam là nó chứa một lượng lớn vitamin C. Ngoài ra, cam cũng cung cấp nhiều folate, thiamine, kali, vitamin A, canxi, vitamin B6, acid pantothenic, magie và chất xơ.
Nước cam có bã là nguồn cung cấp chất xơ tốt giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và một số loại ung thư.
3. Nước ép dưa hấu giữ nước và bảo vệ da
Mọi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước. Ngay cả một sự thiếu hụt nhỏ cũng có thể khiến bạn cảm thấy uể oải. Thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ mất nước. Cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dưa hấu là loại trái cây có vị ngọt thanh mát, giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo. Nó cũng là loại trái cây chứa tới 92% là nước. Vì vậy ăn dưa hấu là một cách đơn giản để giúp giữ nước cho cơ thể.
Loại trái cây phổ biến này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, hàm lượng nước dồi dào và chất xơ cao trong dưa hấu cũng giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa tốt.
Trong dưa hấu có chứa một sắc tố đặc biệt giúp bảo vệ thực vật khỏi ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ làn da, đó chính là chất lycopene. Khi bạn uống nước ép dưa hấu cũng là cách đơn giản để cung cấp nước cho cơ thể và giữ ẩm cho da. Các khoáng chất trong dưa hấu giúp thải độc tố và giúp bạn có làn da trắng sáng và ít bị cháy nắng hơn.
Dưa hấu cung cấp nước cho cơ thể.
4. Uống nước dừa bổ sung chất điện giải
Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống bổ dưỡng, có tác dụng giải khát và bổ sung chất điện giải cho cơ thể.
Trong nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, kẽm, selen, đồng... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Vì vậy, nước dừa tươi thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy... Nước dừa còn là vị thuốc trong Đông y dùng chữa để say nắng, say nóng, mất nước, suy nhược...
Nước dừa bổ sung chất điện giải.
Uống bia sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng? Với nồng độ cồn thấp, bia được coi là an toàn hơn rượu và có tác dụng làm mát cơ thể trong mùa năng nóng. Tuy nhiên, bia không có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng. Trong mùa nắng nóng, bia là một trong những loại đồ uống rất được ưa chuộng bởi giúp giải khát nhanh chóng. Uống bia...