Những người không nên ăn gừng thường xuyên
Gừng là loại gia vị tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn gừng, dưới đây là những người không nên ăn gừng thường xuyên.
Tác dụng của củ gừng với sức khỏe
Báo VietNamNet dẫn nguồn BBC Goodfood cho biết, trong 10g gừng tươi có 4 calo, 2g chất đạm, 1g chất béo, 8g carbohydrate, 2g chất xơ, 42mg kali. Dưới đây là các tác dụng của gừng với sức khỏe:
Giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh
Trà gừng là lựa chọn tuyệt vời khi một người bắt đầu có biểu hiện cảm lạnh. Khi uống, người bệnh sẽ toát mồ hôi, do đó có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng sốt do cúm hoặc cảm lạnh. Gừng tươi có thể giúp kháng virus.
Làm dịu cơn buồn nôn và ốm nghén
Gừng được ghi nhận làm giảm các triệu chứng liên quan đến say tàu xe bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi lạnh. Tác dụng này cũng tốt cho những người vừa trải qua phẫu thuật và chứng buồn nôn liên quan đến hóa trị nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Gừng được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng buồn nôn và nôn do ốm nghén nhẹ. Tuy nhiên, các sản phụ nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng gừng phù hợp với thể chất của mỗi người.
Trong gừng có các chất chống viêm giúp tăng cường đặc tính chữa bệnh như giảm triệu chứng viêm khớp. Gừng chứa các thành phần hoạt tính như gingerol tạo nên hương thơm và mùi vị độc đáo. Đây là hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm stress oxy hóa, từ đó giảm lượng gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
Hợp chất chống viêm mạnh này cũng giúp những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động.
Gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chứng khó tiêu do quá trình làm rỗng dạ dày bị chậm. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn gừng mất khoảng 12 phút để dạ dày trống rỗng so với 16 phút ở người bình thường.
Gừng thúc đẩy việc loại bỏ khí dư thừa khỏi hệ tiêu hóa, tác dụng làm dịu đường ruột. Loại gia vị này đặc biệt tốt với trường hợp đau bụng do bất ổn tiêu hóa.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Video đang HOT
Một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận gừng có thể kiểm soát mức cholesterol, giảm tổn thương động mạch và hạ huyết áp – tất cả đều có lợi cho tim và hệ tim mạch.
Những người không nên dùng gừng thường xuyên
Gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 khuyên những người dưới đây không nên ăn củ gừng:
- Những người chuẩn bị mổ hoặc mới mổ xong không dùng gừng.
- Không dùng cho những trường hợp chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra má… Về lý thuyết, gừng là chống chỉ định ở những bệnh nhân có chảy máu tạng hoặc những người dùng các thuốc chống tiểu cầu hoặc warfarin.
- Không dùng cho người bị đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng.
Ngoài ra khi sử dụng gừng bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không nên sử dụng quá 5gr gừng / ngày.
- Khi thoa gừng lên da nên sử dụng trước ở một diện tích nhỏ xem có bị kích ứng không, chỉ nên giữ gừng trên da trong một thời gian ngắn vì có thể gây bỏng rát với người có da nhạy cảm.
- Nên rửa sạch vỏ gừng trước khi ăn chứ không nên gọt bỏ vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng.
Lưu ý: Nếu muốn sử dụng thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh người bệnh nên tư vấn với thầy thuốc hoặc đến cơ sở y tế hợp pháp để được thăm khám, đánh giá, chẩn đoán và sử dụng thuốc thích hợp. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả cây thuốc đông y sẽ không khỏi bệnh hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
6 cách đơn giản giảm triệu chứng ốm nghén
Mang thai là một quá trình tuyệt vời và kỳ diệu nhưng nó cũng đi kèm với nhiều khó chịu, mệt mỏi như ốm nghén.
Dưới đây là 6 cách đơn giản giúp giảm những triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ.
Ốm nghén là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, ảnh hưởng đến hơn một nửa số phụ nữ mang thai. Việc ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai là điều bình thường, tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn nghiêm trọng, có thể cần được chăm sóc y tế.
1. Nguyên nhân gây ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn xảy ra khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân chính xác gây ra ốm nghén vẫn chưa được biết rõ nhưng một số yếu tố có thể bao gồm:
Nồng độ hormone tăng cao, chẳng hạn như estrogen, progesterone và gonadotropin màng đệm ở người (HCG), dẫn đến những thay đổi trong hoạt động tiêu hóa của một người. Điều này gây buồn nôn và nôn do khó tiêu.
Nhạy cảm với một số mùi hoặc mùi nhất định.
Sản xuất nước bọt quá mức có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
Vị trong miệng (dysgeusia) do sự thay đổi vị giác do nồng độ hormone dao động.
Nếu ốm nghén ở mức có thể kiểm soát được, có thể cố gắng giảm bớt tình trạng ốm nghén bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà và thay đổi thói quen sinh hoạt.
2. Một số cách để giảm ốm nghén
Nghỉ ngơi nhiều
Mang thai có thể là một quá trình rất mệt mỏi. Khi cơ thể mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn để phát triển thai nhi, cùng với sự thay đổi nội tiết tố, nhiều người có xu hướng cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi. Giải pháp đơn giản nhất là nghỉ ngơi.
Buồn nôn có xu hướng tăng lên cùng với sự mệt mỏi khi cơ thể mẹ bầu đốt cháy năng lượng dự trữ để duy trì hoạt động. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc vào ban đêm (ít nhất 7 giờ) và nếu cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hãy nghỉ ngơi một chút nếu có thể.
Chú ý đến đồ ăn
Những gì ăn khi mang thai là vô cùng quan trọng vì mẹ bầu không chỉ đang nuôi dưỡng bản thân mà còn cả em bé đang lớn lên. Một chế độ ăn uống khi mang thai giàu carbohydrate và protein phức hợp có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, cũng như chống buồn nôn.
Phụ nữ mang thai bị ốm nghén nên ăn các loại trái cây có múi.
Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm mà mẹ bầu có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình để giảm bớt cảm giác buồn nôn. Một số loại thực phẩm này bao gồm:
Thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo, bánh mì nướng, bánh quy giòn, ngũ cốc khô và chuối.
Thực phẩm giàu protein như các loại hạt và trứng.
Trái cây và rau quả tươi như quả mọng, trái cây họ cam quýt (chanh, cam); rau lá xanh...
Sữa chua, sữa chua Hy Lạp, sữa chua trái cây...
Gừng và các thực phẩm chứa nhiều gừng được biết là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn.
Trà thảo mộc như trà gừng, bạc hà, hoa cúc, hoa oải hương.
Mẹ bầu cũng nên tránh các thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nhiều đường hoặc cay nồng (tỏi, hành tây, ớt, tiêu...) càng nhiều càng tốt vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày và khiến buồn nôn nặng hơn. Nên lập kế hoạch cho những bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên trong ngày, điều này giúp ngăn đường tiêu hóa làm việc quá sức sau một bữa ăn no có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.
Bổ sung vitamin
Bổ sung vitamin như vitamin B6 có thể giúp giảm buồn nôn. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại vitamin do bác sĩ kê đơn. Nếu mẹ bầu vẫn cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí tệ hơn sau khi uống các chất bổ sung vitamin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa ngay lập tức.
Uống đủ nước
Mẹ bầu nên uống đủ nước để giảm triệu chứng ốm nghén.
Mất nước có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn, vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ nước và uống đủ nước trong thai kỳ. Tốt nhất nên uống nước lọc, thai phụ cần uống ít nhất 8 cốc nước tương đương với 2 lít mỗi ngày, và có thể tăng từ 2,5- 3 lít nước/ ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Ngoài ra, nước ép trái cây, trà gừng hoặc trái cây có hàm lượng nước cao như dưa cũng có thể thay thế tốt cho nước thường để đảm bảo luôn đủ nước. Tránh đồ uống giàu caffeine (chẳng hạn như cà phê hoặc soda) vì chúng có thể khiến mất nước nhiều hơn và khiến dạ dày khó chịu hơn.
Tránh những mùi khó chịu
Khứu giác của mẹ bầu tăng cao khi mang thai do nồng độ hormone tăng cao. Một số mùi hương mà trước đây thấy dễ chịu có thể đột nhiên có mùi khó chịu khi mang thai. Mẹ bầu sẽ dần dần khám phá ra mùi hương nào làm trầm trọng thêm cơn buồn nôn trong suốt giai đoạn mang thai và biết cách cách tránh chúng.
Duy trì hoạt động thể chất
Các hoạt động đơn giản, cường độ thấp như đi bộ, bơi lội hoặc thậm chí tập yoga có thể giúp duy trì hoạt động thể chất và giảm buồn nôn. Tập thể dục sau bữa ăn một giờ đồng hồ cũng hỗ trợ tiêu hóa, giảm hoạt động tiêu hóa không đều và cải thiện tình trạng buồn nôn.
Ốm nghén là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi mang thai. Mặc dù chưa có cách chữa trị dứt điểm nhưng mẹ bầu có thể thử giảm bớt cơn buồn nôn bằng một số cách trên và các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà.
Tình trạng ốm nghén có xu hướng biến mất sau ba tháng đầu tiên nhưng cũng có một số thai phụ vẫn có thể cảm thấy buồn nôn cho đến những giai đoạn sau của thai kỳ. Trường hợp nếu cảm thấy buồn nôn nghiêm trọng, dai dẳng ngay cả sau khi áp dụng cách giảm ốm nghén, mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ.
6 gia vị phổ biến giúp giảm lượng đường trong máu Kết hợp các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi, ớt và đinh hương vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao. Ngoài tác dụng tạo thêm hương vị cho món ăn, tỏi, gừng, quế còn có thể làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Ảnh minh họa: JohnsHopkinsMedicine. Những...