Gừng khô hay gừng tươi tốt hơn cho sức khỏe?
Gừng, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng gừng tươi hay gừng khô để đạt hiệu quả tốt nhất.
Gừng tươi có tác dụng gì?
Gừng tươi được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị độc đáo mà còn bởi những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vị cay nồng, ấm nóng và hơi ngọt của gừng đã làm nên nét đặc trưng trong ẩm thực và y học cổ truyền. Những lợi ích của gừng tươi bao gồm:
- Chống buồn nôn: Ngày nay, chúng ta thường dựa vào các loại thuốc khác nhau để giảm các triệu chứng say tàu xe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong nhiều thế kỷ qua, gừng cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa buồn nôn và say tàu xe rất hiệu quả. Phương thuốc từ gừng cũng thường không có tác dụng phụ như các loại thuốc chống buồn nôn thông thường.
Gừng tươi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Istock
- Hàm lượng chất chống oxy hóa cao: Gừng tươi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là gingerol nên có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và Alzheimer.
- Tốt cho tiêu hóa: Gừng tươi thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả bằng cách kích thích sản xuất nước bọt và mật. Nước bọt giúp làm mềm thức ăn và bắt đầu quá trình p.hân h.ủy tinh bột, trong khi mật hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Nhờ đó, gừng giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
- Chữa cảm lạnh: Gừng tươi là một phương thuốc tự nhiên phổ biến để giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nhờ đặc tính kháng viêm và làm ấm cơ thể, gừng giúp giảm đau họng, nghẹt mũi, ho và cảm giác ớn lạnh. Đồng thời, gừng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Gừng khô có tác dụng gì?
Quá trình sấy khô, gừng đã được loại bỏ hầu hết hàm lượng nước và cô đặc hương vị và đặc tính dược liệu cũng được tập trung cao hơn. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của ngừng khô nhiều người có thể không ngờ đến:
- Cải thiện tiêu hóa: Cũng như khi còn tươi, gừng khô nổi tiếng với khả năng cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng gừng khô để giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và xoa dịu những khó chịu ở đường tiêu hóa.
Gừng khô có đặc tính dược liệu cũng được tập trung cao hơn. Ảnh: Shutter Stock
- Giúp giảm viêm: Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc n.hiễm t.rùng, nhưng tình trạng viêm nhiễm mãn tính có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nhau. Trong khi đó, gừng khô có đặc tính chống viêm mạnh, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan đến các tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm khớp và viêm xương khớp.
- Hỗ trợ hô hấp: Gừng khô còn có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Loại gia vị này thường được sử dụng để làm dịu cơn ho, giảm triệu chứng cảm lạnh và làm dịu cổ họng bị đau rát.
Gừng tươi hay gừng khô tốt hơn cho sức khỏe?
Nhiều người rằng gừng tươi tốt hơn gừng khô, thực tế quan niệm này hoàn toàn không đúng. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Ấn Độ, quá trình sấy khô gừng tươi làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa bằng cách loại bỏ nước. Gừng tươi cũng chứa chất chống oxy hóa hàm lượng các chất này sẽ giảm đi khi sử dụng trong nấu ăn.
Ngoài ra, một nghiên cứu về tác động của gừng tươi và gừng khô lên một loại vi-rút đường hô hấp được công bố trên PubMed Central vào năm 2013 chỉ ra rằng gừng tươi có thể giúp bảo vệ hệ hô hấp, trong khi gừng khô không tạo ra hiệu ứng tương tự.
Để giải quyết bệnh cúm theo mùa, cảm lạnh, ho và các vấn đề về hô hấp, các chuyên gia cũng khuyến khích nên chọn uống nước gừng khô hoặc trà thay vì nước gừng tươi. Ngoài ra, gừng tươi nếu sử dụng không đúng cách có khả năng gây ra đầy hơi và một số vấn đề về tiêu hóa khác.
Như vậy, cả gừng khô và gừng tươi đều đem lại các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe cụ thể, việc lựa chọn loại gừng phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Những người không nên ăn gừng
Gừng giúp giảm vị tanh, tăng hương vị món ăn. Tuy vậy, một số người không nên dùng gừng tươi vì nguy cơ có hại cho cơ thể.
Củ gừng có kỵ với những món ăn hay người mắc bệnh gì hay không? (Thu Hà, 45 t.uổi, Đồng Nai)
Theo tư vấn của Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM:
Từ xưa đến nay, gừng là một nguyên liệu quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Gừng được sử dụng dưới 2 dạng là gừng tươi (sinh khương) và gừng khô (can khương).
Gừng tươi có vị cay, tính hơi ôn, hướng vào ba kinh phế, tỳ và vị; có công dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, hành thủy giải độc. Do những tác dụng này, gừng tươi làm giảm các triệu chứng phong hàn cảm cúm. Khi tiết trời dần chuyển lạnh, có thể lấy vài lát gừng giã nát lấy nước uống, hoặc thả vào trà ấm để tán hàn giảm ho.
Trong một số nghiên cứu, gừng tươi chứa chất gingerol có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, tăng sự thèm ăn. Gừng làm dịu cơn nôn hoặc buồn nôn rất hiệu quả cho người say tàu xe.
Trong ẩm thực, loại củ này là một nguyên liệu quan trọng và phổ biến, giúp khử mùi tanh, cho món ăn thêm hấp dẫn và tạo cảm giác nóng ấm. Lưu ý, một số trường hợp sau không nên sử dụng gừng tươi:
Gừng tươi giúp giảm nôn ói, giảm ho, khử mùi tanh. Ảnh minh hoạ: Pixabay.
- Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nóng bứt rứt bên trong cơ thể như bị bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày.
- Tuyệt đối không dùng gừng với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập, nấm mốc. Khi đó, gừng có thể sinh ra một số độc tố mạnh, nguy cơ gây hoại tử các tế bào gan.
- Không nên kết hợp gừng với thịt thỏ vì sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng.
Một số món ăn, thành phần có thể kết hợp với gừng tươi như:
Nước mía: hỗ trợ làm dịu cơn nôn do dạ dày yếu.
Mật ong: tăng cường kháng khuẩn, tăng sức đề kháng với bệnh cảm cúm.
Sữa: làm ấm cơ thể, giúp dễ ngủ.
Thịt vịt: vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, nên ăn kèm với gừng có tính nóng giúp cân bằng hàn nhiệt, ngăn ngừa chứng đầy bụng, tiêu chảy, lại khử mùi tanh hiệu quả.
Hải sản: Hải sản vốn có tính hàn, dễ bị lạnh bụng, kết hợp với các gia vị tính ấm nóng như gừng, ớt, sả sẽ giúp cân bằng hàn nhiệt, diệt khuẩn, bảo vệ cơ thể.
Thịt bò: Thịt bò kết hợp với gừng có khả năng khử mùi tanh tốt và kích thích vị giác, tuy nhiên có thể gây nóng trong người.
Phẫu thuật nội soi lấy gần 1000 viên sỏi đường mật trong gan Sỏi ống mật chủ và sỏi đường mật trong gan là một bệnh khá thường gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do giun đũa chui lên ống mật đẻ trứng và c.hết trong đó, sau đó kết hợp với muối mật tạo nên sỏi mật. Ngày 2/8, Khoa Ngoại chung (Bệnh viện Quân y 4) cho biết, các bác sĩ...