Những người cấm được ăn đỗ xanh
Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hóa giải toàn bộ thảo mộc.
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Ngoài các nguyên tố vi lượng Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C)… và nhiều nguyên tố khác.
Những người cấm được ăn đỗ xanh.
Đậu xanh là thức ăn có nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và các chế phẩm của đậu xanh, huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh có thành phần làm hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Đồng thời, có công hiệu bảo vệ gan và giải độc….
Đậu xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu xanh, không những không có hiệu quả về sức khoẻ mà còn mang bệnh vào người.
Người có tính hàn lạnh
Những người có tính hàn thì (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng) khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hoá.
Khi đang đói
Video đang HOT
Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.
Người đang dùng thuốc đông y
Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hoá giải toàn bộ thảo mộc.
Không nên ăn nhiều
Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh ..
Ăn bao nhiêu là tốt?
Người lớn thường ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được. Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định, tốt nhất nên tư vấn bác sỹ trước.
Thông thường, trẻ em 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo, có thể ăn một chút đỗ xanh. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn.
Theo Khỏe & Đẹp
Công dụng của các loại đậu, đỗ
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều loại đậu, đỗ khác nhau và mỗi loại có thành phần dinh dưỡng và tác dụng trị liệu khác nhau như đậu đỏ, đậu xanh, đậu vàng, đậu Hà Lan.
Vậy mỗi loại đậu, đỗ có công dụng như thế nào?
Đậu đỏ
Đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tì ích vị, lợi tiểu, tiêu phù, có hiệu quả nhất định trong việc trị liệu một số bệnhnhư tiểu tiện khó, tì vị phù thũng... Đậu đỏ còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, protein và nhiều loại khoáng chất, có tác dụng bổ huyết, lợi tiểu, tiêu phù, thúc đẩy hoạt động của tim mạch... Ngoài ra, các chất xơ trong đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy bài tiết các chất thừa ra khỏi cơ thể, có hiệu quả trong việc giảm cân.
Đậu xanh
Đậu xanh giàu protein, tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và axit amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn.... Đậu xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng hơn, hạ huyết áp,....Những người bị bệnh cao huyết áp ăn đậu xanh có thể giảm huyết áp. Vào mùa hè ăn chè đậu xanh không chỉ có thể tăng cường chất dinh dưỡng mà còn có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như viêm thận, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm dạ dày, viêm họng hay thị lực suy giảm...
Các loại đậu, đỗ đều có tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Đậu vàng
Đậu vàng giàu protein, có chứa nhiều loại vitamin, chất béo. So với các loại thực phẩm khác, chỉ tính hàm lượng protein thì đậu vàng cao hơn thịt nạc 2 lần, cao gấp 4 lần so với trứng gà, 2 lần so với sữa bò.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong đậu vàng còn chứa chất giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm lượng cholesterol trong thành huyết quản, làm mềm các huyết mạch, có tác dụng tốt đối với những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu đường...
Đậu tương
Đậu tương có chứa một số lượng lớn lecithin và một loại các vitamin, đó là rất có lợi cho cơ thể con người. Các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện bệnh tim mạch, các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer... Đậu nành giàu protein, được biết đến như là một loại thịt thực vật. Tuy nhiên, đậu nành khó tiêu hóa hơn gạo và bột. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu không nó sẽ gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Đậu Hà Lan
Đậu hà Lan có tác dụng bổ tì ích khí, lợi tiểu. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu ăn nhiều loại đậu này có thể tăng thêm lượng sữa. Ngoài ra, đậu Hà Lan còn giàu chất carotin, sau khi ăn có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có tác dụng làm đẹp da, những người da khô nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Nhưng ăn nhiều đậu Hà Lan cũng dễ gây trướng bụng, những người tiêu hóa không tốt không nên ăn nhiều.
Ai nên ăn đậu đỗ?
Do giá trị dinh dưỡng cao nên đậu đỗ là thức ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người già vì đậu đỗ có hàm lượng cholesterol không cao, không gây tác hại cho hệ tim mạch người già; đậu đỗ có hàm lượng đạm cao, có nhiều chất béo chưa no, rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Lưu ý: Mặc dù đậu đỗ giàu đạm, nhưng thiếu 1 số axit amin chứa lưu huỳnh cần thiết như: methinin, xystein, nhưng lại giàu lysin. Ngược lại, ngũ cốc nghèo lysin, nhưng nhiều methinon và xystin, do đó, đậu đỗ phối hợp với ngũ cốc sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Trong thực tế, đậu đỗ phối hợp đậu đỗ với ngũ cốc để chế biến nhiều món ăn ngon, như: sôi đỗ, cháo đỗ; bánh chưng, bánh dày; giá đỗ được sử dụng phổ biến trong bữa cơm... Những món ăn chế biến phối hợp này vừa ngon, vừa làm tăng giá trị dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Theo Vnmedia
Món ăn, bài thuốc bổ gan Theo ông y, bệnh viêm gan thuộc phạm trù của các chứng Hoàng đản (vàng da), Hiếp thống (đau vùng hông sườn), Tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau). Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ thống Tỳ Vị (hệ tiêu hóa). Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng gan....