Những ngày giá rét, giữ ấm cho bà bầu bằng cách nào?
Khi mang thai, bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh, do đó cần phòng ngừa bằng cách giữ ấm cơ thể. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét, bà bầu cần giữ sức khỏe tốt để tránh mắc bệnh.
Dưới đây là những nguyên tắc bà bầu cần phải đảm bảo để giữ được thân nhiệt luôn ấm ấp, chống chọi với cái lạnh màu đông:
Đảm bảo cơ thể luôn đủ ấm
Mùa đông, nhiệt độ môi trường giảm cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị cảm lạnh tăng cao. Điều này không tốt cho sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.
Có nhiều cách giúp giữ ấm cho bà bầu trong mùa đông lạnh giá này
Nhiệt độ thích hợp cho phòng ngủ và làm việc của phụ nữ mang thai là từ 21đến 24 độ C. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo sự thông thoáng của căn phòng. Môi trường ẩm ướt, không khí không được lưu thông sẽ có hại cho hệ hô hấp của người mẹ, từ đó dễ dẫn tới tình trạng ngạt thai nhi hoặc sinh non…
Việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng là rất cần thiết. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng loại chăn điện để sưởi ấm, nhất là trong 3 tháng mang thai đầu tiên, vì sóng điện từ sản sinh trong quá trình sử dụng chăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi.
Khi đi dạo hoặc thể dục, các bà bầu cũng cần chú ý mặc áo ấm. Quá trình đi dạo có thể gây nên cảm giác nóng và đổ mồ hôi. Lúc đó, không nên cởi ngay áo ra vì không khí lạnh và khô bên ngoài sẽ đẩy nhanh quá trình thấm ngược mồ hôi vào cơ thể, dễ gây ra cảm lạnh. Bạn chỉ nên cởi bớt áo sau khi về nhà hoặc nơi kín gió.
Video đang HOT
Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng
Thời tiết khô hanh của mùa đông có thể làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể. Lúc này, các bà bầu nên tăng cường uống nước. Nhưng cần chú ý là không uống nước lạnh hoặc nước đá mà chỉ nên uống nước ấm để tránh ho và viêm họng.
Việc cân bằng dinh dưỡng trong mùa lạnh đặc biệt quan trọng dựa trên nguyên tắc “tươi ngon và bổ dưỡng”. Các bà bầu nên tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm chứa nhiều protein và nước như: thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, rau xanh, hoa quả…
Ngoài ra, một số sản phẩm sữa bổ sung dành cho các bà bầu chứa nhiều probiotics cũng có tác dụng tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Bổ sung thực phẩm làm ấm cơ thể
Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm cơ thể trong những ngày đông giá lạnh như: rau, củ có nguồn gốc từ rễ, các loại khoai, rau có màu lá xanh, các loại gia vị giữ ấm và thực phẩm nhiều chất sắt. Trong những ngày đông này, chị em bầu nên bổ sung thêm những loại thực phẩm kể trên để cơ thể giữ nhiệt tốt hơn.
Đừng quên luyện tập thể thao
Cái rét mùa đông thường làm các bà mẹ có tâm lý ngại luyện tập. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Những ánh nắng hiếm hoi trong mùa đông là vô cùng quý giá. Các chứng minh đã chỉ ra rằng, việc thiếu vitamin D trong quá trình mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xương và não bộ trẻ về sau này.
Vì vậy, các bà mẹ hãy tăng cường luyện tập để nâng cao sức khỏe của mình. Thường xuyên đi bộ, massage cơ thể sẽ giúp giãn nở các cơ, tạo sự “nhẹ nhõm” cho cơ thể người mẹ, từ đó giúp quá trình sinh con được dễ dàng hơn.
Ngủ đủ giấc
Những cảm giác khó chịu trong thời kỳ mang thai như: buồn nôn, ợ nóng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… đã làm “xáo trộn” giấc ngủ của thai phụ. Việc thiếu ngủ có thể làm suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một giấc ngủ “chất lượng” giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể.
Vì vậy, các bà bầu cần đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của mình trong mùa đông. Hãy chọn loại đệm và chăn mình thích để có thể tìm tới giấc ngủ một cách dễ dàng. Nên chọn tư thế nằm thích hợp để không tạo sức ép cho thai nhi. Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn trong ngày cũng có tác dụng tốt trong việc tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén.
Tạo tâm lý thoải mái
Những bà mẹ vui vẻ sẽ sinh ra những em bé vui vẻ và mạnh khỏe, vì vậy cố gắng luôn giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ và thoải mái khi mang thai.
Sự lo lắng, buồn rầu có thể gây nên chứng căng thẳng thần kinh của thai phụ, từ đó có thể làm co thắt các cơ, gây hiện tượng sảy thai, sinh non hoặc khó sinh…
Theo SKDS
Giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh
Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh vào mùa đông, nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da. Do đó cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ, làm sao đảm bảo cho trẻ đủ ấm nhưng vẫn phải vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da,...
Giữ đủ ấm cho trẻ
Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.
Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.
Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.
Vệ sinh da sạch sẽ
Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,... bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.
Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.
Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.
Theo SKDS
Chăm sóc trái tim với những ngày trở gió Mọi người cần hết sức lưu ý với thời tiết trở lạnh vì nếu cơ thể không được giữ đủ ấm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với người bệnh tim mạch, trẻ em, người lớn tuổi. Khi không tạo đủ năng lượng để giữ ấm, nhiệt độ trong cơ thể giảm đi. Thời tiết lạnh, gió, mưa, độ ẩm...