Những món “đệ nhất” ngon ở đất Cà Mau
Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta, Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những vùng đất khác không thể sánh bằng.
Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.
Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.
Gỏi nhộng ong
Tổ nhộng ong nhúng vào nước sôi, lọc lấy nhộng ong sạch, là có thể chế biến hàng chục món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào, nhộng ong trộn gỏi. Trong đó, món nhộng ong trộn gỏi khá được ưa chuộng vì có thể kết hợp vị ngon bùi của nhộng ong và vị thơm của các loại rau.
Nhộng ong sau khi làm sạch để riêng, phi chảo hành thật thơm rồi cho nhộng ong vào đảo đều, thêm chút gia vị nước mắm ngon, tiêu, chút đường cho đậm đà, rồi để riêng..
Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha chút giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Đậu phộng giã nhỏ, chút hẹ và vài cong rau thơm xắt nhỏ, tất cả trộn đều chung, thêm chút nước mắm chua ngọt vào thì đã có một món ăn mà tất cả các vị thơm ngon ngọt béo bùi… hòa quyện.
Chuột đồng chiên sả ớt xứ Cà Mau thì khiến ai đi xa cũng nhớ mãi không thể nào quên. Chuột đồng ở Cà Mau khiến người nông dân đau đầu vì cắn phá mùa màng, nhưng những món ăn chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích.
Video đang HOT
Người Cà Mau có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên… nhưng món chuột chiên sả ớt là món ăn đưa cơm nhất, gây nghiện nhất, khiến nỗi nhớ quê của người đi xa càng thấm đẫm hơn.
Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, nước mắm phải thật ngon, một chút đường cho vị dịu xuống. Đợt một lúc cho gia vị ngấm vào thịt chuột rồi mới đem chiên trên lửa riu riu, nhớ đảo đều để miếng thịt chuột chín đều và vàng ruộm là ngon.
Món này ăn với cơm gạo mới nấu thơm lừng thì không thể nào dừng được. Vừa đậm tình quê vừa ngon đến tận miếng cuối cùng, vừa ăn vừa xuýt xoa vừa hít hà vừa no căng bụng vừa tràn đầy tình yêu mến đối với đất Cà Mau.
Bồn bồn Cà Mau đã trở thành “thương hiệu” của ẩm thực Cà Mau, làm giàu thêm văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Là một loại cây dại mọc trên ruộng, bồn bồn dần trở nên yêu thích đất phù sa Cà Mau mà phát triển ngày càng nhiều, trở thành người bạn thân thiết của nông dân Cà Mau.
Dọc theo những con đường từ thành phố Cà Mau dẫn về các huyện thị, bạn sẽ thấy những chòi lá đơn sơ nằm ven đường, hiền hòa che mưa che nắng cho người nông dân bán bồn bồn mọc lên từ đất của mình.
Bồn bồn tươi Cà Mau
Bồn bồn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ, hoặc có khi ăn tươi như một loại rau. Người Cà Mau tự hào rằng bồn bồn là một loại rau sạch, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể chạm tới, thành ra ăn tươi thì cứ tận hưởng vị ngọt và giòn rụm của loại rau này mà chẳng cần ngại ngần gì.
Dưa bồn bồn có thể là món ăn được yêu thích nhất của người địa phương cũng như của khách phương xa đến với Cà Mau. Bồn bồn bóc vỏ, lấy phần củ hũ và thân non ra, ngâm với nước muối có pha gia vị, sau một tuần hoặc 10 ngày là đã có món dưa bồn bồn ngon không thể tả rồi.
Dưa bồn bồn ăn với các loại cá đồng kho tộ thật keo, thật đậm đà thì “đưa cơm” lắm, hết đũa này đến đũa kia, và này rồi và kia mà không thể dừng, thế mới hay miếng ngon quê nhà đâu chỉ là sơn hào hải vị, nhiều khi chỉ là những món ăn dân dã, gắn liền với quê hương xứ sở của mình.
Theo VNE
Những món chè Huế ngon tuyệt vời
Ở Huế có tới mấy chục loại chè sang trọng, đài các có, bình dân có. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon và bổ.
Có những loại chè thanh cao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é....
Chè ngô Cồn Hến: Nói đến chè Huế không thể không nói đến chè bắp bởi đây là món chè đặc trưng của người Huế. Người Huế nấu chè bắp thì phải lấy bắp non hay còn gọi là bắp sữa ở Cồn Hến mới ngon, khi nấu đem nạo bắp cho tơi nhỏ kết hợp với bột lọc và đường trắng cho đến khi đặc lại, chè sẽ thơm lừng mùi bắp rất dân dã.
Chè bột lọc thịt quay: Chè bột lọc có hình thức viên tròn nhỏ, làm bằng bột năng, khi luộc chín, viên bột từ màu trắng đục thành màu trắng trong, ăn với nước đường và đây là món chè luôn được ăn nguội hay nóng ấm chứ không bao giờ ăn lạnh.
Chè bột lọc thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay, cắt vuông bằng quân súc sắc nhỏ (có cả bì lợn, cả thịt) bọc ngoài là màng bột nếp, rồi cho vào nước đường đun thành chè. Chè này có lẫn cả vị ngọt và mặn nên ăn không ngấy.
Chè hạt sen và chè nhãn bọc hột sen: là loại chè thanh cao, được chế biến từ hột sen hồ Tịnh Tâm.
Chè sen nấu theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát.
Chè khoai tía: món này rất nhiều vị khách ưa thích vì màu sắc và hương vị đăng trược. Chè được nấu từ khoai môn tím, rồi nấu chung với nước dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được. Thêm đường sao cho vừa nhưng không để mất đi mùi thơm của nước dừa. Chè có vị thơm và ngọt thanh.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu quyên: cũng là những loại có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm.
Chè thập cẩm: tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu đỏ, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tý cho vào ly, thêm nước đá, thêm tý cốt dừa.
Theo vietbao
[Chế biến] - Cá rô kho mía lạ miệng thơm ngon bữa cơm gia đình Cá rô kho mía được kho kỹ, mềm cả xương, có vị đậm đà, thơm mùi mía, kèm vị hạt tiêu cay rất hợp để ăn với cơm nóng. Nguyên liệu: 500g cá rô đồng (chọn loại nhỏ) 1 khúc mía tím 1 bát nước mắm (đong bằng loại bát nhỏ đựng nước chấm) 5 củ hành khô 10g tiêu hạt Cách làm:...