Những món ăn nổi tiếng được sinh ra từ “tai nạn” làm bếp
Những món ăn này được biết đến trong lịch sử thế giới bởi chúng được tạo ra bằng những “tai nạn” rất hi hữu.
Người ta vẫn thường nói đến thế giới ẩm thực như một hệ thống những công thức và kĩ thuật tỉ mỉ, những món ăn thơm ngon đẹp mắt được tạo nên từ sự kì công và kĩ càng của người đầu bếp. Song trên thực tế, xuyên suốt lịch sử phát triển của mình, thế giới ẩm thực đã sản sinh ra những công thức nổi tiếng một cách hết sức tình cờ, thậm chí là từ những tai nạn khá “ngớ ngẩn” trong nấu nướng. Cùng nghía qua một vài món ăn được sinh ra theo cách ngộ nghĩnh này nhé !
Ice pop
Ice pop chính là tên gọi Tiếng Anh chính thức của món kem que trong suốt hình ống dài, làm từ nước trái cây hoặc nước có ga đông lạnh. Đây là công thức kem dễ làm , thơm ngon và đầy màu sắc, luôn hấp dẫn trẻ em. Thực chất là “bằng sáng chế” Ice pop cũng thuộc về một cậu bé.
Năm 1905, cậu bé Frank Epperson, 11 tuổi, đã để quên ống hút của mình trong ly soda uống dở. Thời tiết lạnh giá đặc biệt năm đó đã khiến soda đông lạnh hoàn toàn sau một đêm. Sang ngày hôm sau, Frank rút ống hút ra và thích thú phát hiện là mình vừa sáng tạo một cách làm kem hoàn toàn mới. Đến nay, công thức ice pop vẫn được giữ nguyên và nó trở thành món kem làm tại nhà dễ dàng nhất.
Chocolate chip cookie
Món bánh quy giòn rụm với những hạt chocolate vui mắt hấp dẫn đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng ít ai biết rằng đây là kết quả của sự cố gắng bất thành trong một nhà hàng ở Massachusetts: Đầu bếp Ruth Wakefield phát hiện mình đã hết sạch chocolate nấu chảy, nên để tạo ra món bánh quy có hương vị chocolate, cô bèn nghĩ ra cách trộn trực tiếp vụn chocolate vào bột làm bánh. Dĩ nhiên, những vụn socola này không thể tan chảy khi đưa vào lò, và từ đó chúng ta có món bánh quy hạt chocolate như ngày nay.
Video đang HOT
Tarte tatin
Tarte tatin là chiếc bánh tart đậm chất Pháp với công thức “lật ngược” khá độc đáo. Với bánh tart bình thường, người ta sẽ xếp nhân lên lớp bột rồi cho vào lò nướng, trong khi đó với tarte tatin, bột sẽ được đổ lên nhân rồi đem nướng, khi ăn thì gỡ bánh ra khỏi khay và…lật ngược lại.
Công thức độc đáo này xuất phát từ câu chuyện truyền miệng về tình huống “dở khóc dở cười” của chị em nhà Tatin: Người ta nói rằng hai cô gái sỡ hữu một khách sạn nhỏ ở vùng Lamotte Beuvron. Một ngày nọ do quá mệt mỏi vì lượng công việc đồ sộ, cô chị Stéphanie Tatin làm cháy xém phần đường và táo đang thắng trong chảo. Không thể đặt phần nhân xấu xí này lên mặt bánh, cô bèn nghĩ ra cách chữa cháy là…đổ bột lên toàn bộ phần táo caramel, phủ kín chúng rồi đưa thẳng vào lò. Điều bất ngờ đã xảy ra khi thực khách tỏ ra thích thú với hương vị cùng hình dáng đặc biệt của chiếc bánh, “bánh tarte úp ngược” trở thành biểu tượng nổi tiếng của khách sạn Tatin và dần dần được gọi bằng tên của hai chị em – Tarte tatin.
Crepe Suzette
Ra đời từ sự vụng về của anh bồi bàn Henri Charpentier, món bánh crepe sốt cam đường với hương rượu nhẹ thoang thoảng đã trở thành món ăn trứ danh của nước Pháp. Trong buổi chiêu đãi hoàng tử xứ Wales, Henri được giao việc chuẩn bị bánh crepe và anh chàng đã để lửa to, khiến phần sốt bị nấu quá chín. Hóa ra, hỗn hợp cam đường quá lửa ấy lại tạo ra một hương vị ngọt ngào khó quên khiến hoàng tử vô cùng hài lòng, và món bánh trở nên nổi tiếng.
Về cái tên Suzette, có giả thuyết cho rằng nó được đặt theo tên vị khách xinh đẹp đi cùng hoàng tử hôm đó, lại có người nói nó được đặt theo tên một diễn viên Pháp.
George Crum
Những lát khoai tây chiên mỏng tan giòn rụm chúng ta thấy ngày nay đều bắt nguồn từ một “cuộc trả thù” khá ngộ nghĩnh. Vào năm 1853, đầu bếp George Crum nhận được lời phàn nàn từ khách hàng về món khoai rán của mình, rằng những lát khoai bị thái quá dầy. Bất mãn với điều này, Crum đã nghĩ ra cách “trả đũa” bằng việc cắt những khoanh khoai tây mỏng như giấy và chiêu đãi vị khách nọ. Tuy nhiên, độ mỏng giòn không ngờ của món khoai đã khiến khách hàng thích thú và khoai tây chiên George Crum nổi tiếng từ đó.
Sốt Worcestershire
Vốn đã nổi danh như một trong những loại sốt nướng thịt đậm đà và phổ biến nhất, nhưng Worcestershire đã từng là sản phẩm hỏng bị lãng quên trong nhiều năm trời. Vào thế kỉ 19, hai nhà hóa học John Wheeley Lea và William Henry Perrins nhận được đơn đặt hàng để sáng chế một loại sốt chua-cay có hương vị Ấn. Nhưng khi sản phẩm ra đời, sản phẩm của hai nhà hóa học này lại có vị nồng khá đặc trưng và không mang chút phong cách Ấn Độ nào. Công thức này vì thế đã bị bỏ quên một thời gian dài, đến khi được “khai quật” trở lại và thử nghiệm thành công rực rỡ trên món thịt nướng, Worcestershire được biến thành thành loại sốt nướng thịt được ưa chuộng hàng đầu thế giới.
Sốt Worcestershire là một nguyên liệu ướp thịt lý tưởng vì độ đặc của sốt dễ bám vào miếng thịt khi ướp, đồng thời, sốt làm cho món thịt nướng có hương vị mặn – ngọt rất lạ miệng. Hiện nay, loại sốt này đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong ẩm thực châu Âu mà còn của một số nước châu Á, đặc biệt là trong ẩm thực hiện đại Trung Quốc.
Sự tinh tế và cầu kì của ẩm thực đôi khi khiến người ta lầm tưởng nó như một bài toán khó với những công thức, bí quyết bất di bất dịch. Song thực tế, cũng như tất cả các “môn nghệ thuật” khác, không có biên giới nào cho sáng tạo trong ẩm thực. Từ những sự kết hợp ngẫu nhiên đến tai nạn tình cờ, các món ăn trứ danh đã ra đời và đóng một vai trò nhất định trong thế giới ẩm thực, trở thành minh chứng sống động về sự sáng tạo trong nấu nướng.
Theo Tapchiamthuc
New Zealand bắt một người Việt tuồn cá lậu qua đường... quần
Một người đàn ông gốc Việt vừa bị bắt giữ tại sân bay ở New Zealand do toan tính tuồn lậu cá sống vào nước này bằng cách giấu nó trong... quần, báo International Business Times đưa tin ngày 30.8.
Giới chức hải quan New Zealand đã phát hiện có điều khả nghi khi nhìn thấy nước bắt đầu thấm qua chiếc quần căng phồng lúc người này đến sân bay Auckland từ Úc.
Người này cho biết ông mang theo nước trong túi vì ông khát nước. Ông được đưa vào phòng để kiểm tra, và nhân viên chức trách đã phát hiện 7 con cá sống bên trong những bao nhựa ở các túi quần của ông ta.
Ảnh minh họa - Ảnh: International Business Times
Người đàn ông gốc Việt nói trên, hiện đang sống tại Úc, cho biết ông đem theo cá vào New Zealand cho một người bạn.
Người này sẽ ra tòa vì những lời buộc tội liên quan đến an ninh sinh học. Nếu bị kết tội, ông phải đối mặt với mức phạt 100.000 NZD hoặc 5 năm tù giam.
Ông Craig Hughes, phát ngôn viên của Bộ Các ngành công nghiệp chính yếu New Zealand cho biết đây là "một toan tính cố ý" nhằm đưa lậu cá vào đảo quốc này mà không xét đến rủi ro an ninh sinh học kèm theo.
"Đó là điều chúng tôi xem xét hết sức nghiêm túc. Các con cá có thể mang bệnh hoặc có khả năng chiếm chỗ các loài cá bản địa. Ngay cả dù loài cá được phép mang vào theo các quy định nhập khẩu của New Zealand, nó vẫn phải trải qua các thủ tục kiểm dịch gắt gao", báo Sunday Star Times dẫn lời ông Hughes cho biết.
Loài cá mà người đàn ông Việt mang lậu vào New Zealand thuộc họ cichlid, một loài cá nước ngọt thường dùng để nuôi trong các hồ kiếng tại nhà.
Úc và New Zealand là những nước có những quy định khắt khe nhất thế giới liên quan đến việc vận chuyển động vật sống.
Theo TNO
Cay đắng người cha 9 lần vác cuốc chôn con Chiến tranh đã lùi xa vào quá vãng, nhưng đến hôm nay vẫn có những bậc làm cha, làm mẹ, vì vô tình bị phơi nhiễm chất độc da cam mà sinh ra những người con dị hình, dị dạng... Liệu đến bao giờ, "nỗi đau da cam" ấy mới nguôi vơi?... Xã Đông Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) sáng...