Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu vào mùa đông
Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể của người phụ nữ yếu đi nên rất dễ bị bệnh, đặc biệt là vào mùa đồng khi thời tiết chuyển lạnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Trong mùa đông, để phòng ngừa các triệu chứng ốm vặt, cảm cúm thì mẹ bầu hãy bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Dưới đây sẽ là những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa đông.
Gừng
Ảnh Getty
Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Gừng giúp tăng cường tuần hoàn; Phòng chống cảm lạnh, làm ấm cơ thể rất tốt; Giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn trong quá trình mang thai.
Chính vì vậy gừng là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu. Bà bầu có thể dùng trà gừng hoặc những lát gừng tươi nguyên chất đều cho tác dụng tương đương. Ngoài ra bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào cốc trà gừng để dễ uống và tăng thêm hương vị.
Ảnh Getty
Trái cây nhà họ cam và cam cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C cần thiết giúp chống lại nhiễm trùng, xây dựng một hệ miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể có sức đề kháng tốt đồng thời giảm được các triệu chứng táo bón trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên uống một cốc nước cam ấm mỗi ngày để có sức khỏe tốt trong mùa đông.
Chuối
Video đang HOT
Đây được coi là thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung trong quá trình mang thai. Chuối giúp điều trị thiếu máu; Tăng sức đề kháng; Giảm nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi.
Tỏi
Ảnh Getty
Tỏi là một gia vị truyền thống trong các bữa ăn của người việt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt với bà bầu. Thành phần allicin có trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh giúp chống lại các virus gây bệnh. Ngoài ra trong tỏi còn có allin, glycogen và fitonxit là những chất có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm nhiễm.
Ảnh Getty
Sữa chua giúp mẹ bầu giảm được 25% nguy cơ mắc phải cảm cúm trong mùa đông. Sữa chua được lên men tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Lợi khuẩn trong sữa chua có thể đánh bại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và giúp bạn chống chọi với các nguồn lây bệnh từ bên ngoài tốt hơn, nhất là các bệnh cúm. Ngoài ra lợi khuẩn từ sữa chua giúp đường ruột của bà bầu hoạt động tốt hơn, ăn uống ngon miệng. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn một hộp sữa chua để cơ thể thanh mát và tăng cường sức đề kháng.
Thịt bò
Ảnh Getty
Một lạng thịt bò giúp mẹ bầu cung cấp đủ 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Nguồn kẽm trong thịt bò tươi giúp các tế bào bạch cầu phát triển, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây bệnh giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn trong mùa đông.
Nấm
Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là thực phẩm tốt cho bà bầu. Thành phần trong nấm có nhiều lợi ích trong quá trình mang thai như: Chất selen và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó giúp phụ nữ mang thai tránh được các bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ.
Vitamin B và kẽm có trong nấm giúp thai nhi phát triển toàn diện. Niacin trong nấm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu. Nhờ đó mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn, hạn chế táo bón và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Tuy là một thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu và nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn hạn chế không ăn quá nhiều vì sẽ gây đầy bụng, không tốt cho sức khỏe.
Các loại hạt ngũ cốc và đậu
Ảnh Getty
Các loại hạt ngũ cốc và đậu là thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu được khuyên dùng thay cho các món ăn vặt. Đa số các loại hạt này đều chứa lượng chất béo cần thiết và tốt hơn cho sức khỏe mẹ bầu. Các loại hạt cũng giàu vitamin, chất xơ, đặc biệt là sắt và canxi. Trong đó hạt hạnh nhân và hạt óc chó được sử dụng phổ biến nhất vì rất tốt cho bà bầu.
Các loại rau củ
Ảnh Getty.
Hầu hết các loại rau củ đều là thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Điển hình như cải bó xôi, rau bina, rau dền đỏ, măng tây… Trong đó có bông cải xanh có nguồn dinh dưỡng vượt trội hẳn.
Bông cải xanh rất giàu giá trị dinh dưỡng bao gồm sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và C… có tác dụng tăng cường sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Mùa đông, sờ 2 bộ phận này của con thấy mát chứng tỏ bé đang lạnh cóng
Đừng nghĩ rằng tay con lạnh nghĩa là cơ thể bé đang rất lạnh mẹ nhé.
Khi mùa đông đến, điều cha mẹ lo lắng nhất là sợ bé bị nhiễm lạnh. Để con không bị lạnh cóng các mẹ thường có thói quen sờ vào tay bé. Thấy tay con lạnh, cha mẹ thường nghĩ con đang rất lạnh nên quấn con, mặc cho con nhiều lớp quần áo dày.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, cách đánh giá bé bị lạnh hay không bị lạnh bằng cách sờ tay này thực sự là sai lầm, mặc quá nhiều vào người bé sẽ khiến bé đổ mồ hôi và dễ bị ốm. Vậy làm cách nào để bố mẹ đánh giá bé có bị lạnh hay không?
Trên thực tế, để đánh giá bé có bị lạnh hay không, chỉ cần sờ vào hai bộ phận sau đây, nếu hai bộ phận này của bé lạnh có nghĩa là bé đã rất lạnh rồi, bố mẹ đừng bỏ qua.
1. Bàn chân
Nếu cha mẹ muốn biết bé có bị lạnh không thì không nên sờ vào tay bé mà nên sờ vào chân bé. Vì bàn chân thuộc đầu dây thần kinh của cơ thể con người, do quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bé không được thông suốt, máu từ tim về sẽ chảy chậm xuống lòng bàn chân nên chân bé sẽ lạnh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Vì vậy, cha mẹ phải luôn chú ý giữ ấm chân cho bé, vào mùa đông có thể đi một đôi tất ấm cho bé, hoặc đi giày mùa đông sớm. Bệnh khởi phát từ bàn chân, lạnh từ bàn chân, nếu mùa đông chân bé luôn lạnh rất dễ bị ốm, cha mẹ cần lưu ý.
2. Cổ sau gáy
Trên thực tế, cách trực tiếp nhất để cha mẹ nhận biết bé có bị lạnh hay không là sờ gáy bé. Vì bộ phận này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của không khí bên ngoài, cũng như không bị ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chính nó, nếu cha mẹ thấy gáy và lưng của bé lạnh có nghĩa là đã đến lúc phải mặc thêm quần áo cho bé.
Tuy nhiên, nếu thấy lưng bé ấm, ướt và ra mồ hôi có nghĩa là bé mặc quá nhiều, cha mẹ nên giảm bớt quần áo cho bé một cách hợp lý để tránh bé bị cảm lạnh, ốm vặt.
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nếu thấy chân bé lạnh, cha mẹ nên kịp thời đi thêm một đôi tất giữ ấm cho bé, nếu thấy gáy bé lạnh thì tốt nhất nên mặc thêm quần áo cho bé.
Mặc dù bàn tay của nhiều trẻ sơ sinh hay bị lạnh vào mùa đông nhưng điều này chủ yếu là do tuần hoàn máu của trẻ kém hơn người lớn. Cha mẹ có thể xoa tay và chân thường xuyên hơn để tăng tốc độ lưu thông máu, điều này cũng rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
'Đón đầu' tiết trời giá rét, mẹ bầu nhớ 'ghim' 4 bí kíp siêu hữu ích, trời lạnh buốt cũng không lo bị ốm Khi mang thai, bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh, do đó cần phòng ngừa bằng cách giữ ấm cơ thể. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét, bà bầu cần giữ sức khỏe tốt để tránh mắc bệnh. Mặc đủ ấm Khi mang thai, thân nhiệt của các mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường, nhưng không nên vì thế mà...