Những loại rau dễ sinh ra độc tố khi dùng sai
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, có những loại rau sẽ trở thành độc tố nếu bạn không biết sử dụng đúng cách.
Ăn rau răm dễ bị rong huyết
Rau răm là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước.
Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Món trứng vịt lộn có tính hàn, ăn với rau răm, gừng lát và muối tiêu vừa ngon vừa bổ, nhờ phối hợp cân bằng âm – dương rất bổ dưỡng. Vị rau răm – gừng -tiêu ấm bụng, tránh được đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Ăn rau răm quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.
Uống nước má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai
Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Video đang HOT
Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
Uống nước rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai
Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu.
BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Ăn quá nhiều còn gây những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu – rất nguy hiểm, lượng cholesterol trong máu cũng tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người bị tiểu đường.
Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Ăn sắn sống dễ trúng độc
Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc.
Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả.
Theo Sức khỏe và đời sống
Ăn nhiều rau má gây vô sinh, sảy thai...
Sảy thai, vô sinh, tiêu chảy... là những hậu quả khi lạm dụng ăn rau má.
Rau má được biết đến là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng chữa bệnh. Rau má có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể như hạ huyết áp , kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu...
Do có nhiều công dụng nên rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Có thể trộn rau má chung với các loại rau khác để ăn sống, nấu canh thịt nạc, luộc chấm mắm... nhưng thông dụng nhất vẫn là nước ép rau má.
Ngày hè nóng, một cốc rau má mát lạnh có thể giải nhiệt cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái sau khi hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Tuy nhiên, điều ai cũng biết là cái gì dùng quá cũng hóa... hại. Do đó cần có những lưu ý khi ăn rau má.
Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh nên ăn bao nhiêu rau má là tốt nhất song theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, cái gì dùng nhiều cũng không tốt. Rau má cũng không phải là ngoại lệ.
Được biết, dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Dưới đây là những tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều rau má:
Tăng lượng đường trong máu
Điều này rất nguy hiểm. Lượng đường trong máu tăng khiến cho lượng cholesterol trong máu cũng tăng. Đặc biệt, đối với những người bị tiểu đường thì càng nguy hiểm.
Nhức đầu
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu , thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Giảm khả năng mang thai
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai ...
Tiêu chảy
Bản thân rau má có tính hàn nên dễ gây đầy bụng và tiêu chảy . Nhất là người nào cơ thể có thân nhiệt thấp và thường bị lạnh bụng. Nếu dùng, cần ăn kèm với một vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.
Gây sảy thai
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em , phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Theo MegaFun, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.
Theo Suckhoevadoisong
Rau má chống lão hóa Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese,...