Những loại quần chip chị em không nên mặc nhiều
Nếu chọn những loại quần chip chỉ đẹp mà không “thân thiện” với “vùng kín”, chị em có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Cách đây 2 tháng, em bị ngứa vô cùng ở “vùng kín”. Sau nhiều cách tự chữa mà không khỏi, em đã phải đi khám. Bác sĩ nói em bị nâm âm đạo và cho thuốc uống, đặt (vì bệnh cũng khá nặng rồi). Nhưng việc điều trị cũng mất rất nhiều thời gian mới khỏi. Cho dù em nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhưng tình trạng ngứa vẫn kéo dài triền miên.
Sau này, bác sĩ mới bảo em nên thay đổi loại quần chip đang mặc (sang loại cotton). Em thực hiện theo thì đúng là bệnh nhanh khỏi hơn hẳn. Em rất thắc mắc tại sao trước đó em uống và đặt thuốc mãi không khỏi mà từ khi thay đổi trang phục thì bệnh lại hết. Nhưng vì ngại nên em không dám hỏi bác sĩ đã chữa cho em.
Vậy nên, em mong bác sĩ Hoa Hồng có thể tư vấn giúp em để em hiểu hơn về vấn đề này. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Kim Ngân)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Kim Ngân thân mến,
Quần chip là một trong số những trang phục không thể thiếu được của chị em. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt thời trang mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ. Nếu chọn đúng loại quần chip tốt, “vùng kín” của chị em sẽ được bảo vệ, tránh những tác động từ bên ngoài, gây viêm nhiễm. Còn ngược lại, nếu chọn những loại quần chỉ đẹp mà không “thân thiện” với “vùng kín”, chị em có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Đó chính là lý do tại sao bạn cần lựa chọn đúng các loại quần chip tốt cho sức khỏe.
Nếu chọn đúng loại quần chip tốt, “vùng kín” của chị em sẽ được bảo vệ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quần chip là trang phục tiếp xúc trực tiếp với “vùng kín” và mặt ngoài của cơ quan sinh sản, vì vậy, nếu quần chip không làm được “nhiệm vụ” bảo vệ “vùng kín” thì nó có thể làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong âm đạo, gây các bệnh như nhiễm nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác…
Một số loại quần chip mà chị em nên tránh mặc nhiều bao gồm:
- Quần chip bằng vải bông: Loại quần này được làm từ sợi bông, nó có thể khiến cho mồ hôi ở “vùng kín” không thoát đi đâu được, từ đó gây ra sự ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men. Khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều hơn nên càng nguy hiểm.
- Quần chip chữ T: Kích cỡ nhỏ, mỏng và chật của quần chip này tạo ra tình trạng không thông thoáng, gây ngứa ngáy, nóng rát, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập về phía trước, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm bàng quang.
- Quần chip bằng ren: Quần chip bằng ren không thoáng khí nên không thoát mồ hôi. Mồ hôi bị đọng lại ở “chỗ kín” sẽ càng tạo điều kiện cho nấm và mụn phát triển, gây ngứa, nóng rát…
Tốt nhất, bạn nên hạn chế triệt để mặc các loại quần chip này, thay vào đó, bạn nên mặc quần chip bằng cotton để thoáng khí và giữ cho “vùng kín” luôn khô ráo, hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Đặc biệt, bạn cần tránh mặc quần chip quá chật hoặc bó sát. Quần quá chật sẽ chèn ép các dây thần kinh ở vùng chậu, hạn chế sự lưu thông máu nên sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe ở “vùng kín”. Ngoài nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, loại quần này còn có thể đe dọa hệ thống thần kinh và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo Thanhnien
Ẩn họa khôn lường từ quần chip
Hãy nhớ rằng những chiếc quần chip không chỉ có ý nghĩa về mặt thời trang mà nó còn là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ quên rằng việc lựa chọn quần chip cho mình là hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Dưới đây là những tác hại khi bạn lựa chọn quần chip không đúng.
Quần chip bằng bông
Sự nguy hiểm: Nhiễm nấm men.
Quần chip có nghĩa vụ bảo vệ "vùng kín" của bạn nhưng nếu mặc quần chip bằng bông sẽ khiến cho mồ hôi ở chỗ ấy thoát ra nhưng không thấm đi đâu được, vì vậy sẽ tạo ra sự ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men. Khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều hơn nên càng nguy hiểm.
Giải pháp: Bạn nên mặc quần chip bằng cotton thoáng khí, tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp hoặc bông.
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Quần chip bó chặt
Sự nguy hiểm: Tổn thương thần kinh và các vấn đề khác.
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Hơn nữa, do quần quá chật sẽ chèn ép các dây thần kinh ở vùng chậu, hạn chế sự lưu thông máu nên sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe ở "vùng kín". Ngoài nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, loại quần này còn có thể đe dọa hệ thống thần kinh và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Giải pháp: Hạn chế mặc loại quần này, chỉ nên mặc 1-2 ngày/tuần.
Quần chip lọt khe
Sự nguy hiểm: Các vấn đề về tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Y tế Georgia (Mỹ) nói rằng loại quần chỉ có một đường ở giữa như thế này nếu được mặc nhiều sẽ gây ra hậu quả không nhỏ cho sức khỏe, ví dụ như thường xuyên đau khi đi tiểu và các vấn đề về tiết niệu khác.
Chính kích cỡ nhỏ, mỏng và chật của quần chip lọt khe đã tạo ra tình trạng không thông thoáng, gây ngứa ngáy, nóng rát, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, quần lót dây còn có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập về phía trước, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm bàng quang.
Giải pháp: Chỉ mặc những khi thực sự cần thiết.
Quần chip bằng ren
Sự nguy hiểm: Không thoáng khí, gây các bệnh ở "vùng kín".
Cũng như các loại quần chip bằng bông hay sợi tổng hợp, quần chip bằng ren không thoáng khí nên không thoát mồ hôi. Mồ hôi bị đọng lại ở "chỗ kín" sẽ càng tạo điều kiện cho nấm và mụn phát triển, gây ngứa, nóng rát...
Giải pháp: Nên hạn chế mặc loại quần chip này. Thay vào đó bạn nên dùng loại quần chip bằng chất liệu cotton.
Theo Tr. Thu (Tri thức trẻ)
DHA cho mẹ và bé Nhu cầu về DHA cho trẻ đặc biệt cao trong thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh. Cơ thể em bé không tự sản xuất chất dinh dưỡng này mà phải bổ sung từ bên ngoài qua con đường nhau thai và sữa mẹ. DHA là acid béo thuộc nhóm omega-3 và là một thành phần chính của màng tế bào...