Những loại quả đặc sản dân dã của vùng đất miền Tây
Vựa hoa quả miền Tây với những loại trái cây từ lâu đã nổi tiếng tươi ngon không nơi nào có được. Đến với miền Tây, đến với vùng đất hữu tình và mến khách này, bạn hãy thử những loại trái cây đặc sản và dân dã dưới đây.
Cây thốt nốt sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea… Vùng đất Bảy núi thuộc địa phận hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang tại miền Tây được coi là xứ sở của thốt nốt. Cây thốt nốt có thân to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ và cũng là một món ăn chơi, giải khát rất bổ được nhiều người ưa thích.
Cây thốt nốt là loại cây được xem trọng trong văn hóa của người Tamil, được gọi là “karpaha Veruksham” (tạm dịch: “cây trời”) do tất cả bộ phận đều có công năng nào đó. Ảnh aFamily.
Măng cụt là loài cây ăn trái được trồng nhiều ở miền Nam nước ta bao gồm cả Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Trong đó, khu vực Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) có diện tích măng cụt được trồng nhiều nhất (khoảng 4,9 nghìn ha).
Vị chua chua, ngọt ngọt thanh mát của măng cụt đã tự nhiên đi vào lòng người như một điều hiển nhiên. Không quá kén người ăn như sầu riêng cũng không nóng như chôm chôm, mùa hè là thời điểm măng cụt được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Ngoại hình xinh đẹp cũng không thể nào che đậy hết vị ngon ngọt không chê vào đâu được của loại quả này. Chưa nói đến măng cụt còn có tính năng chống mệt mỏi, lão hóa, giảm bệnh tim mạch, củng cố hệ tiêu hóa rất tốt cho sức khỏe.
Dâu da có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn. Ảnh Internet.
Dâu da miền Tây có nhiều giống, mùi vị, độ chua ngọt khác nhau. Loại ngọt và hơi ngọt có dâu xanh, dâu Bà Phước, dâu miền dưới, dâu Hạ Châu, dâu bòn bon. Hiện nay, dâu bòn bon được coi là thế mạnh của một số nhà vườn miền Tây. So với các loại dâu khác, dâu bòn bon có nhiều ưu thế hơn nhờ trái sai, đều, độ ngọt cao, trái to, mọng nước và thích hợp với nhiều loại đất.
Chuối sáp Bến Tre có lớp ruột vàng óng, ăn sẽ thấy giòn dẻo như sáp. Phía trong ruột chuối có một rãnh mật nhỏ rất tốt cho sức khỏe. Ảnh Internet.
Chuối sáp trồng được ở một số vùng đất ở miền Nam nhưng thích hợp nhất là vùng đất Bến Tre, chuối sáp trồng ở của vùng Bến Tre ăn có hương vị khác hẳn với các vùng khác. Chuối sáp ngoài món ăn thông thường là luộc ra còn chế biến được rất nhiều món ăn khác như: chuối sáp nướng, chuối sáp chiên tẩm gia vị, chuối sáp nấu nước cốt dừa, chuối sáp nấu thịt ba chỉ…
Video đang HOT
Vú sữa Lò Rèn là thứ quả bạn nên thưởng thức khi đến với vùng đất Tiền Giang giàu tình người. Điểm nổi bật của loại đặc sản trái cây miền Tây này là có hình thức rất bắt mắt, quả có hình tròn, màu trắng. Vẻ căng bóng, ngon lành từ bên ngoài vỏ khiến bạn không thể cưỡng lại.
Để thưởng thức hết vị ngon của vú sữa, thực khách hãy vo tròn và bóp đều xung quanh cho đến khi quả được mềm nhất. Tiếp đó, bạn hãy rút cuống phía trên ra để hút những dòng nước trắng như sữa trào ra từ bên trong. Ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy vị ngọt lịm, thơm ngon tràn vào khoang miệng.
Quýt hồng Đồng Tháp
Đồng Tháp từ lâu được mệnh danh là “vương quốc quýt hồng” bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây thích hợp để quýt hồng sinh trưởng. Quýt hồng được trồng nhiều tại huyện Lai Vung với chất lượng trái ngon khó nơi nào sánh kịp. Quả quýt no tròn, vỏ láng, khi chín có màu vàng ươm, óng ả. Khi lột vỏ, một mùi thơm dễ chịu tỏa hương. Múi quýt có vị ngọt thanh, chua dịu, ăn hoài không ngán.
Vườn quýt hồng Lai Vung Đồng Tháp. Ảnh mientaycogi.
Về Miền Tây, du khách được chào đón bằng nhiều loại trái ngon, vật lạ, nhưng quýt hồng Lai Vung vẫn chiếm được cảm tình của nhiều khách thập phương bởi chất lượng ngon, không dễ hòa lẫn vào những loại trái cây có múi khác.
Dân gian thường dùng thân và quả của dây bình bát sắc lên lấy nước uống để chữa tiểu đường type 2. Ảnh Internet.
Bình bát là loại cây rất phổ biến ở miền Tây, thường mọc hoang ở ven bờ kênh rạch, chịu được phèn, có tên khoa học là Annona reticulata và thuộc chi Amona (Na). Quả bình bát dài, có hình tim và có màu vàng khi chín. Bình bát có rất nhiều hạt và tỷ lệ thịt khá ít, có thể ăn trực tiếp hoặc đôi khi được dùng làm thuốc. Quả xanh có thể dùng làm thuốc để chưa bệnh tiêu chảy, giun. Hạt, vỏ, thân thì có tính kháng khuẩn rất tốt, có thể dùng sát khuẩn, giảm nhức răng, hay trị cả chí, rận nếu dùng để gội đầu…
Món Việt "hớp hồn" nhà phê bình ẩm thực Ấn Độ, khiến khách Tây thốt lên: Bùng nổ vị giác!
Năm 2017, đài CNN của Mỹ đã lựa chọn bánh xèo vào danh sách "40 món ăn Việt Nam sẽ khiến bạn thích mê". Bánh xèo - cái tên vừa đọc lên đã gợi liên tưởng đến âm thanh "xèo xèo" hấp dẫn khi món ăn này được chế biến.
Nhưng sự hấp dẫn của món bánh này không chỉ dừng lại ở âm thanh, mà còn cả ở vẻ ngoài và mùi vị.
Món bánh xèo có màu vàng ruộm nhờ bột nghệ, có nhân rau, thịt, tôm tùy vùng miền, và ăn kèm cùng các loại rau sống theo mùa và thứ nước chấm đặc biệt - có thể là nước mắm chua ngọt hoặc loại sốt chấm khác do người đầu bếp tự sáng tạo.
Năm 2017, đài CNN (Mỹ) từng đăng tải danh sách "40 món ăn Việt Nam sẽ khiến bạn thích mê", trong đó món bánh xèo được ưu ái xếp ở vị trí thứ 3. Vốn không có từ tương đồng trong tiếng Anh, các hãng truyền thông nước ngoài như CNN thường mô tả món bánh xèo của Việt Nam là "loại bánh crepe từ bột gạo".
"Để thưởng thức món ăn này như một người địa phương, hãy cắt [bánh xèo] thành từng miếng vừa ăn, cuộn trong bánh tráng hoặc lá rau diếp và chấm với món nước sốt đặc biệt của nhà hàng", CNN viết.
Ảnh: Citypassguide
Món bánh "hớp hồn" nhà phê bình ẩm thực Ấn Độ
Báo Tribune India mới đây vừa đăng tải bài viết về bánh xèo của Việt Nam, trong đó có nêu những điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực của hai nước như sự đa dạng về món ăn, việc chú trọng sử dụng các loại thực phẩm theo mùa, hay cân bằng các nhóm dinh dưỡng trong một bữa ăn.
Tác giả của bài viết, nhà phê bình ẩm thực Pushpesh Pant, đã ghé thăm một nhà hàng món Việt Nam ở thủ đô New Delhi của một đầu bếp "từng tu nghiệp nhiều tháng ở Việt Nam và gây tiếng vang nhờ cách trình bày những món châu Á đầy sáng tạo", và cho biết trong số rất nhiều món ông đã nếm thử, thì bánh xèo đã "hớp hồn chúng tôi".
Nhà phê bình ẩm thực người Ấn Độ đã so sánh món ăn của Việt Nam có vẻ ngoài và màu sắc khá giống món bánh cheela của Ấn Độ, nhưng được làm bằng bột gạo, giòn hơn, với màu vàng từ bột nghệ không chỉ đẹp mắt mà còn đem đến một hương vị tinh tế lạ kỳ.
Ảnh: Citypassguide
Sự "bùng nổ vị giác"
John L, cây viết của trang Loves Food and Art, cho biết bánh xèo là một trong những "khám phá" yêu thích nhất của anh trong chuyến đi đến Việt Nam.
Lần đầu tiên John nếm thử bánh xèo là ở phố biển Nha Trang của Việt Nam. Nhìn chị bán hàng đổ bột, rắc nhân bánh nhanh thoăn thoát trên 6 chiếc chảo, John dã quyết định phải thử món ăn này.
Ảnh: Citypassguide
Khi người phục vụ mang bát rau sống khổng lồ gồm lá rau cải, húng bạc hà, rau ngò, húng quế, tía tô... John cứ ngỡ anh được tặng một món "salad". Trước sự bỡ ngỡ của anh, người phục vụ đã tận tình hướng dẫn cách ăn rau sống như một phần không thể thiếu trong "trải nghiệm bánh xèo."
"Theo sự chỉ dẫn của cô ấy, tôi đã lấy ra một chiếc lá rau cải và đặt nửa miếng bánh xèo vào giữa. Sau đó, tôi nhặt thêm rau thơm từ trong chiếc bát khổng lồ, cẩn thận lựa chọn mỗi loại một ít để có trải nghiệm hương vị tối đa. Sau đó, tôi cuộn tất cả lại như một chiếc bánh burito, chấm vào bát nước chấm và cắn thử một miếng.
Đó là sự bùng nổ vị giác!" - John viết.
John mô tả các loại rau sống có vị tươi mát cân bằng độ giòn béo của bánh xèo, nhân mực mềm và tinh tế, nước mắm chua ngọt cũng rất đậm đà và kích thích vị giác.
Ảnh: Rubicon Tours
Các "phiên bản" của bánh xèo
Theo China Daily HK, vỏ bánh xèo có bề ngoài tương đồng với bánh crepe của phương Tây nhưng lại có khác biệt lớn do nguyên liệu khác hoàn toàn: Nếu như phương Tây dùng bột mì khiến vỏ bánh mềm, thì bánh xèo Việt Nam dùng bột gạo và bột nghệ tạo màu vàng.
Theo The Takeout, điểm độc đáo của bánh xèo là các loại nhân bánh. Trong khi bánh xèo miền Nam có kích thước lớn, vỏ bánh được thêm nước cốt dừa, thì những vùng khác ở Việt Nam có những phiên bản "biến tấu" về cách chế biến và mùi vị rất thú vị.
Ảnh: Golden Spoon Awards
Ở Quy Nhơn, nơi nổi tiếng với món bánh xèo tôm nhảy, bánh xèo thường được làm bằng bột gạo xay thủ công và không gấp lại như bánh xèo miền Nam. Ở Quãng Ngãi, vỏ bánh xèo được thêm chút hành lá thái nhỏ và trứng nên mềm chứ không giòn rụm.
Sự khác biệt không chỉ dừng lại ở đó. Dọc theo bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, chẳng hạn như các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, chiếc bánh xèo thường nhỏ hơn. Càng về phía Nam, kích cỡ chiếc bánh xèo càng to hơn.
Theo Citypassguide, phần rìa của bánh xèo Miền Tây thường mỏng và giòn hơn phần giữa bánh, mỗi miếng bánh đều toát lên mùi thơm của cốt dừa. Nhân bánh xèo miền Tây có thêm đậu xanh làm tăng vị bùi, ngọt cho chiếc bánh, rất hợp ăn cùng rau sống, dưa góp và nước mắm chua ngọt.
Ảnh: Golden Spoon Awards
Bánh xèo miền Trung lựa chọn loại tôm vừa và nhỏ, thay thịt heo bằng thịt bò và thay thế đậu xanh bằng hành tây và hành lá.
Đến nay, nguồn gốc của bánh xèo vẫn còn là một bí ẩn, nhưng có ý kiến cho rằng vỏ bánh cho nước cốt dừa của miền Nam có nguồn gốc từ cách nấu ăn của người Khmer, và các loại bánh xèo miền Trung cỡ nhỏ hơn có thể được ảnh hưởng từ người Tây Nguyên hoặc người Chăm ở Bình Định./.
Hiểu hơn về văn hóa ẩm thực địa phương của tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 Đại diện cho đồng bào dân tộc Tày, thí sinh Nông Thúy Hằng đã xuất sắc trở thành tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022. Qua đó, tạo nên sự thích thú cho những ai yêu thích ẩm thực vùng miền, muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa ẩm thực của người Tày. Đối với người Tày, do sống gần...