Những loại nước uống mát và cực tốt cho sức khoẻ ngày nắng nóng
Không cung cấp đủ nước vào những ngày nắng nóng có thể khiến cơ thể suy nhược, thậm chí có trẻ bị ngất choáng. Sau đây là một số loại nước uống tốt cho sức khỏe trong những ngày nắng nóng.
Ảnh minh hoạ: Internet
Mùa hè nóng bức, ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, chính vì thế, nhu cầu uống nước là rất cao.
Vì thế, uống nước hợp lý trong mùa hè rất quan trọng. Bình thường, khuyến cáo uống 1-1,5 lít nước, mùa hè thường phải gấp đôi, tùy vào cơ địa từng người. Lượng nước này không bắt buộc với ai, có người uống không ra mồ hôi. Uống nước đến ngưỡng thấy không hấp thụ được thì không nên tiếp tục.
Đối với trẻ em cũng như người lớn, không nên sử dụng nhiều các loại nước giải khát có đường hay có ga, các loại nước tăng lực vì thành phần chủ yếu của chúng là đường sucrose, trong khi các loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể lại không được cung cấp đầy đủ. Do vậy, tốt nhất, nên uống nước đun sôi để nguội hay đã tiệt trùng hoặc cũng có thể thay thế nước đun sôi bằng các loại trà giải nhiệt như trà xanh, rễ cỏ tranh, nước rau má, sinh tố dưa hấu, đu đủ, cam… không thêm đường để tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Loại nước uống này là đồ uống năng lượng tự nhiên giúp tích tụ huyết tương và chất lỏng cơ thể. Điều đó giúp cơ thể chống mất nước và mệt mỏi. Bạn có thể thêm lá bạc hà vào nước mía khi ép để làm tăng hương vị cho đồ uống này. Ảnh minh hoạ: Internet
Nước sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, chữa khát, cảm mạo, sốt, lỵ, mụn nhọt. Thức uống từ sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi. Trong sắn dây có chất isoflavon giúp làm giảm huyết áp, tăng lượng máu lên não nên cũng là đồ uống phòng cao huyết áp.
Nước ép dưa hấu
Một trong những loại trái cây giải nhiệt tốt nhất là dưa hấu và hiệu quả hơn là nước ép của nó. Loại nước ép này rất tươi mát và tính chất hydrate hóa của nó giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và khỏe mạnh. Nó cũng làm giảm đau nhức cơ bắp sau tập luyện, tốt cho thận, mắt và tim mạch. Nước ép dưa hấu tốt cho trẻ em và người già vào ngày nhiệt độ tăng cao.
Nước mía
Loại nước uống này là đồ uống năng lượng tự nhiên giúp tích tụ huyết tương và chất lỏng cơ thể. Điều đó giúp cơ thể chống mất nước và mệt mỏi. Bạn có thể thêm lá bạc hà vào nước mía khi ép để làm tăng hương vị cho đồ uống này.
Trong cà chua chứa lượng vitamin A, C và lycopene có lợi cho sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm đẹp da mà chúng còn rất phù hợp để giải khát. Một lưu ý nhỏ khi dùng loại nước này đó chính là tránh dùng chúng khi bụng rỗng. Ảnh minh hoạ: Internet
Video đang HOT
Nước chanh bạc hà
Chanh cung cấp nhiều vitamin C, B1 và các vitamin có lợi khác cho cơ thể. Thức uống này rất lành mạnh và dễ dàng làm mát cơ thể nhanh chóng. Thêm vài lá bạc hà vào cốc nước chanh thông thường của bạn và thưởng thức đồ uống giải khát siêu ngon và tốt cho sức khỏe này.
Nước dừa
Đây là đồ uống giải khát được nhiều người sử dụng trong những ngày nắng nóng, nước dừa có vị ngọt ấm, không độc, giúp cơ thể tăng cường trí lực, việc uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Mùa hè đến, bạn chỉ cần mua dừa về, chút nước ra ca, nạo cơm dừa non cho vào, thêm đường, đá lạnh là đã có thức uống giải khát lý tưởng, bổ dưỡng.
Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thảo dược giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể, giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như tăng huyết áp, cholesterol máu tăng, xơ vữa động mạch… Nên uống vào buổi sáng, trưa, chiều; không uống vào buổi tối để khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có thể dùng tươi hoặc phơi khô nấu thành nước uống hàng ngày, có thể cho thêm mía lau, lá dứa. Nước này dùng uống thay nước lọc hàng ngày rất tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet
Sinh tố rau má
Loại thảo dược này có vị đắng ngọt, tính hàn, ăn lúc còn tươi giúp duy trì sự trẻ trung. Rau má có chứa vitamin B1, B2, B3, C và K. Các loại vitamin này sẽ có tác dụng trong việc làm giảm bớt căng thẳng, giúp giải độc gan và giúp thúc đẩy tiêu hóa. Sinh tố rau má bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp tăng trí nhớ, thị lực, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Nước ép dưa chuột
Ngày hè nắng nóng kèm theo hoạt động sẽ khiến cơ thể toát mồ hôi và dẫn đến tình trạng mất nước. Lúc này, một ly nước ép dưa chuột sẽ vừa giúp bù nước vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hiệu quả đấy.
Nước ép cà chua
Trong cà chua chứa lượng vitamin A, C và lycopene có lợi cho sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm đẹp da mà chúng còn rất phù hợp để giải khát. Một lưu ý nhỏ khi dùng loại nước này đó chính là tránh dùng chúng khi bụng rỗng.
Nước râu ngô
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có thể dùng tươi hoặc phơi khô nấu thành nước uống hàng ngày, có thể cho thêm mía lau, lá dứa. Nước này dùng uống thay nước lọc hàng ngày rất tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo .tienphong.vn
Người mắc bệnh hen, tập thể dục không đúng cách dễ đột quỵ?
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải đúng cách, nhất là trong những ngày hè nóng bức như hiện nay. Và người bệnh bị hen suyễn nếu tập gắng sức rất dễ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đột quỵ ngay khi tập.
Mỗi người cần có một phương pháp tập luyện riêng cho chính mình nếu mắc hen. Ảnh minh họa
Nhập viện sau khi chạy bộ
Cách đây hai năm, bà Nguyễn Thị Toan (ở Hà Nội) bị hen suyễn, bác sỹ dặn sau khi xuất viện phải chú ý đến việc luyện tập thể dục để tránh dễ phát bệnh. Từ đó bà thường chạy bộ mỗi ngày.
Những hôm thời tiết nóng đến 40 độ, bà cũng vẫn chạy như thường ngày. Sau buổi tập, bà cảm thấy mệt hơn. Tối đến bà thấy người khó chịu, bệnh hen suyễn càng nặng hơn nên gia đình vội đưa vào viện. Nhờ vào viện kịp thời, tình trạng của bà đã nhanh chóng được kiểm soát. Bà cho biết, bác sỹ nói nguyên nhân chính dẫn đến cơn hen suyễn tái phát chính là vì tập thể dục cường độ cao sau khi bị cảm lạnh.
ThS.BS Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Trưởng tiểu ban Y tế phục vụ các Đội tuyển Quốc gia cho biết, thời tiết nắng nóng luôn là nguy cơ gây ra những tai biến, đặc biệt là khi tập luyện thể thao. Người ta có thể không đột quỵ vì tim mạch nhưng có thể gặp hiện tượng say nắng, say nóng, sốc nhiệt. Với những người mang bệnh lý hen khi luyện tập trong thời tiết quá nóng, gánh nặng càng tăng lên. Nguy cơ bị tai biến, chấn thương, thậm chí đột quỵ tử vong là điều dễ sảy ra.
Đã có quy định với nhiệt độ tập luyện trên 32 độ C là phải có phương tiện bảo vệ, biện pháp phòng ngừa bằng cách bổ sung nước thường xuyên, kiểm soát khối lượng tập phù hợp. Đây là lời khuyên với những người khỏe chứ chưa nói đến những người mang yếu tố bệnh hen.
Bởi vậy, mọi người nên tránh tập gắng sức, thay đổi bài tập một cách đột ngột hay kéo dài thời gian tập quá dài vì sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.
Theo Hội hô hấp TP Hồ Chí Minh, tuy gắng sức là yếu tố có thể làm cơn hen khởi phát nhưng không vì thế mà bệnh nhân hen không được gắng sức, không được tập luyện, thi đấu thể dục thể thao. Ngược lại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện thể lực lâu dài sẽ góp phần giúp kiểm soát bệnh hen tốt hơn và giảm được tỷ lệ nhập viện vì hen. Chỉ có điều cần chú ý, mọi người cần lựa chọn môn cũng như kiểm soát được lượng tập trong chừng mực mà cơ thể có thể chịu đựng được, không gắng sức quá mức.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở nhiều, đau chân kiểu co thắt, cảm giác choáng váng, lảo đảo, vã mồ hôi phải ngưng tập. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên và trợ giúp thích hợp trước khi tiếp tục tập vận động.
Cần kiểm tra sức khỏe trước khi lựa chọn tập luyện
ThS.BS Nguyễn Văn Phú cho biết thêm, bệnh hen có nhiều thể loại nên đầu tiên phải đi khám để xác định xem nguyên nhân gây bệnh hen là do đâu.
Có những người bị hen khi có những tác nhân từ phía bên ngoài môi trường, như bụi phấn, thức ăn, dị vật nào đó... Họ sẽ không thể tập luyện được ngoài trời mà phải ở trong phòng. Hoặc không được tiếp xúc với điều kiện khói bụi mà những người bình thường khác vẫn tập. Những người này cần có điều kiện tập luyện riêng, nếu không cơn hen sẽ khởi phát.
Nhóm hai là những người bị cơn hen, đặc biệt cơn hen gắn với bệnh tim mạch. Khi tập luyện gắng sức hoặc tới mức độ nào đó, cơn hen sẽ xuất hiện. Điều này trong thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng gặp rất nhiều. Vận động viên vừa phải điều trị hen vừa phải thi đấu thể thao đã có nhiều ghi nhận. Nếu tập luyện cần xác định cường độ vận động phù hợp với cá nhân họ để tránh vượt qua ngưỡng đó.
Nhóm thứ ba liên quan đến tuổi bị bệnh. Ví dụ bị hen kéo dài, người cao tuổi... Những người này cần phải có chế độ tập luyện riêng và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
"Không có chế độ tập luyện chung nào cho những người bị hen cả. Người bị hen phải tập theo cách chỉ riêng cá thể họ để đáp ứng được. Mục đích của tập luyện thể thao là hướng đến cải thiện sức khỏe. Để cải thiện sức khỏe phải tập luyện trong ngưỡng chịu đựng nhất định. Ngưỡng chịu đựng này ở người bị hen không được đo lường thông thường như tất cả người khác mà cần có cách kiểm tra riêng. Thời gian, tần số, khối lượng tập luyện phải căn cứ vào diễn biến bệnh. Một khi đã mang yếu tố bệnh hen trước khi bắt đầu tập luyện nhất thiết phải có kiểm tra sức khỏe, đánh giá nguyên nhân bệnh lý và biện pháp phòng tránh phù hợp sau mới bước vào tập luyện", BS Nguyễn Văn Phú nhấn mạnh.
Cũng theo BS Nguyễn Văn Phú, để đảm bảo sức khỏe khi tập luyện thể thao ngày nắng nóng cần lưu ý: Đảm bảo bồi phụ đủ nước, các chất muối điện giải trong suốt quá trình tập luyện. Về nguyên tắc không được chờ đến lúc khát mới bổ sung nước. Từ lúc kết thúc bài tập cho đến buổi tập sau theo dõi trạng thái chung của cơ thể, nếu màu sắc nước tiểu bình thường là cơ thể đã bù nước đủ.
Đảm bảo giấc ngủ. Dù tập luyện trong thời tiết nóng có những phản ứng bất lợi với cơ thể. Nhiều người mất ngủ do nắng nóng quá. Mất ngủ cộng với tập luyện gắng sức sẽ dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.
Cần chia nhỏ khối lượng tập luyện. Chẳng hạn, trước có thể chơi tenis 2 - 3 tiếng/ buổi, trong điều kiện thời tiết nắng nóng cần giảm đi, có thể chơi nửa tiếng xong nghỉ rồi chơi tiếp.
Lựa chọn điều kiện tập luyện phù hợp. Ví dụ thay đổi giờ tập, khu vực tập luyện để tránh tác động nhiệt độ nắng nóng. Vào mùa hè, bạn nên tránh tập vào giờ nắng cao điểm. Tránh thời điểm từ 10-16h vì lúc này nhiệt độ cao nhất, sức nóng mạnh dễ khiến bạn bị kiệt sức, choáng. Nên tập vào sáng sớm hoặc chiều tối, tối là khoảng thời gian nhiệt độ đã giảm xuống, giúp bạn tập tốt, hiệu quả hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tập luyện thể thao mà thấy có những triệu chứng chóng mặt, buôn nôn, nhức đâu, mỏi mệt... thi đây là những triệu chứng báo hiệu cho biêt đã tập sai cách hoặc cơ thê đang mât nhiêu nước. Khi đó cần ngừng tập, tìm chỗ mát để nghỉ ngơi, bổ sung nước.
Theo giadinh.net
Cô gái 24 tuổi phải uống thuốc viagra của nam giới trong hơn 10 năm, sự thật đằng sau mới đau lòng Lưu Hồng Diệm đươc chân đoan bênh tư năm 10 tuôi. Tư đo đên nay, hơn 10 năm, cô phai uống thuốc tăng cường sinh lý nam để duy trì mạng sống, tại sao vậy? Ngày 5/5 là ngày tăng áp động mạch Phổi thế giới, trong ngày này có một video được đăng tải trên trang "The Wind", về bệnh nhân Lưu...