Những loại gia vị này có khả năng phòng bệnh hiệu quả
Những loại gia vị như tỏi, gừng, ớt… khi chế biến với các món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng bệnh.
Nghệ
Với thuộc tính chống viêm và chống ôxy hóa, nghệ giúp làm lành các tổn thương. Nghệ còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, lọc máu. Bạn hãy kết hợp nghệ trong các món ăn yêu thích.
Gừng
Gừng tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày-ruột. Gừng cũng có tác dụng tốt trong điều trị các rối loạn thấp khớp, viêm và giúp bạn đối phó với các vấn đề sức khỏe thường gặp như buồn nôn, cảm lạnh và say xe. Đây là loại gia vị sẵn có, bạn nên thường xuyên sử dụng khi nấu nướng.
Tỏi
Tỏi là một trong những gia vị hàng đầu mà các chuyên gia khuyên dùng. Tỏi giúp giảm nồng độ cholesterol và giải độc cơ thể.
Video đang HOT
Lá kinh giới thường được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian, chữa cảm cúm, rôm sảy, mẩn ngứa… Chất carvacrol có trong lá kinh giới còn giúp chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ớt
Chất capsaicin, thành phần chính có trong ớt giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa béo phì. Ngoài ra, ớt (nhất là ớt paprika) còn chứa chất flavonoids giúp trung hòa các gốc tự do, thúc đẩy giải độc cho cơ thể và giảm nhẹ các cơn đau mãn tính cũng như viêm khớp.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Bài thuốc chữa viêm âm đạo, viêm tinh hoàn bằng lá lốt
Lá lốt được dùng phổ biến làm rau ăn, gia vị đồng thời cũng được nhân dân rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ.
Ảnh minh họa
Lá lốt còn gọi là rau lốt, có tên khoa học là Piper lolot C. DC. thuộc họ cây hồ tiêu. Lá lốt thuộc loại thân thảo cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong...
Đây là loại lá được dùng phổ biến làm rau ăn, gia vị đồng thời cũng được nhân dân rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ.
Cách dùng lá lốt làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 - 9.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Cây lá lốt dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Sau đây là một số bài thuốc có cây lá lốt:
- Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
- Chữa đau nhức xương khớp: 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
- Chữa bệnh mồ hôi tay: 30g lá lốt tươi, một chút muối, 1 lít nước, đun sôi. Dùng nước còn ấm ngâm tay chân ngày 1 lần trước khi đi ngủ, làm thường xuyên.
- Chữa bệnh tổ đỉa: Lá lốt giã nát chắt lấy nước cốt, uống hết 1 lần. Bã cho vào nồi đổ 3 bát nước sắc kỹ dùng để rửa vùng tổ đỉa.
Rửa xong lau khô rồi lại lấy bã lá lốt đã sắc đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi.
- Chữa thương hàn, giải cảm: 20 cái lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2g gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g.
Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
- Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Bộ lạc thọ hơn 100 tuổi chạy khỏe nhất hành tinh Người Tarahumara chạy bộ với đôi dép cao su, coi chạy bộ là điều tự nhiên như thói quen ăn, ngủ. Cách bộ lạc Tarahumara sinh tồn tại các hẻm núi với địa hình khắc nghiệt ở Tây Sierra Madre, thuộc miền Bắc Mexico, luôn là điều huyền bí với con người hiện đại. Theo Men's Health, bộ lạc này có tuổi thọ...