Những loại bánh mì lạ của các quốc gia trên thế giới
Bánh mì làm từ thanh long hay vỏ cây… được xem là những món ăn đặc biệt tại một số quốc gia trên thế giới.
Bánh mì thanh long: Mới đây, phiên bản bánh mì thanh long vừa xuất hiện tại Việt Nam đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các tín đồ ẩm thực. Những chiếc bánh mì đặc biệt này được sáng tạo ra với mục đích “giải cứu” thanh long không thể xuất khẩu do ảnh hưởng của virus corona. Ảnh: Normaltus.
Những nguyên liệu cần có để làm ra một ổ bánh mì thanh long bao gồm bột mì, sữa đặc, sữa bột nguyên kem, bơ, đường, men nở và thịt thanh long ruột đỏ. Sau khi nướng chín, bánh mì sẽ có vỏ ngoài lấm tấm hạt đen, bên trong ruột màu hồng đỏ, khi thưởng thức có mùi thơm nhẹ. Ảnh: Diadiemanuong_hn, saigonese1993.
Bánh mì vỏ cây: Đây là loại bánh mì truyền thống của người Scandinavia, được chế biến từ vỏ cây thông và bạch dương. Vào những năm mùa màng thất bát đầu thế kỷ 19, người dân Bắc Âu đã dùng vỏ cây khô để nghiền thành bột làm bánh. Loại bánh mì này có vị đắng nhẹ, khi ăn sẽ cảm nhận được mùi gỗ thoang thoảng. Ảnh: Villit.juuret.
Video đang HOT
Bánh mì đóng hộp: Từ thế kỉ 17, người dân vùng New England (Mỹ) đã sử dụng món bánh mì nâu như nguồn lương thực thiết yếu hàng ngày. Món ăn này được làm từ lúa mạch đen, bột mì, ngô rồi trộn cùng mật mía và rượu rum sau đó đem hấp cách thuỷ hoặc nướng giòn. Vào những năm 1920-1930, một công ty chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp đã cho món bánh mì này vào trong lon để việc thưởng thức chúng được tiện lợi hơn. Ảnh: Bea.boulangerie.
Bánh mì bện là loại bánh khá phổ biến ở các nước như Thụy Sĩ, Áo, Đức… Món ăn này được làm từ bột mì, sữa, trứng, bơ và men nở. Bột bánh sau khi nhồi xong sẽ được bện lại thành từng thớ trông như tóc phụ nữ. Ngày nay, người Thuỵ Sĩ thường sử dụng bánh mì bện để ăn kèm với bơ, phô mát, thịt nguội hoặc các loại mứt trái cây. Ảnh: Jea.ruh, monikaportner.
B ánh mì em bé: Ở một số quốc gia Nam Mỹ, người ta thường làm những chiếc bánh cuộn ngọt có tạo hình trông giống em bé để tưởng nhớ những người quá cố trong các dịp lễ hội quan trọng. Món bánh này có nhân bao gồm quế, nho khô vàng, kẹo trái cây và hoa hồ. Ảnh: Thecreativecaterer, capulicakery.
Theo Zing
Món ăn may mắn ngày Tết của các quốc gia châu Á
Dưới đây là những món ăn truyền thống mang ý nghĩa đại diện cho sự may mắn trong ngày Tết Nguyên đán tại các nước châu Á.
Malaysia và Singapore: Trong mâm cơm đầu năm của người Singapore và Malaysia đều có chung một món ăn truyền thống được gọi là gỏi cá Yu Sheng. Món ăn với màu sắc bắt mắt này thường được dùng làm khai vị trong những bữa tiệc năm mới với ý nghĩa mang lại khởi đầu may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Gỏi cá Yu Sheng được chế biến từ cá hồi tươi kết hợp các loại trái cây và rau củ như bưởi, đu đủ, củ cải, cà rốt thái sợi, rau sống, đậu phộng, vừng... Khi thưởng thức món ăn này, thực khách sẽ rưới nước sốt được làm từ quả mận lên trên các loại nguyên liệu và trộn đều là có thể thưởng thức ngay. Ảnh: Foodie_travel_hk, miss_polkadot.
Nhật Bản: Không giống một số quốc gia châu Á, người Nhật ăn mừng năm mới trùng với dịp Tết Dương lịch. Trong ngày này, họ sẽ cùng nhau thưởng thức món ăn đặc biệt có tên gọi là Osechi.
Những phần Osechi sẽ được chế biến kỹ lưỡng trước đêm giao thừa, bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày... Tất cả sẽ được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật sang trọng. Mỗi loại thức ăn trong Osechi lại mang một ý nghĩa may mắn riêng. Ở mỗi địa phương khác nhau, các thành phần trong khay Osechi sẽ có những thay đổi nhất định.
Hàn Quốc: Tại xứ sở kim chi, người ta thường thưởng thức món canh bánh gạo (Tteokguk) trong bữa cơm ngày đầu năm mới. Món ăn này được làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Vào năm mới, các gia đình người Hàn sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức món canh này nhằm đánh dấu cột mốc bước sang một tuổi mới.
Việt Nam: Bánh chưng, bánh tét là 2 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Hai món bánh truyền thống này đều có phần dây lạc buộc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình cũng như sự gắn kết dân tộc.
Campuchia: Trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia, các gia đình thường quây quần bên nhau để cùng thưởng thức món cà ri cay nồng.
Lào: So với các quốc gia khác, người Lào thường đón năm mới khá muộn, thường vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hàng năm. Vào những ngày Tết cổ truyền như Songkran hoặc Pi Mai, người dân đất nước Triệu Voi thường thưởng thức món Lạp để cầu mong may mắn và phúc lộc dồi dào trong năm mới. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ, trộn với các loại rau mùi, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, thường ăn kèm với cơm nếp dẻo.
Trung Quốc: Trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường có thói quen thưởng thức sủi cảo. Bởi món ăn này có hình dạng giống quan tiền nên được quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm. Vào đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau để gói sủi cảo và thưởng thức chúng trong không khí đầm ấm của ngày Tết.
Theo Zing
Món ăn truyền thống dịp năm mới của các quốc gia trên thế giới Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có một món ăn truyền thống vào dịp năm mới nhưng đa số đều thể hiện ước vọng về sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc. Tây Ban Nha: Vào thời khắc giao thừa, người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông ngân vang đầu tiên của năm mới. Phong...