Những lo lắng thừa của mẹ về trẻ sơ sinh
Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi.
Nhiều mẹ do lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an khi nhận thấy một số hành động hay dấu hiệu kì lạ ở con như việc trẻ hắt xì hơi liên tục, tạo âm thanh lạ khi ngủ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên gia khi gặp các hiện tượng này bố mẹ không cần lo lắng thái quá vì đó chỉ là những dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh.
1. “Xì hơi” liên tục
Con hắt xì nhiều có phải con bị cúm hay con có vấn đề gì về hô hấp không? Điều này chắc hẳn sẽ khiến nhiều mẹ lo lắng. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Tuy nhiên, bé hắt xì nhiều chỉ đơn giản là do có thể trẻ đã hít phải một chút nước ối trong lúc sinh, khi hắt xì, bé sẽ đẩy hết những chất này ra, do đó, các mẹ không nên quá lo lắng.
Tuy không phải bé nào cũng hay “xì hơi” nhưng hành động thải khí và ợ hơi chỉ là một vài trong những điều tự nhiên các bé thường làm. Trong thực tế, chúng ta “xì hơi” từ 6 đến 20 lần một ngày, và hầu hết người lớn kín đáo hơn trong chuyện này. Do vậy, chỉ khi bé xuất hiện những triệu chứng khó chịu do hậu quả của việc thải khí ra ngoài, mẹ mới nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
2. Cái gì cũng cho vào mồm
Cha mẹ thường lo lắng về nguy cơ nghẹt thở hay nhiễm vi trùng khi bé mút tất cả mọi thứ có trong tay (kể cả bàn tay của bé). Tuy nhiên, mút (gặm, cắn, nhai) thực sự là một phần bình thường trong sự phát triển của bé mới sinh.
Trong năm đầu đời, trẻ con khám phá mọi vật xung quanh thông qua các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác. Trẻ học cách làm quen với các cử động của tay: với, giật, nắm nhưng vẫn chưa thể cảm nhận được mọi vật qua các ngón tay. Do đó, khi cầm trong tay vật nào đó, trẻ sẽ có ham muốn khám phá kĩ hơn. Khi cầm một vật gì đó cho vào mồm, bé có thể khám phá được vật liệu đó cứng hay mềm, nhận biết được thứ ngon, dở…
Trẻ càng khám phá nhiều thì càng học hỏi được nhiều thứ. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý nhiều hơn để bảo vệ bé trước tất cả các mối nguy nghẹt thở. Nên cho phép bé chơi với những đồ vật đủ lớn để bé khó bỏ lọt thỏm nó vào trong miệng, tránh để bé tiếp xúc với những món đồ nhỏ như viên bi, hạt lạc…
Trong năm đầu đời, trẻ con khám phá mọi vật xung quanh thông qua các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác (Ảnh minh họa)
3. Hay bị nấc
Nhiều cha mẹ thường lo lắng khi trẻ sơ sinh hay bị nấc cục sau khi bú. Trẻ nấc là dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.
Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Video đang HOT
Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh….Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.
4. Bị nôn trớ khi ăn
Đối với trẻ sơ sinh, việc nôn trớ sau khi ăn là một hiện tượng bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Trước 6 tuổi, thực quản – dạ dày trẻ gần như là một đường thẳng, chưa tạo thành góc cong rõ rệt như người lớn. Do đó, thức ăn đưa vào rất dễ trào ngược lên. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gây kích thích co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng này.
Khi cho trẻ tiếp xúc với một món ăn mới, có nhiều bé không quen sẽ dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Mẹ đừng căng thẳng khi con nộn ọe mỗi lần thử một món mới nào đó, điều đó là hoàn toàn bình thường khi sữa mẹ và bột mịn là thức ăn duy nhất trẻ hấp thu trước khi thử những đồ ăn thô và rắn hơn. Đừng để việc bé nôn ọe cản trở bạn cho bé nếm thử nhiều món mới.
Đối với trẻ sơ sinh bị nôn mửa, rất nên được cho uống 2-3 muỗng cà phê nước điện giải (bù nước) mỗi 15 hoặc 20 phút/ lần. Nếu việc nôn mửa không tái diễn trong ít nhất một vài giờ, bạn có thể dần dần tăng số lượng uống nước điện giải cho trẻ. Sau 8 giờ mà trẻ không nôn mửa, bạn có thể bắt đầu áp dụng công thức cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên với số lượng thức ăn tăng dần.
5. Bong tróc da
Bong tróc da là dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh. Khi ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi nước ối. Điều này khiến da bé được phủ một lớp màu trắng để bảo vệ bé khỏi môi trường nước, lớp màu trắng này được gọi là vernix. Khi bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, chất vernix sẽ bị cọ xát và dần mất đi. Các chất màu trắng này sẽ trở nên khô ở da bé và bắt đầu bong ra.
Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong khoảng 24 giờ sau lần tắm đầu tiên của bé, có những lớp màu trắng đục bong ra. Khi hiện tượng này xảy ra, ba mẹ chỉ cần giữ những lưu ý bình thường về việc tắm cho bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng loại xà phòng có độ pH rất nhẹ và dành riêng cho em bé. Ngoài ra, nên hạn chế xà phòng hay sữa tắm có mùi thơm đậm và nhiều màu sắc vì da bé sơ sinh dễ bị kích ứng với các tinh dầu thơm và chất tao màu có trong xà phòng.
6. Gây tiếng động lạ khi đang ngủ
Nhiều mẹ lo lắng khi nghe thấy những âm thanh lạ mà bé phát ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng bình thường của trẻ. Có một số lý do khiến trẻ sơ sinh có thể phát ra âm thanh cực kỳ lạ trong khi chúng ngủ – những âm thanh mà mẹ có thể liên tưởng tới tiếng gầm gừ của loài động vật trong rừng. Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn.
Theo Khampha
10 thắc mắc về trẻ sơ sinh khiến mẹ nào cũng 'phát khóc'
Khi sinh con đầu lòng, nhiều cha mẹ chưa có kinh nghiệm nên có hàng trăm khúc mắc và lo ngại.
Những tháng đầu đời là rất quan trọng đối với sức khỏe của bé yêu, nên cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý.
1. Sao con khóc nhiều thế?
Theo nghiên cứu về hội chứng rung lắc ở trẻ em, khóc lớn và nhiều là biểu hiện phát triển bình thường của trẻ sơ sinh. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở tuần thứ 2 và kéo dài đến khi bé 5 tháng tuổi.
Các nhà khoa học khuyên rằng khi bé yêu trải qua quãng thời gian này, mẹ nên bình tĩnh, "điều đó là bình thường ở trẻ nhỏ, hãy bế bé đi lại trong vài phút". "Đôi khi các bé khóc chỉ vì chúng cần thoát năng lượng ra ngoài".
2. Bao nhiêu lâu cho con ăn một lần?
Nếu có thể bạn nên cho trẻ dùng sữa mẹ, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Thông thường, với trẻ sơ sinh nên cho con bú khoảng 12 lần một ngày. "Mặc dù là hơi nhiều nhưng bất cứ khi nào các bé đói, mẹ nên cho bé bú. Đừng cố hạn chế với bé". Mỗi lần cho con bú thường kéo dài khoảng 10 đến 15 phút. Hãy cho trẻ dùng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu trước khi cho bé ăn dặm.
3. Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?
Vì sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thường bị giảm cân, nên cha mẹ cần lưu ý giúp con tăng cân trở lại, đó là lí do tại sao mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên. Khi đã bắt kịp với cân nặng, giấc ngủ của bé có thể kéo dài trên 4 giờ mỗi lần.
Nếu lo lắng rằng con chưa tăng đủ cân, trong một vài tuần đầu, mẹ có thể đánh thức con dậy để cho ăn thêm nhưng sau này không cần thiết duy trì. Khi bé yêu phát triển tốt, hãy để cho bé ngủ và thức giấc một cách tự nhiên.
Khi bé yêu phát triển tốt, hãy để bé ngủ và thức dậy một cách tự nhiên (Ảnh minh họa)
4. Cách vỗ cho bé hết trớ?
Sau khi ăn, cha mẹ nên vỗ nhẹ vào lưng bé bằng cách bế bé áp vào ngực, đặt cằm bé tì lên vai mẹ. Sau đó nhẹ nhàng vỗ lên lưng bé để giúp bé hết trớ. Ngoài ra, mẹ có thể bế bé trong lòng, vuốt nhẹ trước ngực cho bé.
5. Quấn tã cho trẻ?
Quấn tã giúp bé ngủ thoải mái hơn vì nó giúp bé có cảm giác dễ chịu như khi còn trong bụng mẹ. Trên thực tế, có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này, điều mấu chốt là đến thời điểm nào thì các mẹ nên ngừng quấn tã cho trẻ.
Khi bé yêu của bạn có thể chất tốt để lẫy, khoảng đến tháng thứ 4 là mẹ nên ngừng quấn tã. Nếu khi trẻ biết lẫy mà bạn vẫn dùng tã cho trẻ, điều đó sẽ khiến cho trẻ khó thở hoặc gặp khó khăn khi lẫy".
6. Khi nào thì nên cho bé tiêm vắcxin?
Tất cả các bé nên được tiêm viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh để giúp bé tránh khỏi các bệnh truyển nhiễm. Khi bé khoảng 2 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tiêm mũi vắc xin đầu tiên để ngăn ngừa các bệnh như bệch hầu, uốn ván, ho gà, viêm phổi, bệnh bại liệt và một số các bệnh khác. Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian này, mẹ cũng cần cho bé tiêm mũi viêm gan B thứ 2.
7. Có nên bổ sung thêm Vitamin cho bé?
Nên cung cấp thêm vitamin D cho bé, vì sữa mẹ không cung cấp đủ lượng cần thiết. Khi em bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển sang bổ sung vitamin tổng hợp bao gồm vitamin D và sắt. Nếu cho bé dùng sữa ngoài, thì không cần phải bổ sung thêm vitamin, bởi trong sữa bột công thức có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng dành cho bé.
8. Có nên bế bé ra ngoài?
Các chuyên gia khuyên chị em nên bế bé đi dạo bên ngoài để hít thở bầu không khí trong lành. Khi được ra ngoài, bé sẽ được tiếp xúc với cảnh vật và các âm thanh khác nhau, điều này tốt cho sự phát triển trí não và thính giác của bé. Một nguyên tắc nhỏ khi bế trẻ ra ngoài, mẹ nên cho bé ăn mặc thoải mái, không nên mặc quá nhiều. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng kem chống nắng, vì vậy mẹ nên tránh những lúc trời nắng.
Bế bé đi dạo bên ngoài sẽ giúp cho sự phát triển trí não và nhận thức (Ảnh minh họa)
9. Nên làm gì khi không hài lòng với bác sĩ nhi khoa của con?
Nếu bạn cảm thấy bác sĩ nhi khoa của con không cung cấp những thông tin tốt và hữu ích nhất, hãy nói chuyện thẳng thắn với họ hoặc có thể thay đổi bác sĩ khác. Đây là việc các mẹ nên làm vì nó ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe của con.
10. Nên làm gì khi có trường hợp khẩn cấp?
Những tháng đầu đời là rất quan trọng đối với bé, do đó mẹ nên thường xuyên gọi điện hỏi tư vấn từ các bác sĩ khoa nhi. Nếu bạn không thể liên lạc được với họ, hoặc con cần chăm sóc ngay, hãy đưa con đến phòng khám. Đặc biệt khi bé bị sốt cao, hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Theo Khám Phá
Những tác hại không ngờ của đường đối với sức khỏe trẻ Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trẻ tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe. Kem, bánh sinh nhật và bánh quy là những món "khoái khẩu" của trẻ nhưng mẹ có biết 16% calorie hàng ngày của trẻ đến từ lượng đường có trong những thực phẩm này. Ăn...