Những khoảng trống đáng lo ngại
Chỉ còn ít ngày nữa là năm học 2018 – 2019 kết thúc. Các trường sẽ tổ chức lễ bế giảng, tổng kết năm học vào ngày 24/5. Sau đó là học sinh được nghỉ hè.
Ảnh minh họa
Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên, cũng trong thời gian này, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông báo Bắc bộ và Trung bộ, trong đó có Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 – 39oC. Nói trùng lặp là bởi có thời gian tự do, lại đúng đợt nắng nóng, các em, nhất là các em trai sẽ càng thấy sự quyến rũ từ làn nước mát của những con sông, dòng suối, ao hồ, bãi biển…
Dù không muốn nhưng sự liên hệ giữa những ngày Hè không chính thức đầu tiên với tiết trời nắng nóng cùng sự hấp dẫn của làn nước mát lại khiến ta nghĩ đến sự rình rập của tai nạn đuối nước đau lòng với trẻ em.
Như trên đã nói, thời điểm không còn sự quản lý của nhà trường mà các gia đình cũng chưa có điều kiện quản lý con em mình một cách sát sao vô hình trung đã tạo ra những khoảng trống đáng lo ngại. Nó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những tai nạn với con trẻ, trong đó có đuối nước. Thực tế cũng đã cho thấy hầu hết những tai nạn trẻ đuối nước thời gian gần đây đều do các em tự phát rủ nhau ra sông, suối, ao, hồ, bãi biển để tắm mà không có sự quản lý, giám sát của người lớn.
Ảnh minh họa
Theo thống kê, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, sau tai nạn giao thông. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng 3, cả nước đã xảy ra hơn chục vụ đuối nước cướp đi mạng sống của hàng chục đứa trẻ.Vụ đuối nước khiến cho 8 học sinh phải bỏ mạng tại bãi cát Thịnh Minh, Thịnh Lang, bờ sông Đà TP Hòa Bình khiến cộng đồng bàng hoàng, thương xót là một bài học về việc thiếu quản lý, giám sát trẻ trong thời gian này.
Đã có nhiều cuộc bàn thảo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.
Ngày 21/3/2019, ngay sau sự việc 8 học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ra sông Đà chơi và bị đuối nước tử vong, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã chỉ đạo Bộ LĐTB&XH, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về trẻ em có Công văn số 1123 gửi UBND các tỉnh, TP đề nghị quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em.
Không thể không ghi nhận hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện, trong đó được quan tâm nhiều nhất là dạy cho trẻ biết bơi. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, chỉ dạy cho con trẻ biết bơi là chưa đủ. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 15/5 vừa rồi, Tổng cục Thể dục Thể thao đã phát động Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019.
Theo các nhà chuyên môn, bơi lội an toàn nghĩa là chỉ bơi lội khi có vật dụng cứu hộ như phao cứu sinh, áo phao, có người giám sát ở trên bờ. Trước khi bơi phải quan sát chung quanh, biết đánh giá phân biệt sự khác thường của luồng nước. Biết cách cứu hộ, gọi cứu hộ hoặc tự nổi dưới nước chờ cứu hộ.
Video đang HOT
Thực tế đã cho thấy, nhiều người lớn biết bơi, thậm chí bơi khá tốt cũng là nạn nhân đuối nước bởi những tình huống bất thường của con nước, dòng chảy… Đó là chưa kể đến việc dạy bơi cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đang là một thách thức không hề nhỏ!
Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến mới đây của ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH. Đó là cần phải thực hiện cùng lúc nhiều phương án thì mới giảm được tai nạn đuối nước.
Ngoài những giải pháp đã và đang triển khai như tổ chức lớp dạy bơi thì cần phải đẩy mạnh việc dạy thêm kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ. Và đặc biệt là tăng cường sự giám sát của nhà trường và gia đình với các em.
Với quan điểm nói trên, trong những ngày Hè, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội có liên quan như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên… cần tăng cường sự giám sát, quản lý, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, học tập của các em. Đó cũng là một biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những “khoảng trống đáng lo ngại” như chúng tôi đã đề cập, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt là nạn đuối nước, để con em chúng ta có những ngày Hè thật sự bổ ích, lý thú!
Theo kinhtedothi
Học bơi "trên giấy"!
Mặc dù chưa bước vào dịp hè, nhưng thực trạng đuối nước ở trẻ em đang diễn ra ở mức báo động và trở thành vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Trên thực tế, về nguyên nhân thì đã rõ, nhưng giải pháp để phòng, chống vẫn còn nhiều điều trăn trở.
Nhiều vụ đuối nước thương tâm
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đã phản ánh nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến trẻ em đuối nước. Cụ thể, vào hồi 17h ngày 1/2/2019, tại khu vực đập nước Khe Bò thuộc địa bàn xóm 4, xã Nghĩa Hợp (Tân Kỳ), 2 chị em ruột là cháu Trần Thị T (7 tuổi) và cháu Trần Thị N (4 tuổi) cùng nhau xuống đập Khe Bò chơi. Không may, 2 cháu bị trượt chân, rơi xuống vùng nước sâu nên dẫn đến đuối nước.
Lực lượng chức năng tìm được xác em Ngô Đình Thái T (SN 2007, học sinh lớp 6 trường THCS phường Nghi Hải (TX Cửa Lò) bị đuối nước ngày 11/1. Ảnh tư liệu
Ngày 17/3, em Võ Minh Đ - nam sinh lớp 7, Trường THCS Hạnh Thiết, huyện Quỳ Châu đi dã ngoại cùng lớp tại khu vực đập thủy điện Nậm Pông, thuộc địa phận xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) cũng bị đuối nước. Theo các nhân chứng, trong quá trình chơi đùa, em Võ Minh Đ và một học sinh khác vô tình trượt chân xuống hố nước sâu. Mặc dù đã được những người lớn đi cùng kịp thời cứu vớt và sơ cứu, tuy nhiên chỉ có 1 em sống sót.
Tình trạng trẻ tăm sông hồ vào mùa hè không có sự kiểm soát của người lớn vẫn diễn ra đáng lo ngại.
Tiếp đó, 2 vụ đuối nước thương tâm cũng đã xảy ra trong cùng 1 ngày, trên cùng địa bàn xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp) khiến 2 em học sinh tử vong. Nguyên nhân là do các em được nghỉ học nên rủ nhau ra sông Hiếu tắm, 1 em sụt xuống hố cát sâu 1 tiếng sau mới tìm thấy trong tình trạng đã tử vong, còn 1 em theo bạn đi câu không may trượt chân xuống đập.
" Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra trên 10 vụ đuối nước ở trẻ em"
Bà Lê Thị Nguyệt - Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An
Hay như tin đã đưa, vào chiều 11/4, em Hồ Văn H (10 tuổi, học sinh Trường Tiểu học xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu) cùng 3 bạn ra biển tắm. Sóng lớn đã cuốn trôi em H ra xa và mất tích. Sau 1 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, xác em H mới được tìm thấy.
Đừng để trẻ bơi "trên giấy"
Xét về nguyên nhân của các vụ đuối nước, ngoài thực tế, Nghệ An là địa phương có tuyến đường thủy nội địa lớn với 13 con sông lớn nhỏ, tổng chiều dài trên 1.000 km; có bờ biển dài 82 km với 6 cửa lạch nối ra biển. Hệ thống kênh, ao, hồ nhiều nên tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em thì còn xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh.
Hiện nay, các bậc cha mẹ nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi do bận công việc nên chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Nguyên nhân khác là do nhiều em học sinh chưa được học bơi, chưa được trang bị kỹ năng xử lý khi xảy ra những tình huống xấu dưới nước...
Bởi vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho các em học sinh được xác định là một vấn đề lớn đối với gia đình, các cấp chính quyền và các ngành liên quan của địa phương. Nhiều năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn các huyện, thành, thị phối hợp với Phòng GD&ĐT triển khai nhiều cách làm hay trong phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Ở Trường Tiểu học thị trấn Anh Sơn, mô hình bể bơi di động đã được nhà trường đưa vào sử dụng 2 năm nay. Ảnh: Thái Hiền
Đơn cử tại Trường Tiểu học thị trấn Anh Sơn việc dạy bơi được thực hiện sau khi hoàn thành chương trình dạy học trên lớp mỗi ngày, mỗi buổi học chỉ tập trung khoảng 15 em để việc hướng dẫn được cụ thể, do vậy chỉ sau khoảng 4 - 5 tuần là các em học sinh có thể tự bơi được. Hay như trẻ em lớp mẫu giáo 5 tuổi ở bản Phà Lõm của đồng bào Mông xã Tam Hợp, huyện Tương Dương được các chiến sỹ Đồn Biên phòng Tam Hợp và các cô giáo tổ chức dạy bơi cùng các kỹ năng thoát hiểm khi gặp nạn.
Tuy nhiên, thực tế đó vẫn là những "mô hình điểm", còn phần lớn những gì học sinh nhận thức được chủ yếu là lý thuyết, các em chỉ được học bơi trên... giấy. Vì hiện nay, phần lớn các trường thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng, cụ thể là thiếu bể bơi, chưa kể việc học các môn chính khóa chiếm hầu hết thời gian trong chương trình khiến những giờ học ngoại khóa chưa được quan tâm.
Ngoài ra, điểm mấu chốt được xác định trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước là làm sao đưa được thông tin đến tận các hộ gia đình, các khu dân cư, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân và trẻ em. Nhưng thực tế chương trình truyền thanh ở nhiều địa phương vẫn ít quan tâm đề cập đến nội dung này.
"Có những thời điểm qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy chương trình truyền thanh ở nhiều địa phương chưa dành thời lượng cho vấn đềphòng chống đuối nước một cách đầy đủ, thậm chí có nhiều nơi hầu như không đề cập đến".
Ông Vi Ngọc Quỳnh- Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH
Ông Phạm Viết Tỏa - chuyên viên Phòng Chính trị tư tưởng, thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng tỏ ra lo lắng khi cho rằng, các vụ tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ hầu hết diễn ra ngoài trường học, vào ngày nghỉ, ngày lễ, đa phần trong quá trình các em làm việc giúp đỡ gia đình và vui chơi ở các điểm ao, hồ, sông, suối tại địa phương. Chưa kể, tới đây trong kỳ nghỉ hè kéo dài, các em học sinh đều do gia đình quản lý, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều bậc cha mẹ lao vào làm ăn, không có thời gian chăm sóc các con...
Để phòng chống đuối nước hiệu quả, các em nhỏ cần được hướng dẫn thực hành ngay tại các bể bơi. Ảnh tư liệu
Thực tế những bất cập về giải pháp trong phòng, chống đuối nước là điều thấy rõ. Anh Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn đặc biệt quan tâm trong năm 2019 là: Triển khai chiến dịch tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước cho thanh, thiếu nhi trong suốt cả năm học chứ không đợi dịp hè mới tuyên truyền.
Ngoài việc đổi mới hình thức, nội dung công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, BTV Tỉnh đoàn cũng chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức cắm biển cảnh báo đuối nước tại những nơi có sông, suối, vực sâu nguy hiểm, tiếp tục tổ chức các lớp dạy bơi, dạy các kỹ năng thoát hiểm, cấp cứu đuối nước... Đặc biệt, dịp hè, Tỉnh đoàn sẽ quan tâm tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, thiết thực cho thanh, thiếu nhi trên địa bàn dân cư, góp phần quản lý, giáo dục và giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Cắm biển cảnh báo chống đuối nước tại xã Nghĩa Long (Nghĩa Đàn). Ảnh tư liệu
Tuy nhiên để hạn chế đuối nước cho trẻ em, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể, gia đình và nhà trường trong tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ em và cả cộng đồng.
Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh, cần phải thắt chặt công tác quản lý, giám sát, không để con em tự do tắm sông, ao hồ, mà không có người lớn đi cùng. Đồng thời, cần tích cực phối hợp với nhà trường để quản lý hai chiều, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh trốn học hoặc lợi dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ để đi tắm sông, biển... Bên cạnh đó, không chỉ các ngành liên quan mà mỗi người dân, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ cũng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đuối nước để có thể ứng dụng kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Nội dung: Đặng Nguyễn; Ảnh: PV- CTV
Theo baonghean
Nam sinh lớp 9 dũng cảm lao xuống sông cứu 3 học sinh khỏi đuối nước Sáng 6/5, em Vũ Văn Hùng, học sinh lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã được nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT vì đã có hành động dũng cảm lao xuống sông Chu cứu 3 học sinh thoát khỏi đuối nước. Trực tiếp trao tặng bằng khen và phần thưởng, ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng phụ...