Những ghi nhớ khi dùng thuốc trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Do là bệnh mạn tính, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
Không tự ý mua thuốc về uống
Để điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần đi khám và được bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định, hướng dẫn sử dụng thuốc. Tùy mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng cá nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể và có sự điều chỉnh trong suốt quá trình điều trị.
Không có một đơn thuốc chung nào được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân. Vì vậy người bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Về nguyên tắc, bác sĩ sẽ phải khám, điều trị, theo dõi, giai đoạn đầu chưa ổn định 1 tuần sẽ phải gặp bác sĩ tái khám 1 lần, rồi 2 tuần, 1 tháng. Sau đó cứ mỗi 3 tháng định kỳ khám lại hoặc đi khám ngay khi huyết áp tăng đột biến.
Không dừng hoặc tăng, giảm liều
Mỗi đơn thuốc chỉ có giá trị trong một đợt trị liệu. Liều lượng có thể tăng hoặc giảm cho phù hợp với tình trạng bệnh. Do vậy bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng thuốc, cũng như không dùng lại toa thuốc cũ trong một thời gian dài mà không tái khám.
Video đang HOT
Nhiều người bệnh khi thấy huyết áp trở về bình thường nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên dừng không uống đều đặn nữa mà chỉ uống thuốc khi thấy huyết áp tăng. Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì việc dùng thuốc như vậy không giúp phòng ngừa được biến chứng của bệnh mà còn gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, dù huyết áp có trở lại bình thường thì người bệnh vẫn phải duy trì việc uống thuốc đều đặn.
Người bệnh tăng huyết áp cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày và tái khám đúng hẹn.
Không tự ý đổi thuốc
Thuốc trị tăng huyết áp có nhiều loại (hiện có nhiều nhóm thuốc và mỗi nhóm có cả chục loại thuốc) nên vấn đề sử dụng khá phức tạp. Chỉ bác sĩ điều trị mới là người quyết định lựa chọn loại thuốc nào và hướng dẫn dùng thuốc an toan và hiệu quả cho người bệnh. Mọi sự thay đổi về đơn thuốc đều phải có ý kiến của bác sĩ và thay đổi như thế nào là thuộc thẩm quyên của bác sĩ điều trị. Bênh nhân không đươc tư y thay đôi thuôc vi viêc lam nay rât nguy hiêm.
Cẩn trọng khi dùng các loại thuốc khác
Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp bị mắc đồng thời nhiều bệnh khác như: Viêm khớp, hen, đái tháo đường và các bệnh cấp tính thông thường khác… Vì thế khi đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp vẫn có thể phải đồng thời phải dùng thêm các thuốc để điều trị các bệnh lý khác.
Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào, kể các loại thuốc không cần kê đơn thông thường như thuốc cảm, người bệnh đều cần tư vấn của bác sĩ điều trị. Việc tự ý mua thuốc trị các bệnh thông thường mà không có đơn của bác sĩ có thể gây các tương tác bất lợi giữa các thuốc dùng cùng hoặc tương tác bất lợi với chính tình trạng tăng huyết áp của người bệnh.
Những điều cần ghi nhớ
Điều trị tăng huyết áp nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa các biến chứng mà bệnh gây ra và khi đã có biến chứng thì phải điều trị tích cực để chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Do đó, điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, nghĩa là bệnh nhân phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cho đến hết đời. Việc kiểm soát huyết áp tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra vì thế không nên chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng cao và ngưng thuốc khi huyết áp về bình thường.
Nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Song song với chế độ điều trị dùng thuốc, cũng cần phải thay đổi chế độ làm việc sao cho bớt căng thẳng; nên tập thể dục với cường độ thích hợp, ngưng hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo… Nếu chỉ ỷ lại vào thuốc mà không điều chỉnh lối sống, chế độ ăn quá mặn thì việc sử dụng thuốc sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Tin vui cho người bị bệnh vảy nến
Bệnh viện Da liễu TP.HCM mỗi năm khám và điều trị khoảng 50.000 lượt bệnh nhân vảy nến.
Sáng 23-10, TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM, cho biết chương trình sinh hoạt chủ đề "Bệnh vảy nến: Kiểm soát sớm những tổn thương không chỉ ở làn da" sẽ được BV này tổ chức vào Chủ nhật (25-10) nhân Ngày Vảy nến thế giới 29-10.
Chương trình được tổ chức tại hội trường A, lầu 2, khu A, BV Da liễu TP.HCM (2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3). Bệnh nhân vảy nến, người quan tâm đến bệnh này đăng ký tham dự (miễn phí) qua số điện 02839308131 (ấn 148).
Một bệnh nhân bị vảy nến. Ảnh: BVCC
Người tham dự sẽ được các bác sĩ BV Da liễu TP.HCM tư vấn và chia sẻ ảnh hưởng của bệnh vảy nến lên tim mạch, cũng như các phương pháp điều trị hiện nay. Ngoài ra còn còn được tặng ấn phẩm "Kiểm soát và sống chung với bệnh vảy nến" do BV Da liễu TP.HCM biên soạn để có thể kiểm soát và sống an toàn cùng bệnh.
Theo TS-BS Hào, vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch và có liên quan tới gien di truyền. Bệnh có biểu hiện ngoài da hoặc khớp, thậm chí cả da lẫn khớp. Thương tổn đặc trưng của bệnh là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ tróc và thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ, thân mình.
Ngoài ra, thương tổn cũng có thể xuất hiện ở móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt...
"Trong hầu hết các trường hợp, vảy nến diễn tiến lành tính. Do vậy, người bệnh có thể sống chung với vảy nến mà không lo ngại đến sức khỏe, ngoại trừ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số bệnh đi kèm xuất hiện trước, trong hoặc sau khi khởi phát vảy nến như bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch...). Đây chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch, cần lưu ý và tầm soát để phát hiện sớm trên bệnh nhân vảy nến" - TS-BS Hào nói.
TS-BS Hào cho biết thêm BV Da liễu TP.HCM mỗi năm khám và điều trị khoảng 50.000 lượt bệnh nhân vảy nến.
Người mắc bệnh vảy nến đối mặt với nhiều rối loạn chuyển hóa Ngoài những tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ người mắc bệnh vảy nến còn đối mặt với nhiều rối loạn chuyển hóa. Kiểm soát sớm bệnh vảy nến là giải pháp bác sĩ khuyến cáo để tránh biến chứng. Theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mỗi năm tại đây tiếp nhận khoảng 50.000 lượt bệnh nhân vảy nến...