Những điều quan trọng cần biết nếu muốn sống sót qua cơn bão
Nếu bạn sống ở khu vực thường xuyên hay bị bão “tấn công” thì tuyệt đối không nên bỏ qua những nguyên tắc quan trọng sau để sống sót qua cơn bão.
Cơn bão haiyan được coi là một trong những cơn bão lớn nhất lịch sử. Bên cạnh sức tàn phá nặng nề gây thiệt hại về tài sản, nó còn đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Cho dù bạn là người dân sinh sống ở vùng thường xuyên bị bão hay không bạn cũng nên chú ý những điều sau đây để biết cách bảo vệ chính mình và người thân, đề phòng an toàn và có thể sống sót qua cơn bão.
Trước khi một cơn bão ập vào, bạn cần:
- Nếu bạn sống trong vùng thường xuyên có bão, hãy có kế hoạch để đảm bảo tài sản về lâu dài, ví dụ như thiết kế cửa sổ ở dạng cửa chớp hoặc cửa có 5/8 là gỗ.
- Gia cố mái nhà để đảm bảo an toàn cho cấu trúc cả ngôi nhà. Điều này cũng sẽ giảm bớt thiệt hại mái nhà.
- Cắt tỉa cây và bụi cây quanh nhà, đề phòng cây đổ vào nhà, vào người.
- Chuẩn bị máng xối nước, đề phòng ngập trong nhà.
- Thiết lập một phòng an toàn để cả nhà “trú ẩn” khi có bão
- Chuẩn bị một bộ dụng cụ cứu thương và các thiết bị cần thiết có thể dùng trong trường hợp mất điện.
Ảnh minh họa
Khi bão “đến”:
Nếu một cơn bão có khả năng tràn vào khu vực bạn sống, bạn nên:
- Thường xuyên nghe các thông tin từ các phương tiện truyền thông, internet…
Video đang HOT
- Đóng cửa sổ, cửa ra vào. Các vật dụng như bàn ghế, thùng rác, đồ chơi và thậm chí cả mái hiên có thể bị phá vỡ khi gió mạnh và trở thành vật gây thương tích cho bạn.
- Tắt điện (nếu được hướng dẫn làm như vậy.) Nếu không, hãy điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở mức lạnh nhất và đóng chặt tủ để giữ thức ăn được lâu, phòng ngừa thức ăn hỏng sau khi hết bão.
- Tránh sử dụng điện thoại, trừ trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
- Sẵn sàng phương tiện di chuyển (đã đổ đầy xăng cho xe máy hoặc để thuyền ở nơi thuận tiện).
- Đảm bảo cung cấp nước cho các mục đích vệ sinh trong gia đình (bằng cách đổ đầy nước vào bồn tắm và các thùng chứa…).
- Trèo lên mái trong khi bão đang diễn ra là một điều hoàn toàn không nên làm, thậm chí các khu vực xung quanh bạn ngập lụt trong biển nước cũng vậy vì bạn nên nhớ rằng những mảnh vỡ vụn bị gió thổi tung nguy hiểm hơn nhiều so với nước lũ.
Bạn nên di tản dưới các điều kiện sau đây:
- Nếu chính quyền địa phương yêu cầu thì hãy làm theo hướng dẫn của họ.
- Nếu bạn sống trong một nhà di động hoặc nhà tạm, sống ở vùng lũ, gần bờ biển, gần sông… thì cũng nên di chuyển đến nơi an toàn hơn.
- Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang gặp nguy hiểm.
Nếu bạn không thể sơ tán, hãy vào phòng an toàn (ví dụ như hầm trú ẩn). Nếu bạn không có phòng an toàn trong nhà mình thì hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:
- Ở trong nhà trong cơn bão và tránh xa các cửa sổ, đặc biệt là cửa kính.
- Đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ.
- Kéo rèm lại để bạn tránh bị đánh lừa cảm giác là cơn bão đã tạm lắng xuống vi lúc đó có thể là thời điểm tại mắt bão và sau đó mưa gió sẽ lại tăng lên.
- Trú ẩn trong một căn phòng nhỏ có nội thất, tủ quần áo, hay hành lang ở tầng thấp nhất.
- Nằm trên sàn nhà, núp dưới cái bàn hoặc lất vật chắc chắn (tấm nệm) đè trên người. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì có thể cho trẻ đội mũ bảo hiểm để giữ an toàn.
Nếu bạn đang ở trên đường phố:
- Hãy tìm chỗ ẩn náu, tuyệt đối không ở nơi trống trải vì những cơn gió mạnh có thể thổi bay những mảnh vỡ trúng bạn. Bạn tuyệt đối tránh xa cây cối, đường dây điện. Nếu bạn ở vùng thấp thì nên sơ tán lên vùng cao bởi vì những cơn bão mạnh có thể gây ra lũ lụt.
- Nếu không kịp chạy vào nơi trú ẩn thì hãy nằm xuống đất, hai tay giữ vùng cổ gáy và đầu để đảm bảo an toàn cho mình trong lúc nguy hiểm.
Sau khi cơn bão tan:
- Kiểm tra lại đồ đạc trong nhà, đặc biệt là đường dây điện. Không mở công tắc điện khi có dấu hiệu không an toàn hoặc đường dây bị hỏng.
- Nếu có người bị thương, cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
- Kiểm tra thức ăn trong tủ lạnh, không nên ăn những đồ ăn bị hỏng để đề phòngngộ độc thực phẩm.
Theo VNE
4 điều quan trọng chị em cần biết về kinh nguyệt sau khi sinh
Kinh nguyệt sau khi sinh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thế nhưng, đặc điểm sinh lý này lại khác nhau với mỗi người.
1. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau với mỗi người
Thông thường, phụ nữ không cho con bú sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Lý do là vì các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.
Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chậm kinh có thể là do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết... hoặc có thai. Ngoài ra, nếu phải chịu áp lực lớn hoặc lo lắng quá mức, trong thời gian nuôi con, người mẹ cũng có thể bị chậm kinh sau sinh.
2. Chu kỳ không ổn định
Đa phần phụ nữ sau khi sinh đều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ không ổn định. Thậm chí những chu kỳ này có thể hoàn toàn khác với các chu kỳ trước khi bạn mang thai. Sự thay đổi này có thể tiếp tục... kéo dài trong thời gian nuôi con, tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn.
Theo các bác sĩ sản khoa, duy trì các bài tập vận động sau sinh là phương pháp hiệu quả để giúp kinh nguyệt ổn định trở lại. Bởi vận động sẽ giúp lưu thông máu,giải tỏa căng thẳng và đây là thói quen tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc để ổn định kinh nghiệm không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng trong trường hợp cần thiết và bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
Ảnh minh họa
3. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt không như nhau
Một chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người.
Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng (vídụ như: tổn thương thành nội mạc tử cung) hoặc có bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản không.
4. Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt không đều
Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.
Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.
Một điều cần chú ý là rất nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn máu ra sau khi vượt cạn là kinh nguyệt nhưng thực chất đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài (hay còn gọi là sản dịch). Thời gian ra máu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và bạn nên dùng băng vệ sinh cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín giống như khi có kinh nguyệt.
Theo VNE
Điều cần biết khi cơ thể bị sốt Đau đầu kèm sốt cao có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh viêm màng não. Nếu cơ thể cảm thấy không có đủ nước, nên bổ sung Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sốt. Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường được gọi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể được gọi là sốt khi đạt...