Những điều nên biết về bỏng điện
Bỏng điện, nhất là điện cao thế, rất nguy hiểm, di chứng nặng nề.
Tai nạn khi gần điện cao thế
Có nhiều hộ gia đình xây nhà sống quá gần đường điện cao thế. Vì vậy tai nạn dễ xảy ra. Nhẹ nhất là bỏng, nặng hơn là bị điện giật tử vong. Trường hợp của anh Nguyễn Văn D. (22 tuổi, ở Hưng Yên) mới đây là một ví dụ. D. cùng một nhóm bạn liên hoan tại nhà người bạn, nhà này xây sát đường điện cao thế, ngay tại ban công tầng 2 là đường điện đi qua. Đang tiệc, D. ra ban công nghe điện thoại và bị phóng tia lửa điện siêu mạnh khiến D. ngã lăn, vì sóng điện từ, vật thể kim loại mang trên người (dây chuyền) quá gần với đường dây cao thế. Tia lửa điện làm bỏng mặt còn bàn chân D. bị dòng điện đi qua làm đen thui. D. nhập Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) điều trị và phải đối mặt với tình trạng tháo các ngón chân.
Bỏng do điện gây ra – Ảnh: T.L
Bỏng điện là nguy hiểm nhất
Khác với các loại bỏng khác như bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng điện là loại bỏng nguy hiểm nhất. Nếu các loại bỏng khác thường gây ra bỏng từ ngoài vào trong, thì bỏng điện lại gây bỏng từ trong ra ngoài. Bỏng điện xảy ra khi chúng ta bị tiếp xúc với đường điện cao thế, bị điện giật, đứt dây điện, cột điện đổ và trong các trường hợp nhà xây sát đường điện.
Video đang HOT
Biểu hiện bên ngoài của bỏng điện không có các nốt phỏng nước hay các đám đỏ rát da như trong bỏng nước sôi, mà là các đốm da cháy đen tại vị trí đường điện đi qua. Một vài ngày sau, các đoạn cơ thể tiếp theo cứ lần lượt bị hoại tử và chết, đến đoạn nào mà dòng điện không còn tác dụng nữa thì thôi. Vì thế thường là trong những giờ đầu tiên, trông nạn nhân không nghiêm trọng nhưng càng về sau, bệnh biểu hiện ra càng rõ. Dòng điện càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì mức độ bệnh càng nguy hiểm. Có bệnh nhân phải tháo chân hay tháo tay do bỏng điện, nếu không sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc đe dọa tính mạng. Bỏng điện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu vị trí dòng điện đi vào gần với não bộ và tim như đầu, ngực, tay trái.
Sơ cứu cho nạn nhân bỏng
Với bỏng điện, việc duy nhất phải làm ngay là tách nạn nhân ra khỏi đường điện càng sớm càng tốt. Sử dụng các dụng cụ cách điện như cây khô, gậy khô, gậy nhựa để tách đường điện ra khỏi nạn nhân. Tuyệt đối không dùng tay lôi nạn nhân ra vì sẽ gây hiệu ứng điện giật “dây chuyền”. Ngay sau đó đặt nạn nhân trong tư thế nằm trên nền cứng, tốt nhất là nền nhà để cơ thể giải phóng điện tích ở trong các mô. Sau đó khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để cứu sống nạn nhân. Không được chuyển bệnh nhân nếu bệnh nhân chưa tỉnh hẳn. Nếu có phương tiện, chúng ta vừa chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vừa hô hấp nhân tạo để tăng cơ hội sống sót.
Theo Thanh niên
Sơ cứu nhanh khi bị bỏng
Khi bị bỏng, tùy theo cấp độ bỏng như thế nào mà bạn nên sơ cứu khẩn cấp nhé!
Bỏng được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.
Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:
- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
Nên ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch
- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.
Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.
Phương pháp sơ cứu khẩn cấp
- Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa bãi, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
- Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
- Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi... thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
- Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phá t hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.
Tóm lại:
Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.
Theo Khoa học & Đời sống
6 nguyên nhân gây dị ứng thường gặp Dị ứng khiến bạn ngứa, ho và sổ mũi. Thủ phạm gây ra có thể là những chất gây dị ứng trong không khí mà bạn tiếp xúc khi ở nhà, nơi làm việc hoặc ngoài trời. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Phấn hoa Phấn hoa là một trong những chất gây dị ứng phổ biến...