Những điều cần lưu ý khi người cao tuổi tập luyện thể thao
Nhu cầu vận động thể dục thể thao là cần thiết đối với tất cả mọi người để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.
Tuy nhiên, đối với người cao tuổi khi tập luyện cần lưu ý những điều sau.
Tại các thành phố lớn chúng ta có thể thấy việc tập luyện của người cao tuổi trở thành một phong trào tương đối rộng từ gia đình cho tới cộng đồng. Tuy nhiên duy trì thói quen tập luyện thường xuyên không phải dễ dàng và không phải ai cũng lựa chọn, đồng thời tự xác lập cho mình được một kế hoạch tập luyện đúng đắn.
1. Thời gian tập luyện để đạt lợi ích của thể dục thể thao với người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, tập luyện thể thao giúp :
Tăng cường sức mạnh về tinh thần; Tăng sự hứng thú trong cuộc sống, giảm các căng thẳng trong sinh hoạt hàng ngày; Kéo dài tuổi thọ; Tăng khả năng lao động, phục vụ bản thân và gia đình; Phát triển các tố chất thể lực, duy trì dẻo dai và chống lại lão hóa của hệ vận động; Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch, loãng xương, béo phì…
Người cao tuổi tập luyện thể thao giúp tăng cường chất lượng sức khỏe cơ thể và tinh thần.
Nhiều nghiên cứu về y học thể thao và sức khỏe cộng đồng tại các nước châu Âu, Bắc Mỹ, đã chỉ ra rằng có tới hơn 60% số người trưởng thành và người cao tuổi không duy trì được việc tập luyện thường xuyên sau tháng đầu tiên. Ngược lại, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng với những người duy trì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong ít nhất sáu tháng đã thu được nhiều kết quả tuyệt vời về sức khỏe trong khoảng thời gian những năm tiếp theo khi so sánh với nhóm người không tập luyện.
Như vậy, có thể xem như việc duy trì tập luyện từ 6 tháng trở lên là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc xác định khoảng thời gian tối thiểu cần có để thực hiện một chương trình rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Đồng thời cũng có thể dựa vào tiêu chí này mà đánh giá xem đó có phải là người tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao hay không.
Tập luyện thể thao với người cao tuổiĐỌC NGAY
2. Người cao tuổi n ên tập luyện như thế nào?
Video đang HOT
Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên nhớ rằng hiệu quả chỉ đến khi có một kế hoạch rèn luyện khoa học và phù hợp với chính bản thân mình. Không nên đưa ra các mục tiêu hay đòi hỏi xa vời, sẽ hiệu quả hơn khi lập ra các mục tiêu ngắn hạn và có tính thực tế nhất. Các mục tiêu này phải dựa trên tình trạng sức khỏe của chính mình và thấy rõ mình cần khắc phục những nhược điểm gì.
Việc đặt ra những mục tiêu thực tế và ngắn hạn luôn là thước đo để đánh giá những tác động tích cực của việc tập luyện và đó là cơ sở để chúng ta có thể nâng dần cường độ tập luyện (còn gọi là lượng vận động), đây là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao sức khỏe. Ví dụ, với một người có sự suy giảm về chức năng của hệ vận động, yếu cơ… việc xác định mục tiêu phù hợp để tập đi bộ trong một cự ly cần thiết và tăng dần cự ly vận động hoặc giảm dần thời gian vận động theo thời gian các tuần sẽ đưa tới cho người tập một sự thích nghi mới dần dần và nâng cao được tố chất sức bền, sức mạnh hệ cơ theo yêu cầu.
- Lựa chọn môn thể thao hay biện pháp thể dục phù hợp: Một trong những yếu tố quan trọng của việc lựa chọn môn thể thao là môn đó phải có tính thuận lợi cho chính người tập. Cần tính tới việc mình có thể tham gia tập luyện với tần suất bao nhiêu buổi trong tuần và có ảnh hưởng tới các thói quen hay công việc khác không? Nếu thấy có quá nhiều ảnh hưởng chúng ta nên thử hướng tới một môn thể thao khác có tính thường xuyên hơn để đạt được mục tiêu rèn luyện thân thể đã đề ra và để dành sở thích hàng đầu của mình vào những lúc khác có thể.
- Lập kế hoạch tập luyện: Một kế hoạch tập luyện tốt là phải luôn gắn với các mục tiêu đề ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong những tuần và tháng đầu tiên của cả một kế hoạch hay chương trình kéo dài, có tính quyết định then chốt tới sự duy trì liên tục việc tập luyện đối với người tập. Cần bắt đầu với việc lựa chọn thời gian phù hợp trong ngày cho việc tập luyện để duy trì việc đó một cách thường xuyên.
Người cao tuổi tập luyện thể dục thể thao cùng nhau sẽ an toàn và dễ thành công hơn.
Khi rèn luyện thân thể cần lưu ý rằng bất cứ một bài tập nào cũng bao gồm các yếu tố sau:
Tần số động tác, Cường độ vận động Thời gian tập luyện.
Để đạt hiệu quả mong muốn cần đảm bảo các yếu tố trên phải được tái lặp đồng đều, tăng giảm phù hợp với chính bản thân mình và trong từng giai đoạn nhất định.
Khối lượng tập luyện thông thường được tăng dần theo chu kỳ tuần dựa trên nguyên tắc 10% và chỉ tăng tối đa hai trong ba yếu tố nêu trên. Ví dụ, sau tuần đầu tiên chúng ta có thể tăng tần số và thời gian, không tăng cường độ bài tập trong tuần thứ hai.
- Đánh giá hiệu quả của tập luyện: Thông thường chúng ta có hai cách đơn giản để tự kiểm tra. Thứ nhất là hãy để ý lắng nghe những phản hồi của chính cơ thể chúng ta sau mỗi tuần hay sau mỗi buổi tập. Các cảm giác về giấc ngủ, sự ngon miệng, trọng lượng cơ thể, lượng mồ hôi bài tiết, nhịp thở và nhịp tim là những dấu hiệu dễ nhận thấy. Khi không cảm nhận được sự thoải mái sau mỗi buổi tập hoặc thậm chí thấy có các vấn đề làm chúng ta bất an, tốt nhất hãy khám và tư vấn tại phòng khám y học thể thao hoặc tại bệnh viện.
Cách tự kiểm tra thứ hai là có thể thực hiện các bài test thể lực, ví dụ như bài kiểm tra đi bộ với cự ly cho trước, bài kiểm tra sức mạnh cơ thân trên hay thân dưới… Để làm được điều này cần tham khảo trước một vài tài liệu về y học thể thao hoặc tham vấn bác sĩ.
- Tìm kiếm bạn bè cùng tập: Cuối cùng một vấn đề không thể thiếu khi người cao tuổi tham gia tập luyện thể dục thể thao là cần phải có sự ủng hộ, chia sẻ của xã hội. Tập luyện có phong trào và tập cùng bè bạn cùng tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý tương đồng luôn là một biện pháp xem như chìa khóa của sự thành công và an toàn trong rèn luyện thân thể ở người cao tuổi. Sự trao đổi những kinh nghiệm và những vấn đề sức khỏe trong tập luyện giúp người cao tuổi thêm tự tin, lạc quan hơn khi tập, đồng thời cũng giúp người cao tuổi có những thông tin cần thiết để tự kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.
Đa số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là tuýp 2
Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường và các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh răng miệng.
Gần 3,8 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường, đa số là tuýp 2
Gần 3,8 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường
Thông tin tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11/2021 cho biết, theo số liệu mới nhất từ Liên đoàn phòng chống đái tháo đường Thế giới năm 2021 tiếp tục khẳng định bệnh đái tháo đường là một thách thức toàn cầu đối với sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân, gia đình và xã hội bởi sự gia tăng liên tục tỉ lệ mắc bệnh trên toàn cầu.
Hiện có 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 784 triệu vào năm 2045, có nghĩa là cứ khoảng 10 người thì có một người mắc đái tháo đường.
Trong năm 2021 trên thế giới có 6,7 triệu người đã bị tử vong do căn bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới, do vậy, chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa giúp đề phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó. Bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán sớm, nó có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Do vậy, hiểu, biết về các dấu hiệu triệu chứng bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình bệnh nhân.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo số liệu của IDF năm 2019, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường type 2.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của Đái tháo đường, ngày 20/12/2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 61/225 ghi nhận "Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có nhiều biến chứng, làm tổn hại tới sức khỏe, chi phí tốn kém, là nguy cơ nghiêm trọng đối với từng gia đình, xã hội, từng quốc gia, và là thách thức nghiêm trọng đối với thành quả những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của thế giới".
Đồng thời quyết định chọn ngày 14/11 hàng năm là ngày Thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường, nhằm kêu gọi tất cả mọi người có trách nhiệm quan tâm đến bệnh đái tháo đường, nâng cao hiểu biết và đưa ra hành động cụ thể để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ trong suốt quá trình sống; nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% (ảnh minh hoạ)
Giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em: Có lợi hơn cho sức khỏe
Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường và các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh răng miệng, ... Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính của một số bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sử dụng khái niệm đồ uống có đường cho tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có nước ngọt không chứa cồn (soft-drink) có ga hoặc không có ga, nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ, dưới dạng đồ uống, chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao (sport drinks), trà pha sẵn, cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu (flavoured milk drinks).
Trong định nghĩa này, đường tự do là các đường đơn (như glucose, fructose) và đường đôi (sucrose hoặc đường ăn) được nhà sản xuất, người chế biến, nấu thực phẩm hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm và đường tự nhiên có trong mật ong, xi-rô, nước ép hoa quả và nước hoa quả cô đặc .
Đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Sử dụng nước ngọt có thể khiến người tiêu dùng giảm tiêu thụ sữa, canxi và các sản phẩm dinh dưỡng khác, làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường.
Những người tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên (>= 350ml/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi (
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ 340ml (khoảng 1 lon) nước ngọt/ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 lên 22% so với những người uống ít hơn 1 lon/tháng.
Thay thế một khẩu phần đồ uống có đường hàng ngày bằng nước, cà phê hoặc trà không đường có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường từ 2-10%
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ trong suốt quá trình sống; nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và có thể giảm xuống dưới 5% (tương đương 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Năm 2021, khẩu hiệu được đưa ra nhân ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường là "Tiếp cận dịch vụ Chăm sóc Người Đái tháo đường", đây là chiến dịch tuyên truyền và áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường, hỗ trợ về việc tiếp cận chăm sóc, điều trị, quản lý, dự phòng đối với căn bệnh này.
Trên thế giới hiện vẫn còn hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khi những người mắc bệnh đái tháo đường rất cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát tình trạng của họ và tránh các biến chứng.
Tại cuộc họp triển khai hoạt động hợp tác Chăm sóc sức khỏe Việt do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức có thông tin số liệu cũng cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác.
Điều này cho thấy người bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh không lây nhiễm khác luôn là đối tượng cần được quan tâm, bảo vệ trong đại dịch.
Tập thể lực 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả Bệnh viện Nội tiết T.Ư cảnh báo gia tăng các ca mắc đái tháo đường biến chứng nặng trong dịch Covid-19. Đồng thời, khuyến cáo, mỗi người cần duy trì vận động thể lực, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người mắc đái tháo đường cần tuân thủ sử dụng thuốc, vận động thể lực kết hợp dinh dưỡng hợp lý theo...