Những điều cần lưu ý khi mua vest nam
Bài viết dưới đây xin bật mí những mẹo khi mua vest nam cực chuẩn.
Bước 1: Định hình phong cách
Vest nam theo phong cách Ý đang gây nên một cơn sốt lớn
Hiện nay, vest nam đang bị 3 phong cách chính chi phối là phong cách Mỹ, Anh và Ý. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng vest nam Hàn Quốc cũng được nhiều quý ông khá ưa thích bởi sự lịch lãm kết hợp cùng sự lãng tử của nó.
Việc định hình phong cách giúp bạn tìm ra được loại vest nào sẽ phù hợp với mình.
Bước 2: Chú ý về màu sắc
Nếu bạn có nước da sáng thì tông màu nổi là lựa chọn hàng đầu
Màu sắc của vest là cực kỳ quan trọng. Những quý ông yêu thích sự đơn giản và thuần khiết thì vest đen là chuẩn nhất mọi thời đại.
Nếu bạn có làn da sáng thì vest màu xanh cô-ban hoặc xanh mi-nơ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu làn da sậm thì màu nâu nhạt, be cũng rất đáng để thử.
Video đang HOT
Bước 3: Chú ý kích thước
Một bộ vest nam đẹp đúng chuẩn cần phải vừa vặn với thân hình và tôn lên vóc dáng của bạn. Vì vậy việc chú ý kích thước là điều tiên quyết nên để ý.
Khi nhìn vào một bộ vest, bao giờ người ta cũng nhìn cầu vai đầu tiên, chính vì thế cầu vai áo vest phải vừa vặn với tư thế và tôn lên dáng điệu của người mặc. Một yêu cầu khác nữa của chiếc áo vest chuẩn là miếng đệm vai không được trễ xuống hay tạo vết lõm trên vai mà cần phải vừa vặn trên vai bạn. Vai áo cũng phải ép chặt và không được thừa ra.
Quý ông nào cũng có ít nhất một bộ vest trong tủ đồ, các ngôi sao của chúng ta thậm chí có cả tá, tuy nhiên, hãy xem sao nào mới là người mặc suit…
Bước 4: Chú ý các chi tiết
Các chi tiết như vai và cổ áo cũng rất quan trọng
Cổ áo cũng là điểm cần lưu ý khi chọn vest. Cổ áo phải ôm sát gáy kết hợp với cổ áo sơmi đi kèm cao hơn khoảng 1cm.
Phần tay của bộ vest phải phẳng phiu, mộng vai tròn đều, không nhăn nhúm. Khi chọn áo vest, các chàng nên để ý chiều dài của áo. Chiều dài chuẩn cho một chiếc áo vest lịch sự là tay có thể chạm vào đuôi áo khi duỗi thẳng. Với những kiểu vest khoác hoặc phá cách để trẻ trung hơn thì có thể thu ngắn chiều dài áo lại.
Một bộ vest nam đẹp thì chiều dài cổ tay áo sơmi trong nên lộ ra so với chiều dài tay áo comple khoảng 1 đến 2cm. Còn chiều dài của quần đi kèm nên để ngắn đến 2 đường dây buộc giày từ trên xuống vì nếu dài hơn, ống quần sẽ gãy và không đẹp mắt.
Bước 5: Kết hợp phụ kiện đi kèm
Việc sử dụng một chiếc caravat để nhấn nhá cho bộ vest thêm hấp dẫn là cách mà các quý ông hay làm. Bạn nhớ chú ý màu sắc của vest để lựa chọn caravat cho phù hợp. Đôi khi, các quý ông nên phá cách bằng cách sử sụng khăn họa tiết gấp thành hình tam giác và nhét vào túi áo vest.
Chỉ cần áp dụng 5 bước trên là bạn có thể tự tin mua vest nam chuẩn không cần chỉnh.
Theo nguồn tổng hợp
Tại sao vest nam không bao giờ cài chiếc cúc cuối?
Có một nguyên tắc cơ bản đối với việc cài khuy áo vest nam: Nếu bạn mặc một chiếc áo có ba khuy, bạn có thể cài khuy trên cùng, luôn luôn phải cài khuy ở giữa, và đừng bao giờ cài khuy cuối. Nếu bạn mặc một chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và đừng bao giờ cài khuy ở dưới.
Không cần biết bạn đang mặc loại áo vest nào, khuy cuối cùng không bao giờ nên cài lại. Đó là một quy tắc đã tồn tại từ lâu trong y phục vest nam giới. Ngay cả với cáo gi-lê (chiếc áo chẽn không tay, để mặc bên trong áo vest) cũng được áp dụng quy tắc tương tự: Luôn để mở khuy cuối cùng, không cài.
Đây là một quy tắc rất phổ biến đối với vest nam, tồn tại ở hầu khắp các quốc gia (dù vậy quy tắc này không áp dụng cho vest nữ). Đối với những nhà may vest có kinh nghiệm, họ thậm chí còn thiết kế làm sao để áo vest và áo gi-lê trông còn "bảnh" hơn khi không cài cúc cuối.
Dù quy tắc thời trang này rất phổ biến, nhưng không nhiều người hiểu nguồn gốc của "luật bất thành văn" này bắt đầu từ đâu. Tại sao phải có một chiếc cúc nằm đó, khi bạn không bao giờ nên cài nó? Câu trả lời quay ngược thời gian về một vị vua khá... "tròn trịa" trong lịch sử Hoàng gia Anh - Vua Edward VII (1841-1910).
Vua Edward VII trị vì vương quốc Anh từ năm 1906-1910. Từ khi còn mang danh xưng Hoàng tử Edward, ông đã là người có thân hình hơi mập. Lúc này, vest nam đang rất thịnh hành, nhưng hoàng tử Edward lại... hơi mập để có thể cài đủ tất cả các chiếc cúc mà vẫn cảm thấy thoải mái. Vì vậy, để thấy thoải mái hơn, ông thường bỏ cài cúc cuối của áo gi-lê.
Phải hiểu rằng giới quý tộc Anh rất tinh tế trong chuyện trang phục với những chuẩn mực khắt khe về thời trang. Việc một nhân vật tầm cỡ của Hoàng gia "quên" cài chiếc cúc cuối không hề lọt ra ngoài tầm mắt của các quý tộc khác.
Để thể hiện sự tôn trọng dành cho hoàng tử, người trong tương lai sẽ trị vì vương quốc, các quý tộc khác cũng bắt đầu bỏ cài chiếc cúc cuối. Từ giới quý tộc, dần dần tất cả nam giới trong vương quốc cũng đều bỏ cài cúc cuối áo gi-lê.
Vua Edward VII (trái) hồi năm 1901. Có thể thấy trong ảnh, ông không cài khuy cuối của áo chẽn.
Chính nhà vua Anh Edward VII đã là người làm xuất hiện quy tắc không cài khuy cuối áo gi-lê và áo vest, nhưng vì hai lý do hoàn toàn khác nhau. Đối với áo vest, ông không cài khuy cuối là bởi chiếc áo vest lúc này được dùng thay thế cho chiếc áo khoác cưỡi ngựa truyền thống.
Thực tế thiết kế áo vest mà nam giới mặc hôm nay mới bắt đầu xuất hiện hồi đầu thế kỷ 20, khi đó, chiếc áo này thường được gọi là "áo vest đi dạo", với ý nghĩa rằng đây là chiếc áo vừa đủ lịch sự, vừa đủ thoải mái, là dấu gạch nối giữa những bộ trang phục trịnh trọng và trang phục thường ngày.
Nếu bạn mặc một chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và đừng bao giờ cài khuy ở dưới.
Dần dần, nam giới thích dùng chiếc "áo khoác đi dạo" tiện dụng này thay cho cả chiếc áo khoác cưỡi ngựa - một thú vui thể thao phổ biến trong giới quý tộc Anh. Thời này, áo vest nam giới thường có 3 khuy, nam giới sẽ cởi khuy cuối để thuận tiện cho các động tác cưỡi ngựa.
Vua Edward VII thường không cài cả khuy thứ nhất trong hàng khuy 3 chiếc, chỉ để khuy giữa được cài. Vậy là, khi áo vest ngày càng trở nên phổ biến trong thời trang nam, vua Edward VII đã là người mở ra luật bất thành văn: bỏ cài khuy cuối áo vest và áo gi-lê.
Ở những thập niên trước, quy tắc không cài cúc cuối áo vest có thể chỉ phổ biến ở Vương quốc Anh, nhưng ngày này, quy tắc này đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia khác, khi phần lớn các nhân vật nổi tiếng, các chính khách, ngôi sao... khi mặc vest đều bỏ ngỏ chiếc cúc cuối.
Theo nguồn tổng hợp
Ai cũng nghĩ Đây là thời trang lúc còn trẻ của Đàm Vĩnh Hưng Thay đổi hình ảnh khác biệt hoàn toàn so với trước kia, Đàm Vĩnh Hưng muốn chứng minh, trẻ trung hay không nằm ở gu thời trang và độ chịu chơi. Để mang đến diện mạo mới mẻ và hình tượng phù hợp với xu hướng, nam ca sĩ đã chuẩn bị từng bước đi cho mình. Trong các MV như 'Vì anh...