Những điều cần biết về vắc-xin sởi: Vắc xin sởi an toàn không? Những ai không nên tiêm?
Bệnh sởi đang bùng phát mạnh tại TP.HCM, với nhiều trường hợp mắc bệnh là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dù đã có vắc-xin phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi vẫn đang khá thấp.
Các chuyên gia y tế của Việt Nam đánh giá, nguyên nhân của thực trạng này là do vẫn còn một bộ phận người dân không hiểu biết đầy đủ, chưa quan tâm chu đáo đến con mình, chưa cho con đi tiêm chủng.
Nguy hiểm hơn là còn một bộ phận có trào lưu anti vắc-xin ở một số nước cũng góp phần khiến dịch sởi có nguy cơ bùng phát trở lại như hiện nay.
Trong bài viết này, bác sĩ nhi khoa Trương Hoang Hưng (Giang Viên Lâm Sang cua Texas Tech University, công tac tại MD Kids Pediatrics, thanh phô McKinney, Texas) đã chia sẻ những điều nên biết về vắc-xin sởi để độc giả hiểu đúng và đầy đủ hơn. Được sự đồng ý của tác giả, Gia Đình Mới xin đăng tải bài viết.
“Dich sơi bung phat ơ Việt Nam la điêu tât yêu va đây chi mơi la khơi đâu ma thôi. Ơ My cung băt đâu bung phat le te do ty lê tiêm chung giam vi anti vắc-xin, còn thuốc thì vẫn đây đu.
Bênh sơi khung khiêp ơ chô la no lam suy giam hê miên dich, gây viêm phôi năng, viêm tai, viêm nao, khô loet giac mac gây mu… Môt đưa trẻ bị sơi năng nêu sông sot tơi 6 thang sau vân chưa hôi phuc hoan toan.
Một bệnh nhân 21 tuổi bị khô loet giac mac gây mu măt do biên chưng sơi
Vắc-xin sơi la môt vắc-xin sông, tưc la co môt lương nho virus đa lam giam đôc lưc, đu đê khơi phat phan ưng miên dich ơ ngươi đươc chung ngưa nhưng không gây bệnh.
Vắc-xin sơi đươc tiêm muộn hơn cac loai vắc-xin khac vi tre đươc bao vê tư khang thê cua me luc sinh ra, tac dung bao vê nay giam dân sau 6 thang.
Đông thơi khang thê nay cung lam giam tac dung cua vắc-xin. Hiên nay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên cao liêu đâu luc 12 – 15 thang, liêu 2 luc 4 – 6 tuôi.
Nêu săp đi vao vung dich co thê chung ngưa trên tre 6 – 12 thang nhưng liêu nay không tinh vao hai liêu tiêu chuân. Co le đây la ly do tre ơ Việt Nam đươc chung ngưa sơm hơn.
CDC khuyên cao tre trên 12 thang, tre lơn va ngươi lơn không co miên dich vơi sơi (đươc xac nhân băng đinh lương khang thê) nên đươc tiêm chung 2 mui sơi, cach nhau it nhât 28 ngay, trươc khi đi du lich ra nươc ngoai.
Video đang HOT
Phu nư trong đô tuôi mang thai nên đươc chung ngưa 2 mui sơi, nhưng không chung ngưa trong luc mang thai.
Những người không nên tiêm vắc-xin sởi
- Co tiên sư di ưng năng vơi vắc-xin sơi, khang sinh neomycin hay cac thanh phân trong vắc-xin
- Đang bênh năng
- Đang co cac bênh lam suy giam miên dich như ung thư, hoa tri, xa tri, dung corticoid, giam tiêu câu.
- Phu nư mang thai, nên chung ngưa sơi it nhât la 4 tuân trươc khi thu thai.
Hiệu quả khi tiêm vắc-xin sởi
Theo CDC, môt liêu se bao vê tơi 93%, hai liêu thi 97%, tre dươi 12 thang thi thâp hơn do hê miên dich chưa trương thanh.
Vậy nên dù chich ngưa sơi rôi vân co 1 ty lê nho co thê măc bênh sơi. Co điêu tôt la nhưng tre đa co tiêm phong sơi, du cho măc sơi thi thương bênh nhe hơn va it lây nhiêm hơn la trẻ không được tiêm vắc-xin sởi.
Vắc-xin sởi có an toàn không?
- Giông như cac loai thuôc khac, vắc-xin sơi cung co môt ty lê rât nho gây phan ưng di ưng
- Môt sô trương hơp co thê co triêu chưng sơi sau chung ngưa, nhưng không phải là bệnh sởi, điêu nay giông như vắc-xin cum vây.
- Thuôc không co thuy ngân, không gây bênh tư ky như mây tin đô chông vắc-xin vân tuyên truyên.
Cai hinh dươi đây la khô loet giac mac gây mu măt do biên chưng sơi trên bênh nhân 21 tuôi. Cai nao đang sơ hơn.
Theo giadinhmoi
19 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắcxin ComBE Five
Nguy cơ nhiều loại bệnh tật lan truyền và xâm nhập từ các nước xung quanh hiện nay vẫn hiện hữu rất lớn.
Tiêm vắcxin ComBE Five cho trẻ tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN/Vietnam)
Điển hình như nguy cơ bệnh bại liệt xâm nhập từ bên ngoài; nguy cơ dịch sởi, ho gà, bạch hầu quay trở lại vẫn còn hiện hữu nếu tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhiều trẻ trì hoãn tiêm chủng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết mùa Đông-Xuân sắp tới.
Hiện nay, có quan niệm cho rằng, người khác đã tiêm chủng thì mình sẽ không có nguy cơ bị mắc bệnh nữa, đây là những quan niệm sai lầm không đúng.
Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp cung cấp thông tin về Chương tình tiêm chủng mở rộng, diễn ra chiều 7/1.
Hơn 101.000 trẻ đã tiêm vắcxin ComBE Five
Tại cuộc họp, giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, đã có 101.862 trẻ được tiêm vắcxin ComBe Five.
Tính đến ngày 6/1, vắcxin ComBE Five đã triển khai tại 19 tỉnh/thành phố, gồm Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Cà Mau.
Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) được ghi nhận với tỷ lệ 1,73%. Ngoài ra, cũng ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở với tỷ lệ khoảng 0,05%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai vắcxin DPT-VGB-Hib ComBE Five, do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, tại 7 tỉnh (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu). Kết quả đã tiêm được 17.356 trẻ tại 7 tỉnh, tỷ lệ xuất hiện các phản ứng thông thường sau tiêm chủng là 5,5%.
Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh, từ tháng 12 năm 2018, vắcxin ComBE Five được triển khai trên toàn quốc. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã phân bổ vắcxin đến 63 tỉnh/thành phố và hướng dẫn triển khai tiêm vắcxin; chú trọng thực hành tiêm chủng an toàn, đặc biệt là khám sàng lọc và tư vấn cho các bậc cha mẹ cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Căn cứ vào lịch tiêm chủng thường xuyên, các tỉnh/thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vắcxin ComBE Five.
Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng. (Ảnh: PV/Vietnam )
ComBE Five có thành phần tương tự như Quinvaxem
Theo Bộ Y tế, vắcxin phối hợp 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Vắcxin đã sử dụng có tên là Quinvaxem do công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất.
Từ năm 2016 vắcxin Quinvaxem đã ngừng sản xuất trên quy mô toàn cầu, Bộ Y tế đã xem xét và quyết định sử dụng vắcxin ComBE Five thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng.
Tại cuộc họp đại diện Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắcxin ComBE Five có thành phần tương tự như vắcxin Quinvaxem.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (Immunization Safety Surveillance, WHO 2015) tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắcxin chứa thành phần ho gà toàn tế bào: sốt từ 38-39độ C chiếm tới 44%, phản ứng sưng 38%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56%, đau 25%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ (20 trường hợp trên 1 triệu liều vắcxin sử dụng), các phản ứng này cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
Khi triển khai tiêm vắcxin ComBE Five trên toàn quốc, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh/thành phố thực hiện theo kế hoạch, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại điểm tiêm chủng, tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Phó giáo sư Phu lưu ý, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng.
"Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm. Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra," Cục trưởng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm... để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Theo các chuyên gia, sau khi tiêm chủng, khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như: sốt cao từ 39độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú... phụ huynh phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị./.
Theo vietnamplus
Người ngăn chặn đại dịch truyền nhiễm Những đại dịch bệnh như cúm A (H5N1), tiêu chảy cấp năm 2009, đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết, và gần đây là dịch sởi, Ebola, MECR- Co.V... đã trở thành mối hiểm họa kinh hoàng, gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng người bệnh. Giáo sư Tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Văn Kính nhiều thập kỷ qua đã nghiên cứu, tham gia...