Những ‘đại kỵ’ khi ăn cá không phải ai cũng biết
Cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có những người nên hạn chế ăn cá hoặc những thời điểm tuyệt đối không được ăn cá vì sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội khuyến cáo các bà nội trợ không nên nấu chung hoặc cho gia đình ăn cá với những thực phẩm này bởi có thể không tốt cho sức khỏe.
Cá với thịt chó
Kiêng ăn cá với thịt chó vì cá có tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết.
Bí xanh với cá
Trong Đông y, cá và bí xanh đều rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, vì đều có tình hàn nên ăn hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chép với lá tía tô
Cá chép là một thực phẩm quý, ăn rất ngon. Cá chép có tác dụng kiện tì vị, lợi thủy thũng, thông sữa, an thai và có thể chữa trị được ho suyễn, mụn nhọt, mồm méo, mắt bị bệnh…
Những người tì vị hư nhược, kém ăn, có thể nấu cháo cá chép, luộc cá chép, ăn rất tốt. Tuy nhiên, khi ăn cá chép với tía tô lại gây nóng, sinh mụn nhọt.
Cá chép với thịt gà
Theo Đông y, thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Gỏi cá sống uống cùng sữa bò
Nếu ăn phải gỏi cá sống uống cùng sữa bò có thể dẫn dến giảm giá trị dinh dưỡng, đầy bụng khó tiêu, ngộ độc, phát sinh bệnh tật…
Cá và rau kinh giới
Cá không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với cá tính ấm sẽ khiến ngứa ngáy…
Cá với tôm
Cá và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong – ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn dễ gây dị ứng.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cá khi đang đói
Đối với những người mặc bệnh gout, không nên ăn cá khi đói. Bởi việc này sẽ làm bệnh tái phát và trở nên nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do chất purine trong cá làm acid uric trong cơ thể tăng lên, gây tổn thương mô. Lượng acid uric tăng, tích tụ trong các khớp chính là nguyên nhân quan trong gây ra bệnh gout.
Không ăn cá khi đang uống thuốc ho
Trong trường hợp bị ho, hãy kiêng ăn cá, nhất là những loại cá dễ gây nguy cơ dị ứng. Chất histamine trong cá khi được nạp vào cơ thể với số lượng lớn sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc ho chứa chất ức chế monoamine mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Một số loại thuốc kháng sinh khác, các loại thuốc hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. Ăn cá khi sử dụng các thuốc này sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cá khi bị dị ứng
Thời điểm bạn bị dị ứng nên kiêng cá và các loại hải sản khác. Bởi có những loại cá ăn vào sẽ khiến tình trạng dị ứng của bạn nghiêm trọng hơn. Theo nhiều lý giải thì do cá chứa Histamine, khi đi vào quá trình trao đổi chất sẽ gây ra hiện tượng dị ứng.
Không ăn cá khi mắc bệnh về gan và thận
Những người mắc bệnh về đường tiểu, sỏi thận cần kiểm soát lượng Axit uric, vì lượng này quá lớn sẽ hình thành nên sỏi thận. Những người mắc bệnh về gan cũng vậy. Do đó, không nên hoặc hạn chế ăn cá trong khi đang mắc bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cá khi bị chảy máu mũi, xuất huyết trong
Nếu có biểu hiện bị rối loạn về chảy máu mũi hay xuất huyết trong tuyệt đối không nên ăn cá. Lý do là vì trong cá chứa Axit Eicosapentaenoic (EPA) sẽ gây ức chế tập kết tiểu cầu khiến máu chảy nghiêm trọng hơn.
Không ăn cá khi đang điều trị xơ gan
Khi đang điều trị xơ gan với lượng tiểu cầu thấp, các yếu tố chức năng đông máu suy giảm thì nên hạn chế ăn cá, nhất là cá biển. Bởi trong cá biển có chứa chất chống đông máu. Nếu xảy ra tình trạng chảy máu hoặc xuất huyết, sẽ rất khó cầm, gây nguy hiểm tỉnh mạng.
Bên cạnh đó, ăn cá trong giai đoạn này sẽ làm tăng gánh nặng cho gan bởi thông thường, các loại cá biển thường chứa lượng thủy ngân cao, gan phải làm việc nhiều hơn để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Những ai tuyệt đối không nên ăn cá kẻo "hối không kịp"?
Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, protein, DHA... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội, những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều cá.
Người mắc bệnh gout
Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân giải thành axit uric. Do vậy, nếu ăn càng nhiều cá sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gút hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Những người thường xuyên có biểu hiện mân đo, nôi mê đay, ngưa da cũng không nên ăn quá nhiều cá.
Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái.
Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá.
Người bị dị ứng với cá
Những người thường xuyên có biểu hiện mân đo, nôi mê đay, ngưa da, nôn oi, phu nê, hắt hơi nhiêu, kho thơ do co thăt khi phê quan, tụt huyết áp, sốc phản vệ là bị dị ứng.
Những người này không nên ăn quá nhiều cá, nhất là đối với người dị ứng với cá.
Người bị dị ứng nên kiêng nhưng thưc ăn co nhiêu đam như: tôm, cua, bo, ga, ca biên, hai san, đô hôp, lap xương, đâu lac, vưng, trưng, sưa, chocolate,...
Người tổn thương gan, thận
Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đặc biệt là các loại cá biển như: Cá trích, cá ngừ, á mòi... sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh xương khớp
Cá có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm....Nhưng ăn quá nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy....
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Dịch COVID-19: Nhiều người bỏ ăn thịt chó Tụ tập trong quán nhậu thịt chó ngay thời điểm dịch COVID-19 lan rộng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh. Mới đây, UBND TP Hà Nội kêu gọi người dân trong địa bàn chấm dứt ăn thịt chó, mèo và động vật hoang dã để phòng COVID-19. "Hiện nay có người đi tận sang Lào, Campuchia mua chó, mèo. Đây hoàn toàn có...