Những cuộc chiến một mất một còn: ‘Cá mập’ ngoại nuốt doanh nghiệp nội
Tự nguyện “bán mình” hay bắt tay với các đối tác ngoại để rồi bị “nuốt chửng” diễn ra rất nhiều trên thị trường Việt Nam. Đến nay, những vụ “thay tên đổi chủ” của thương hiệu Việt vẫn chưa dừng lại.
Nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng của Việt Nam dần bị thâu tóm bởi ‘ cá mập’ ngoạiNG.NGA
Vụ thâu tóm 2 nhãn hiệu kem đánh răng đình đám một thời của Việt Nam luôn được nhắc đến như một bài học kinh điển về hợp tác, liên doanh với các đối tác ngoại. Thế nhưng vì nhiều lý do, việc thương hiệu Việt bị “nuốt chửng” vẫn diễn ra liên tục.
Từ hóa mỹ phẩm…
Từng làm mưa làm gió trên thị trường nội địa nhưng sau cuộc “gả bán” cho Colgate năm 1995, thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng của Việt Nam mang tên Dạ Lan đã chính thức biến mất. 2 năm sau đó, năm 1997, khi Unilever đến Việt Nam và đề nghị chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu P/S qua phương án thành lập một công ty liên doanh là Elida P/S. Ban đầu, P/S sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh. Thời gian sau, Unilever đã chọn 1 công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem P/S khiến cho phía Việt Nam bị bật ra khỏi liên doanh. Từ đây, nhãn hàng P/S nổi tiếng một thời chính thức giã biệt với quyền sở hữu Việt Nam.
Đến tận bây giờ, xây dựng thương hiệu vẫn được coi là điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Điều này xuất phát có lẽ bởi Việt Nam là nước xuất khẩu nổi tiếng thế giới nhưng hầu hết xuất thô nguyên liệu hoặc gia công nên không có thương hiệu, không ai biết đến. Nhưng thực tế ở thị trường nội địa, có không ít doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công, chiếm thị phần lớn bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt với các ông lớn nước ngoài thâm nhập nội địa sau khi Việt Nam mở cửa.
Chỉ tiếc là không ít trong số đó đến nay đã bán mình cho các đối tác ngoại. Đơn cử như Diana, chiếm 30% thị phần bỉm giấy, 40% thị phần giấy vệ sinh, thương hiệu Việt này dẫn đầu trong ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại thị trương trường nội địa. Thế nhưng năm 2011, công ty này đã có quyết định bán đi 95% cổ phần cho Unicharm Nhật Bản với giá 184 triệu USD, chính thức trở thành doanh nghiệp ngoại. Cũng năm 2011, thương hiệu dầu gội đầu X-Men của Việt Nam cũng được ông chủ của nó bán cho Tập đoàn mỹ phẩm Marico đến từ Ấn Độ. Dù “tự nguyện bán mình” nhưng đến nay vẫn không ít người tiêu dùng trong nước vẫn không thôi nuối tiếc khi nhớ về câu slogan “Người đàn ông đích thực” làm mưa làm gió một thời của thương hiệu dầu gội này.
Thương hiệu bia nổi tiếng Việt Nam đã vào tay người TháiNGỌC DƯƠNG
Đến phở, bia, nước giải khát…
Năm 2003 khi Phở 24 chính thức ra mắt thị trường, người khen thì ít mà người chê thì nhiều. Cũng dễ hiểu, phở là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, thân thuộc và giản gị. Người Hà Nội đến bây giờ vẫn chấp nhận xếp hàng để ăn bát phở ngon. Người Sài Gòn và nhiều tỉnh, thành trên cả nước chỉ cần gạt chống xe là có thể ngồi xuống làm tô phở nóng hổi, thơm nghi ngút ở bất cứ con đường, hè phố nào. Thế mà một ngày cha đẻ của Phở 24 Lý Quí Trung lại “lên đời” cho phở từ không gian, hương vị, phong cách phục vụ, chén bát, rau giá… Những nhận xét kiểu “sạch sẽ, chuyên nghiệp nhưng mà mùi vị thua xa quán phở ở ngõ nhà tôi”, “mất tính đại chúng, phở không còn là phở nữa”… được đưa ra tới tấp.
Bất chấp, Phở 24 dần trở thành lựa chọn của nhiều người, quy mô ngày càng được mở rộng và hừng hực quyết tâm trở thành thương hiệu được thế giới biết đến. Thế nhưng đến năm 2011, Phở 24 đã chính thức được chuyển nhượng cho chủ mới là Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee. Công ty này sau đó chuyển nhượng 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines), chính thức khép lại ước mơ quốc tế hóa phở Việt của nhà sáng lập Lý Quí Trung 1 thập niên trước đó.
Ồn ào cho đến tận lúc này là vụ bán thương hiệu bia Sài Gòn (Sabeco) cho người Thái. Cuối năm 2017, tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã bỏ ra 5 tỉ USD để sở hữu 54% cổ phần của thương hiệu bia lớn nhất Việt Nam. Trước khi về tay người Thái, dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bia nội, ngoại cạnh tranh khốc liệt nhưng bia Sài Gòn vẫn luôn nỗ lực giữ và chiếm thị phần lớn nhất và trở thành đại diện cho hình ảnh, thương hiệu bia Việt. Đặc thù của bia là có tính địa phương, nên dù bia nhập có nổi tiếng đến bao nhiêu thì ở hầu hết các quốc gia, bia nội vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần.
Nhưng giờ bia Sài Gòn đã về tay người Thái, lợi nhuận họ hưởng, nếu vẫn tính là bia nội thì gượng ép vì thực tế chỉ còn cái tên. Còn nếu tính cho người Thái thì thị phần của bia Việt lép vế hoàn toàn trước các doanh nghiệp ngoại. Vậy nếu phải giới thiệu bia Việt, chúng ta sẽ nói nhãn hiệu nào cho vẹn cả đôi đường? Thực tế bia Sài Gònkhông phải nhãn hiệu đầu tiên bán mình cho doanh nghiệp ngoại. Thương vụ mua lại phần vốn tại Bia Huda của Carlsberg đã biến công ty này từ liên doanh trở thành 100% vốn nước ngoài. Cũng bằng cách này, Carlsberg đang nắm cổ phần chi phối ở nhiều công ty bia trong nước. Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới nhưng thị trường màu mỡ này đã chính thức rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Tương tự ở lĩnh vực nước giải khát, những thương hiệu quen thuộc với người Sài Gòn như Tribico đã bị “nuốt” trọn bởi Uni-President; nhà sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam Halico cũng bán 45% cổ phần cho ông lớn Diageo đến từ Anh; trà bí đao Wonderfarm nổi tiếng một thời rơi vào tay Kirin Holdings, một tập đoàn từ Nhật Bản…
Dù bị thâu tóm hay tự nguyện bán mình, mỗi thương hiệu Việt “đổi chủ” vẫn mang đến cho người tiêu dùng sự nuối tiếc khôn nguôi.
>> (Còn tiếp)
Theo TNO
Những dự án 'khủng' của Nhà Khang Điền sau khi mua lại công ty của ông Trầm Bê
Sau hơn 4 năm thâu tóm công ty của Trầm Bê, BCCI (nay là Khang Phúc), nhiều dự án của công ty vẫn đang xây dựng dở dang với giá trị hơn 3.000 tỉ đồng, chiếm 53% hàng tồn kho của Nhà Khang Điền. Một số khác đang lần lượt được chuyển nhượng.
Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc, tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh (BCCI - Mã: BCI), gắn liền với tên tuổi ông Trầm Bê, sở hữu quỹ đất khá lớn ở các quận Bình Chánh, Bình Tân. Đây cũng chính là lý do chính CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) quyết định mua lại BCCI từ năm 2015 nhằm mở rộng quỹ đất về phía Tây Nam Sài Gòn.
Với việc thâu tóm toàn bộ BCCI, Khang Điền hiện tiếp nhận từ Khang Phúc hơn 20 dự án gồm 11 dự án khu dân cư (KDC) đã triển khai, 3 dự án KDC đang và sắp triển khai, 1 khu công nghiệp (KCN) đã triển khai, 1 khu công nghiệp mở rộng sắp triển khai, 4 trung tâm thương mại và căn hộ đã triển khai, 1 cao ốc văn phòng sắp triển khai.
Vị trí những dự án của Phúc Khang.
Những dự án Khang Điền chuyển nhượng
Tại đại hội đồng cổ đông 2019 của Khang Điền, liên quan đến sáp nhập Nhà Khang Phúc, bà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch Khang Điền, cho biết sau khi sáp nhập, công ty tập trung vào việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với nhà nước, hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật tồn đọng như là đường giao thông, thoát nước, công viên cây xanh, vỉa hè..., cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh khắc phục tồn đọng, Khang Điền cũng cơ cấu lại các danh mục đầu tư, hoàn thiện thủ tục pháp lý các dự án, đồng thời tiến hành đền bù các dự án đền bù còn dở dang, sớm đưa vào triển khai kinh doanh.
Thời điểm 31/12/2015, cũng là năm mua cổ phần BCCI, tổng giá trị hàng tồn kho của Khang Điền tăng vọt từ 2.074 tỉ lên 5.853 tỉ đồng. Trong đó có 6 dự án nhận từ BCCI với tổng giá trị xây dựng dở dang lên hơn 2.200 tỉ đồng.
Chi phí sản xuất dở dang tại các dự án triển khai tính đến 31/12/2015 của Khang Điền. (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2015 của Khang Điền).
Tháng 12/2016, HĐQT Nhà Khang Điền thông qua việc chuyển nhượng tòa nhà An Lạc (cao ốc An Lạc Plaza) cho đối tác khác với giá gần 235 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu, An Lạc Plaza co diên tich 7.649 m2, quy mô 463 căn hộ. Dự án đã được khởi công vào năm 2011 nhưng đứng yên trong một thời gian dài. Tháng 11/2015, BCCI đã hợp tác với Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn khởi động lại dự án với tên gọi mới là Western Dragon.
Đến ngày 31/12/2018, Khang Điền còn 5 dự án còn dở dang của BCCI gồm KDC Tân Tạo, Khu tái định cư Phong Phú 2, Khu tái định cư Phong Phú 4, KDC Bình Hưng 11A, Dự án Khang Phúc - An Dương Vương. Tổng giá trị dở dang của các dự án là 3.013 tỉ đồng, chiếm 53% giá trị hàng tồn kho.
Một dự án đáng chú khác là 158 Kinh Dương Vương, dự án nhà ở xã hội có diện tích 18.000 m2, quy mô 2.500 - 3.000 căn hộ. Theo kế hoạch, BCCI (nay là Khang Phúc) dự kiến khởi công vào 2016. Tuy nhiên, sau đó một thời gian ngắn, BCCI bất ngờ thông báo bán lại dự án này.
Tại thời điểm 31/12/2018, giá trị đầu tư xây dựng dở dang của dự án gần như không thay đổi so với cuối 2015, khoảng 197 tỉ đồng.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2018 của Khang Điền xuất hiện phần nhận tạm ứng 115 tỉ đồng từ CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Minh An cho việc chuyển nhượng dự án 158 An Dương Vương (hợp đồng ký năm 2017).
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2018 của Khang Điền.
Được biết, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Minh An thành lập 2014, chuyên tư vấn đầu tư các dự án bất động sản; rao bán, cho thuê bất động sản; thẩm định giá trị bất động sản và dự án đầu tư...
Những KDC đang và sẽ triển khai của Khang Phúc
KDC Corona City (tên cũ là KDC Bình Hưng 11A) diện tích hơn 16,6 ha hiện tỷ lệ đền bù đạt trên 91%, đang điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch tỷ lệ 1/500. Dự án trên trục đại lộ Nguyễn Văn Linh, tiếp giáp các KDC hiện hữu như KDC Phong Phú 5, KDC Bình Hưng. Đến cuối 2018, giá trị xây dựng dở dang của Bình Hưng 11A gần 450 tỉ đồng.
Khang Phúc cho biết, do tiến độ xây dựng cầu Bình Tiên và tuyến đường Song Hành quốc lộ 50 chậm, nên công ty đang tiến hành hoàn tất thủ tục pháp lý, dự kiến dự án này có thể triển khai sớm nhất vào năm 2020.
Đối với khu đô thị Tân Tạo có quy mô lên đến 320 ha, tổng chi phí đầu tư 3.200 tỉ đồng nhằm quy hoạch tnàh trung tâm dịch vụ thương mại đô thị; tọa lạc tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Đây được xem là một khu đô thị cửa ngõ phía Tây của TP HCM.
Tuy nhiên, dự án này đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Vào tháng 7/2017, Khang Phúc đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho kéo dài thời gian thực hiện dự án khu dân cư Tân Tạo thêm 7 năm, đến 2028.
Tính đến 31/12/2018, chi phí xây dựng dở dang của dự án lên đến 1.785 tỉ đồng.
Khang Phúc cho hay, thời gian 5 năm để hoàn tất các thủ tục pháp lý, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật dự án quá ngắn, tạo áp lực lớn về thời gian thực hiện. Hơn nữa, từ thời điểm mời gọi đầu tư dự án đến nay hiện trạng sử dụng đất dự án có nhiều biến động nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án gặp nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo Khang Điền, công ty đang tập trung công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện pháp lý dự án. Hiện Khang Điền chưa nghĩ đến chuyện liên doanh liên kết thực hiện dự án. Tuy nhiên trong thời gian tới, công ty sẽ tìm đến phương án mở hơn và cân nhắc tìm kiếm nhà đầu tư tài chính có uy tín.
Phối cảnh KDC Tân Tạo
Dự án The Green Village (tên cũ là Phong Phú 2) cũng có diện tích "khủng" với hơn 132,9 ha chia thành 5 tiểu khu. Đến nay đã thu hồi đất 44% quy mô dự án, đang lập hồ sơ quy hoạch 1/500 - TK4. Dự án ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Phong Phú 2 được UBND TP HCM chấp thuận đầu tư vào 2009. Sau đó dự án này được gia hạn thời gian thực hiện thêm 12 tháng kể từ tháng 5/2010.
Đến tháng 5/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM thông báo chấm dứt văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng dự án. Hiện tại, Khang Phúc đang tiến hành thu hồi 75,5ha đất, tương đương 56% quy mô dự án.
Những khu dân cư đã triển khai của Khang Phúc
Có thể kể đến như Việt Phú Garden (trước đây là KDC Phong Phú 4) thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, với diện tích gần 84 ha, quy hoạch làm 3 khu. Cuối 2018, giá trị xây dựng dở dang của dự án là trên 217 tỉ đồng.
Hiện Khang Điền đang triển khai dự án Lovera Vista nằm trong KDC Phong Phú 4, quy mô 1,8 ha với hơn 1.300 căn hộ nhiều loại diện tích khác nhau, dự kiến khởi công và mở bán trong năm 2019.
Phối cảnh dự án Việt Phú Garden
KDC Phong Phú 5 có diện tích gần 49,3 ha được khởi công từ năm 2001 và hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2006. Tại đây đã hình thành KDC phát triển, giáp ranh quận 8, nằm trong khu vực công trình giao thông lớn như cầu Nguyễn Tri Phương, đường Chánh Hưng, QL5, đại lộ Nguyễn Văn Linh.
KDC An Lạc ở phường An Lạc, quận Bình Tân có quy mô 8,4 ha, quy hoạch xây 455 căn nhà liền kề, 38 căn nhà sân vườn với đầy đủ các tiện ích như trường học, công viên... Dự án đã khởi công vào năm 1997 và kết thúc vào năm 1999.
Ảnh thực tế KDC An Lạc
KDC Lộ Hương 5 ở phường An Lạc, quận Bình Tân có diện tích gần 4 ha. Dự án gần đại lộ Võ Văn Kiệt, bến xe Miền Tây, BigC An Lạc, bệnh viện Triều An...
Ảnh thực tế KDC Lộ Hương 5
KDC An Lạc - Bình Trị Đông là một trong những KDC có quy mô lớn, hạ tầng chất lượng với 6 khu tổng diện tích hơn 81,4 ha. Được quy hoạch 3.583 căn nhà liền kề, 308 căn nhà dân vườn. Hạ tầng kỹ thuật đã được hoàn tất vào năm 2003, đây được xem là KDC phát triển bậc nhất quận Bình Tân.
Ảnh thực tế KDC An Lạc - Bình Trị Đông
KDC ấp 4 Tân Tạo có diện tích khu đất trên 49 ha, được thiết kế 1.618 căn nhà liền kề, 331 căn nhà sân vườn tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân.
Ảnh thực tế KDC ấp 4 Tân Tạo
KDC Cầu Xáng thuộc xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có diện tích 2,5 ha đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2001 và bàn giao KDC.
Ảnh thực tế KDC Cầu Xáng
KDC Bắc Lương Bèo thuộc phường Tân Tạo, quận Bình Tân diện tích gần 23 ha, khởi công vào năm 2000 và đang hoàn tất hạ tầng để bàn giao địa phương.
Ảnh thực tế KDC Bắc Lương Bèo
KDC Bình Hưng thuộc ấp 1, xã Bình Hương, huyện Bình Chánh có diện tích gần 38 ha được quy hoạch 1.886 căn hộ, dự án khởi công năm 1997 và hoàn tất năm 2001.
Ảnh thực tế KDC Bình Hưng
Khu phố chợ Da Sà ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân; diện tích gần 4,5 ha với 141 căn nhà liền kề.
Ảnh thực tế Khu phố chợ Da Sà
KDC Lý Chiêu Hoàng rộng khoảng 2,3 ha thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân đã hoàn tất hạ tầng vào năm 2005.
Ảnh thực tế KDC Lý Chiêu Hoàng
Khu Công nghiệp của Khang Phúc
Hiện Phúc Khang đã hoàn tất đầu tư vào KCN Lê Minh Xuân ở phía Tây TP HCM thuộc xã Tân Nhựt và Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Diện tích khoảng 100 ha với hoạt động chủ yếu là cho thuê nền đất xây dựng nhà xưởng, chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm...
Ảnh thực tế KCN Lê Minh Xuân
Bên cạnh đó, dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng đang được triển khai, nằm cạnh KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Diện tích 109 ha.
Trung tâm thương mại và căn hộ
Có 3 chung cư BCCI đã triển khải gồm Chung cư Nhất Lan 1 cao 5 tầng với 80 căn hộ. Đây là chung cư đầu tiên BCCI triển khai, vào năm 2006. Chung cư Nhất Lan 2 cao 12 tầng với 166 căn hộ, diện tích đất dự án là trên 1,2 ha. Chung cư Nhất Lan 3 cao 16 tầng với 342 căn hộ, đã bàn giao cho khách hàng vào năm 2013.
Chung cư Nhất Lan 1
Chung cư Nhất Lan 2
Chung cư Nhất Lan 3
Ngoài ra, Khang Phúc có 1 dự án cao ốc văn phòng 15 tầng dự kiến triển khai tọa lạc tại số 550 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân. Quy mô đất 2.526 m2 nhằm mục đích làm văn phòng hoạt động cho công ty và cho thuê văn phòng đối với đơn vị khác ở địa bàn và khu vực lân cận.
Phối cảnh.
Minh Anh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Cá mập đầu búa to kỷ lục cướp mồi của ngư dân Mỹ, kéo cả thuyền 10 tấn Hai ngư dân Mỹ vừa bắt được một con cá mập đầu búa khổng lồ "lớn nhất từ trước đến nay", tờ The Sun đưa tin. Video ngư dân Mỹ câu được cá mập đầu búa khổng lồ Con cá ước tính nặng khoảng 600 kg đã kéo chiếc thuyền nặng 10.000 kg của ngư dân đi cùng nó. Con cá dài 4,44m,...