Những con số ấn tượng của “Shark Tank Việt Nam” mùa 5
Shark Tank Việt Nam mùa 5 đã xác lập nhiều con số ấn tượng, vinh danh sự sáng tạo và khích lệ tinh thần khởi nghiệp đối với các startup.
Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ đã trở thành cầu nối cho các nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư, vinh danh những giá trị sáng tạo và khích lệ tinh thần khởi nghiệp của người Việt. Chương trình mùa 5 đã thu hút sự quan tâm và đăng ký tham gia của hàng ngàn Startup từ khắp mọi miền Tổ quốc, các kiều bào ở nước ngoài cũng như các nhà khởi nghiệp ngoại quốc đang sinh sống tại Việt Nam.
Bệ phóng khởi nghiệp với 56 Startup đến gọi vốn
Trải qua 14 tập phát sóng, Shark Tank Việt Nam mùa 5 đã giúp 56 Startup thuộc các lĩnh vực công nghệ, giáo dục, thực phẩm – F&B, thiết kế – xây dựng, nông nghiệp, thời trang, du lịch, y tế, dịch vụ, hóa mỹ phẩm, điện tử… giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp của mình tới hàng triệu công chúng trong và ngoài nước. Trong đó, chương trình đã kết nối thành công 31 Startup với các Shark.
Trong đó, có nhiều mô hình kinh doanh mới, có tiềm năng tăng trưởng cao với những giải pháp sáng tạo, hữu ích cho thị trường như giải pháp vật liệu tự nhiên ứng dụng ngoài trời của Startup e-Timber, vòng bi cổ xe và bộ giảm xóc xe máy của nhà sáng chế Nguyễn Vĩnh Sơn, cánh tay Robot công nghiệp Delta X của Startup IMWI, giải pháp công nghệ nhà module AMD, nước từ trường của Startup Koro…
Ngoài ra, Shark Tank Việt Nam cũng trở thành bệ phóng giúp các công ty khởi nghiệp thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường. Nhiều thương vụ sau khi phát sóng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng như thương vụ của Startup thịt chua Phú Thọ Trường Foods đạt tổng cộng hơn 3 triệu lượt xem trên nền tảng Youtube và Facebook của Shark Tank Việt Nam, thương vụ của Startup 8k Studio đạt tổng cộng trên 3 triệu lượt xem, thương vụ của Startup phục hồi chấn thương thể thao IRC nhận được trên 1 triệu lượt xem…
Có những Startup đã ghi nhận bước tăng trưởng ngoạn mục với doanh thu ấn tượng, số sản phẩm bán ra kỷ lục và lượt tìm kiếm, tương tác trên website, fanpage tăng vọt.
Chị Minh Trang, nhà đồng sáng lập và điều hành dự án Hộp Háo Hức cho biết: “Sau khi lên sóng Shark Tank, doanh thu của doanh nghiệp đã tăng 380%, bằng cả kế hoạch của quý 3 năm 2022, khách hàng mới tăng 15 lần so với tháng liền kề. Chúng tôi cũng được 150 nhãn hàng tiếp cận đề nghị hợp tác, Fanpage đạt trên 15 triệu lượt tiếp cận, lượt truy cập Website tăng 235% so với tháng trước liền kề.
Trước khi đến gọi vốn ở Shark Tank, tôi đã nghe được thông tin rằng sẽ có sự biến động về kinh doanh cho các Startup tham gia chương trình, nhưng tôi thật sự bất ngờ vì không nghĩ doanh thu của mình lại tăng trưởng nhanh và mạnh như vậy. Điều đó chứng tỏ Shark Tank là một chương trình uy tín, được tin tưởng và được ủng hộ, các Startup có cơ hội xuất hiện trên chương trình cũng sẽ được cộng đồng quan tâm nhiều hơn trước đây.”
Video đang HOT
Ngoài ra, các Startup khác cũng ghi nhận con số tăng trưởng vượt bậc sau khi lên sóng Shark Tank Việt Nam như Startup Velasboost bán ra hơn 22.000 sản phẩm, doanh thu sàn thương mại điện tử tăng 280% so với cùng kỳ, lượng truy cập website tăng 320% so với cùng kỳ. Startup Bánh mì Má Hải tăng 30% doanh thu và được hơn 1.000 khách hàng muốn được tư vấn nhượng quyền, tốc độ mở điểm nhượng quyền mới tăng 100%. Startup Trường Foods có số lượng đơn hàng trên website và các sàn thương mại điện tử tăng 15 lần, doanh thu tăng 200%, lượt tìm kiếm website tăng 6 lần, lượt truy cập website tăng 9 lần. Startup EM & AI tăng gấp 3 số lượng khách hàng, số lượng cuộc gọi từ Voicebot AI và doanh thu…
Những con số đó đã chứng minh cho những giá trị mà Shark Tank Việt Nam mang lại, giúp Startup tiếp cận thị trường tốt hơn và có cơ hội bứt phá trong kinh doanh.
Song song với cơ hội tiếp cận thị trường, Shark Tank Việt Nam mùa 5 cũng cung cấp nhiều bài học đắt giá cho các nhà khởi nghiệp với các chủ đề đa dạng như: cách định giá doanh nghiệp; kỹ năng thuyết trình; bài học bảo vệ người tiêu dùng; giải pháp tối ưu mô hình kinh doanh, sản phẩm; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp; quản lý dòng tiền; cơ cấu tài sản; chiến lược bán hàng, marketing – truyền thông…
Hoạt động thẩm định doanh nghiệp sôi nổi sau “bể cá mập”
Sau cái bắt tay giữa Shark và Startup trên sóng truyền hình, các hoạt động thẩm định doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và sôi nổi. Nổi bật là Trung tâm Phục hồi chấn thương IRC của 2 nhà sáng lập Nguyễn Việt Hùng và Lương Xuân Trường được Shark Liên đề nghị đầu tư trên sóng với 7 tỷ cho 15% cổ phần. Ngay sau khi phần thương thuyết được phát sóng, Shark Liên đã đến trụ sở của Trung tâm tại Hà Nội để tiến hành khảo sát. Buổi gặp gỡ tiếp theo cũng nhanh chóng được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của đội ngũ phụ trách từ 2 phía. Quá trình thẩm định vẫn đang diễn ra với nhiều tín hiệu tích cực.
Tuy là “cá mập” mới xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 5 nhưng Shark Lê Hùng Anh đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ với số lượng thương vụ đầu tư nhiều nhất, mà còn với tốc độ tiến hành thẩm định thần tốc. Với sự minh bạch, rõ ràng trong số liệu tài chính, Hệ thống Anh ngữ Á Châu đã thuận lợi vượt qua vòng thẩm định doanh nghiệp và được ký kết đầu tư chỉ 2 tuần sau khi lên sóng – trở thành một trong những thương vụ được thẩm định và ký kết đầu tư nhanh nhất Shark Tank Việt Nam. Anh Nguyễn Đình Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Nhà sáng lập Hệ thống anh ngữ Á Châu cho biết, sau khi chương trình phát sóng, Á Châu được cộng đồng biết đến rộng rãi và quan tâm nhiều hơn, lượt tìm kiếm từ khóa Á Châu tăng lên 10 lần, lượt truy cập website cũng tăng lên 10 lần.
Shark Tank Việt Nam lan tỏa kiến thức, xu hướng kinh doanh khởi nghiệp
Không chỉ mang lại giá trị cho các Startup, Shark Tank Việt Nam mùa 5 còn mang lại nhiều kiến thức kinh doanh khởi nghiệp hữu ích cho công chúng thông qua các thương vụ kịch tính với những màn đấu trí căng thẳng giữa Startup và các Shark. Với những nhận định thông thái, hài hước của các Shark cũng như sự tự tin, sắc bén của các Startup, Shark Tank Việt Nam góp phần mang đến một món ăn tinh thần thú vị và bổ ích cho khán giả theo dõi chương trình.
Shark Tank Việt Nam mùa 5 khép lại trên sóng truyền hình nhưng các hoạt động hỗ trợ Startup Việt nói riêng và doanh nghiệp Việt nói chung sẽ tiếp tục được triển khai. Dự kiến tháng 11/2022, Shark Tank Forum – sự kiện thường niên lớn nhất của Shark Tank Việt Nam sẽ được tổ chức nhằm kết nối nhà đầu tư trong nước, quốc tế với các doanh nghiệp Việt để giao lưu học hỏi và thảo luận về các sự kiện sôi động toàn cầu.
Shark Tank: "Cá mập" Hùng Anh mạnh tay rót gấp 10 lần số vốn startup kêu gọi
Thương hiệu nổi tiếng 15 năm đến gọi vốn, Shark Hùng Anh quyết liệt rút vé Vàng giành ưu tiên đàm phán.
Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5 tập 11 đã phát sóng lúc 20h00 ngày 14/8 trên VTV3 với sự xuất hiện của 4 startup: Anh ngữ Á Châu, Nectar, Remaps, Thư viện 100 năm.
Xuất hiện trong vai trò startup và mang đến bất ngờ cho các Shark là một cái tên quen thuộc: Hệ thống Anh ngữ Á Châu, với hai đại diện là Nguyễn Đình Hải, nhà sáng lập, và Trương Kiều Oanh - Giám đốc, đồng sáng lập. Được thành lập năm 2005 với phương châm "Giáo dục từ tâm", Á Châu đã phát triển hơn 20 chi nhánh với số lượng học viên đang theo học là 12.000 học viên. Startup đến đây để kêu gọi 100.000 USD đổi lấy 1% cổ phần hệ thống Anh Ngữ Á Châu.
Kiều Oanh cho biết thị trường Anh Ngữ đối với các Shark không có gì mới, thậm chí còn là cả một đại dương đỏ vì có quá nhiều trung tâm, nhưng Á Châu có thể chứng minh doanh nghiệp tìm được một đại dương xanh cho riêng mình. Hiện tại khoảng 30% học viên xuất thân từ gia đình có kinh tế có thể theo học lâu dài các khóa học phí cao với các Trung tâm lớn, nhưng có khoảng 70% các em học viên có điều kiện kinh tế chưa tốt không thể theo học lâu dài với mức học phí cao như vậy.
Ngay từ những năm đầu thành lập, Á Châu đã nhắm vào phân khúc thị trường vùng ven giúp cho các em học viên có điều kiện thấp vẫn tiếp cận được ngôn ngữ chuẩn. Á Châu đã tồn tại trên chặng đường hơn 15 năm, đặc biệt là sau đại dịch, Á Châu vẫn duy trì và phát triển được 20 chi nhánh của mình. Á Châu muốn đem đến Shark Tank một mô hình kinh doanh với một thương hiệu đã được định hình và đã tạo được lợi nhuận. Con số thật, con người thật và giá trị thật.
Shark Hùng Anh đặt câu hỏi rằng hiện tại đang lãi như vậy đi gọi vốn làm gì, Startup chia sẻ muốn kêu gọi vốn để mở rộng thêm 6 chi nhánh, giúp các trẻ em vùng ven cũng như là các tỉnh. Và mục đích chính nhất Startup cần đồng hành cùng các Shark là để giúp Á Châu chuyển đổi số.
Shark Erik muốn nghe thêm về phương pháp giảng dạy của Á Châu. "Tôi nói được 6 thứ tiếng và 1 trong những ngôn ngữ khó học nhất là tiếng Việt. Thật sự rất khó! Tôi rất muốn biết bạn có phương pháp giảng dạy thế nào?"
Kiều Oanh giải thích rằng Á Châu áp dụng phương pháp TPR (Phương pháp phản xạ toàn thân) để giảng dạy học viên. Họ có thể học Tiếng Anh bằng mắt, tai, nghe và nói, phương pháp toàn diện đó rất hữu ích để học viên phát triển kỹ năng Tiếng Anh ngày một tốt hơn.
Shark Hưng là người đầu tiên ra deal. Ông đồng ý đầu tư 10% cổ phần nhưng giá bao nhiêu thì sẽ bằng 1,38 lần giá trị sổ sách tại thời điểm sau khi kiểm toán. Có thể là 1 triệu, có thể là 900, có thể là 1 triệu 1, có thể là 1 triệu 2 tùy theo kết quả kiểm toán sẽ quyết định, nhưng tối thiểu là 1%, tối đa là 10%. Đơn giản là ông đầu tư cho Á Châu 1 triệu đô cho 10% cổ phần với điều kiện là giá trị doanh nghiệp sau khi kiểm toán phải là 150 tỷ. Ông cũng khẳng định rằng, "Đây là deal hiếm hoi mà tôi không mặc cả đấy nhé!"
Shark Liên là người ra quyết định tiếp theo. "Nhiều nơi ở trên TP Hồ Chí Minh, tôi đều thấy thương hiệu Á Châu, và định hướng của các bạn thì tôi cũng rất thích, vì tôi vẫn được mệnh danh là Bà Ngoại của cộng đồng. Cái tên Á Châu đến được đây là tôi cũng rất thích, tôi cũng dự định có thể sẽ đầu tư vào các bạn, nhưng tôi cảm thấy chưa yên tâm, vì thế nên tôi không đồng hành cùng các bạn."
Sau khi đắn đo và cân nhắc, Shark Erik biết rằng Shark Hưng muốn đầu tư 1 triệu đô, nên ông quyết định không đầu tư, để cho Startup làm việc với các Shark khác.
Shark Hùng Anh cũng đưa ra quyết định của mình. Ông đề nghị đầu tư 1 triệu USD để sở hữu 12% công ty, hoặc 1 triệu rưỡi USD để sở hữu 20%.
Shark Bình chia sẻ ông có đầu tư vào giáo dục, khoảng 30 cơ sở trên toàn quốc, những cơ sở lớn dạy về công nghệ steam lập trình cho trẻ em. Ông đưa ra mức offer 1 triệu USD cho 11% cổ phần với nhiều sự hỗ trợ vì ông đã và đang làm nghề giáo dục nên có kinh nghiệm.
Sau khi Startup hội ý, chị Oanh cho biết mình vẫn rất khó để lựa chọn deal. Lúc này Shark Hùng Anh quyết định bước ra mở két vàng lấy Golden Ticket để giành quyền thương lượng với startup.
Nhìn thấy sự quyết liệt của shark Hùng Anh, nên khi ông còn chưa kịp viết vào Golden Ticket, Kiều Oanh đã đưa ra quyết định hợp tác với ông. Kiều Oanh cho biết "Bởi vì Shark Hùng Anh chuyên về công nghệ và Á Châu đang cần chuyển đổi số nên Shark Hùng Anh sẽ giúp chúng tôi."
Á Châu chốt deal với Shark Hùng Anh 1 triệu USD để sở hữu 12% công ty, đồng thời được tặng thêm 100 triệu từ Golden Ticket của Shark.
Chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5 lên sóng vào 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên VTV3!
Shark Tank Việt Nam: Startup mắc sai lầm phổ biến, được "cá mập" rót 100.000 USD Thương vụ đầu tiên trong tập 9 Shark Tank Việt Nam thành công với mức đầu tư 100.000 USD cho 10% cổ phần. Startup đầu tiên xuất hiện ở tập 9 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5 là Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập và điều hành AirCity, startup cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà trọn...