Những chứng bệnh cần vitamin C
Thiếu vitamin C trầm trọng có thể gây ra bệnh sco-bút (bệnh của máu do thiếu vitamin C). Tuy nhiên, không phải cứ thiếu vitamin C là bị bệnh này.
Và nếu chỉ thiếu chút chút thì lại không mấy khi gây ra phản ứng rõ rệt.
Bạn cần: Vitamin C
Vitamin không giúp đạt được kết quả như bạn mong đợi khi điều trị hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu nhưng nghiên cứu chỉ rõ vitamin C axit hóa nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại trong đường tiểu.
Nguồn: hoa quả họ cam quýt, súp-lơ xanh và các loại rau đỏ như cà chua và cải bắp đỏ.
Liều khuyến nghị: Vitamin C là vitamin hòa tan trong nước vì thế bạn cần đưa vào chế độ ăn hằng ngày bởi vì cơ thể không thể tích trữ chúng. Liều khuyến nghị là 60mg nhưng có thể uống 1.000mg hoặc uống ít hơn vitamin C dạng bổ sung mỗi ngày mà không sợ gây hại bởi nếu không dùng hết, nó sẽ được thải qua đường nước tiểu.
Lượng vitamin cần mỗi ngày này có thể tìm thấy trong nửa quả ổi (loại quả giàu vitamin C hàng đầu), nửa cốc nước cam lớn hay 1 cốc nước cam nhỏ; quả kiwi nhỏ và 8 thìa sốt cà chua.
Video đang HOT
Bạn cần: Vitamin C
Nếu bạn thấy các vùng da trên cơ thể dễ bị thâm tím hơn bình thường mà không rõ lý do hay các vết thâm tím lâu tan hơn bình thường thì có thể bạn đang thiếu vi chất, đặc biệt là vitamin C”, BS Denning cho biết.
Đây là dưỡng chất thiết yếu đối với sự hình thành collagen, giữ cho da luôn khỏe mạnh và nhanh liền khi bị thương.
“Thậm chí việc thiếu vitamin C chút chút trong bữa ăn cũng có thể dẫn tới bầm tím”, bà cho biết thêm.
Nguồn: hoa quả họ cam quýt, súp lơ xanh và các loại rau đỏ như cà chua và cải bắp đỏ.
Liều khuyến nghị: Vitamin C là vitamin hòa tan trong nước vì thế bạn cần đưa vào chế độ ăn hằng ngày bởi vì cơ thể không thể tích trữ chúng. Liều khuyến nghị là 60mg nhưng có thể uống 1.000mg hoặc uống ít hơn vitamin C dạng bổ sung mỗi ngày mà không sợ gây hại bởi nếu không dùng hết, nó sẽ được thải qua đường nước tiểu.
Lượng vitamin cần mỗi ngày này có thể tìm thấy trong nửa quả ổi (loại quả giàu vitamin C hàng đầu), nửa cốc nước cam lớn hay 1 cốc nước cam nhỏ; quả kiwi nhỏ và 8 thìa sốt cà chua.
Bạn cần: Vitamin C
Vitamin tuyệt vời này giúp “giải tỏa” chất nhầy và chất độc gây ra hơi thở hôi.
“Vitamin C tạo ra môi trường axit và không “thân thiện” đối các vi khuẩn trong miệng và tiêu diệt chúng”, BS Phil Stemmer, TT Hơi thở thơm mát (London, Anh) cho biết.
Tuy nhiên, vitamin này không giúp chữa bệnh và nó cũng chỉ kéo dài hiệu quả trong 1 giờ đồng hồ.
Nguồn: Đọc chứng viêm đường tiết niệu.
Theo Dantri/DM
Dễ bị thâm tím, do đâu?
Khi phát hiện vết thâm tím trên người mà không rõ căn nguyên, chắc hẳn sẽ băn khoăn.
Thông thường, hiện tượng thâm tím này do va chạm ở đâu đó mà người ta không nhớ rõ nhưng cũng có thể vì nhiều lý do khác.
Phụ nữ, người già và trẻ em thường bị thâm tím trên người nhiều hơn nam giới, đặc biệt là vùng bắp đùi, bắp tay bởi lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra cũng có thể do di truyền, nếu bà và mẹ hay bị thâm tím trên da thì xác suất bạn bị thâm tím cũng cao.
Khi bất chợt thấy chúng, ngoài lý do ngã hay trầy xước, va đập vào đâu đó, hãy kiểm xem bạn có dùng loại thuốc nào không, nhất là một số thuốc làm thay đổi hoạt động của các tiểu huyết cầu - chất nhỏ hình đĩa đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Bên cạnh đó, nên cân nhắc tình huống bạn có thể thiếu vitamin B12, K, C hay acid Folic.
Trong một vài trường hợp, dễ bị thâm tím là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh lupus, bệnh xơ gan hay do thiếu hụt gen... Như đã đề cập, nếu cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương được vai trò của nó, tình trạng xuất huyết dưới da rất dễ xảy ra cho dù không có va chạm thương tích nào. Và một số bệnh mạn tính, trong đó có ung thư là bệnh dễ gây ra rối loạn chức năng của tiểu huyết cầu. Vì thế, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.
Với những vết thâm tím đơn giản như ngã, trầy xước... thì việc xử trí không hề phức tạp bởi chúng chỉ là những tổn thương rất nhỏ. Có một vài cách đơn giản để làm mất đi vết thâm tím do va đập: Dùng túi đựng đá lạnh chườm vào các khu vực xung quanh ngay sau khi bị thương để tránh bị thâm, tuy nhiên cần chú ý là chườm cách quãng để tránh cho vùng da đó bị tê cóng. Cứ 3 giờ một lần bôi kem (được chiết xuất từ cây cúc vạn thọ) vào chỗ da bị thâm, nó sẽ "mờ dần" vết thâm và chóng lành hơn. Bắp cải cũng có tác dụng giảm thâm tím rõ rệt: Dùng lá cải bắp rửa sạch sau đó giã dập lá rồi đắp vào chỗ da thâm, dùng gạc để giữ cố định lá và thay gạc cho đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, có thể dùng rượu táo hoặc giấm chua trộn với nước để ẩm khăn và chườm vào chỗ da thâm và dùng cách này vài lần trong ngày. Thông thường không có sự can thiệp nào thì vết thâm có thể tự hết sau 7 - 10 ngày phụ thuộc vào sự tổn thương ở các mô nhẹ hay nặng.
Khi hay bị thâm tím do thiếu vitamin có thể bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết như súp lơ xanh, hạt dẻ cười cho vitamin K; họ cam quýt và dâu tây cho vitamin C; thịt, trứng và sữa cho vitamin B12, hoa quả chứa acid folic tự nhiên.
Trong trường hợp bị thâm tím thường xuyên, kéo dài và có dấu hiệu các bệnh nghiêm trọng thì phải đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ khám và điều trị.
Theo SK&ĐS
Mụn rộp ở môi: Dùng thuốc gì? Có người bị mụn rộp môi tưởng là do dị ứng, do thiếu vitamin C và cứ mỗi lần tái phát lại dùng các thuốc này. Bệnh không khỏi mà còn nặng hơn. Vài đặc điểm về bệnh Bệnh do virus herpes simplex. Như ta biết herpes simplex có 2 nhóm. Herpes simplex nhóm II gây mụn rộp bộ phận sinh dục, nhóm...