Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2021

Theo dõi VGT trên

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học, Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài… là những chính sách mới về lĩnh vực giáo dục có hiệu lực trong tháng 11.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2021 - Hình 1

Ảnh minh họa

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học

Từ ngày 2/11, Thông tư quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có hiệu lực. Sinh viên được quyền đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để nghiên cứu.

Sinh viên cũng được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học; được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước; được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí đối với kết quả nghiên cứu.

Sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục.

Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục sau khi hoàn thành hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Nếu sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, người hướng dẫn sẽ được ưu tiên xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và hình thức khen thưởng khác.

Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài

Thông tư số 27/2021/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, dô Bộ GD&ĐT ban hành, có hiệu lực từ ngày 22/11/2021.

Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (thi đánh giá năng lực tiếng Việt), bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi; chứng chỉ; đơn vị tổ chức thi; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; các Sở GD&ĐT, các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hướng dẫn quản lý kinh phí thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên

Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 4/10/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2021.

Video đang HOT

Nội dung Thông tư không điều chỉnh đối với việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện.

Áp dụng đối với các đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và địa phương, các cơ sở giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, địa phương, các cơ sở giáo dục lập dự toán chi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp để thực hiện ở địa phương.

Khuyến khích vận dụng các nội dung chi, định mức chi quy định tại Thông tư này để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bằng nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành "những đứa con bị bỏ rơi"

Tất cả các trường cao đẳng sư phạm đang gặp nhiều khó khăn, mất phương hướng, nhiều trường ở tư thế 'cầm cự' khi quy mô đào tạo giảm, ngành đào tạo bị thu hẹp.

Trong buổi làm việc với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chiều ngày 28/10, lãnh đạo các trường cao đẳng sư phạm đã bày tỏ những trăn trở, lo lắng khi chưa có một kết luận rõ ràng về định hướng phát triển tương lai.

Tiến sĩ Hồ Văn Thành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các trường cao đẳng sư phạm đã trình bày báo cáo "Tổng quát tình hình hoạt động của các trường cao đẳng sư phạm".

Theo đó, do thay đổi về chính sách (Luật Giáo dục 2019; NĐ 71/2020) đột ngột, không có lộ trình nên các trường cao đẳng sư phạm rơi vào trạng thái bị động hoàn toàn.

Vẫn chờ đợi quy hoạch, lãng phí nhân lực, vật lực

Hoạt động của các trường đang vô cùng khó khăn khi quy mô đào tạo giảm, ngành đào tạo bị thu hẹp (chỉ còn ngành giáo dục mầm non và một số ngành thuộc giáo dục nghề nghiệp); hoạt động bồi dưỡng bị thu hẹp hoặc không được giao nhiệm vụ; việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh; vị thế trường cao đẳng sư phạm ngày càng giảm, kéo theo việc tuyển sinh khó khăn, liên tục nhiều năm không đạt chỉ tiêu.

Điều này cũng dẫn đến sự lãng phí về nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên dôi dư); tiền lương, thu nhập giảm (ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần, đội ngũ); lãng phí nguồn vật lực (do cơ sở vật chất không được khai thác, sử dụng hết công suất, hiệu quả).

Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành những đứa con bị bỏ rơi - Hình 1

Bị thu hẹp ngành đào tạo, vị thế giảm, các trường cao đẳng sư phạm gặp khó khăn trong tuyển sinh. (Ảnh minh họa: PM)

Tất cả các trường cao đẳng sư phạm dường như bị mất phương hướng, nhiều trường ở trong tư thế "cầm cự".

Bên cạnh đó, khó khăn của các trường cao đẳng sư phạm còn do việc quy hoạch mạng lưới chậm, định hướng không rõ ràng, khiến các địa phương và các trường lúng túng.

Do chậm ban hành quy hoạch hoặc chưa có định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm rõ ràng, cùng với áp lực thực hiện tinh giảm biên chế, bộ máy, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập nên nhiều trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập cơ học nhiều trường với nhau thành trường cao đẳng hoặc cao đẳng cộng đồng, sáp nhập vào đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, thậm chí giải thể. Một số trường ở các địa phương khác trong tư thế chờ đợi quy hoạch của trung ương.

Ở một số địa phương, trường cao đẳng sư phạm sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng "nghề hóa" như chỉ đạo hiện nay của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Các trường cao đẳng sư phạm đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam để đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trung ương và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giải quyết khó khăn, bất cập trong việc thực thi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và việc hoàn thiện thể chế về trường cao đẳng sư phạm phù hợp với các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên đến nay, các khó khăn, bất cập này chưa được tháo gỡ.

Các trường cao đẳng sư phạm cũng đề xuất một số kiến nghị.

Thứ nhất, cần duy trì hệ thống trường sư phạm địa phương trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp phù hợp với từng địa phương và có lộ trình tương ứng với việc ban hành hoặc sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Có kế hoạch đầu tư toàn diện để vừa nâng cấp trình độ đào tạo giáo viên (lên đại học), vừa đa ngành hóa các trường này.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các địa phương như từ trước đến nay, trong đó có nhiệm vụ của trường sư phạm địa phương trong việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên; bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản lý giáo dục trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương quy định, hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp cho số sinh viên cao đẳng sư phạm đang đào tạo và tốt nghiệp trong các năm 2020, 2021 và 2022. Các quy định chuyển tiếp theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi cho người học, vừa tạo điều kiện cho các trường cao đẳng sư phạm hoạt động trong khi chờ Chính phủ sắp xếp, quy hoạch.

Thứ tư, sớm ban hành Điều lệ trường cao đẳng sư phạm, các quy định về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng sư phạm.

Thứ năm, cho phép các trường cao đẳng sư phạm tiến hành tuyển sinh chính quy ngành giáo dục mầm non năm 2021 như các năm học trước: Trường cao đẳng sư phạm tuyển sinh theo chỉ tiêu phân bổ; khi nhập học, sinh viên có bản cam kết; địa phương xem xét, duyệt cấp kinh phí hỗ trợ sinh viên theo quy định (theo nghị định 116/2020/NĐ-CP).

Thứ sáu, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh, sửa đổi thông tư 24/2019/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Thứ bảy, mong muốn được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm dứt khoát, rõ ràng đối với sứ mạng các trường cao đẳng sư phạm; sớm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng của các trường.

Bộ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045" và "Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050", để các trường và địa phương biết sứ mạng của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ như thế nào, đi về đâu.

Điều này có ảnh hưởng lớn đến vị trí việc làm của giảng viên, đặc biệt là các giảng viên có học hàm, học vị cao. Sẽ rất khó khăn về điều kiện đội ngũ nếu như việc quy hoạch mạng lưới bị chậm trễ, vì lúc đó đã có nhiều nhà giáo có trình độ tiến sĩ đã chuyển công tác...

Sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các trường

Thầy Trương Đình Thăng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nói rằng, các trường cao đẳng sư phạm hiện nay giống như "những đứa con bị bỏ rơi", do không bị điều chỉnh bởi Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2018 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Đặc biệt là trong bối cảnh bị thu hẹp đào tạo, chưa được định hướng rõ sẽ đi đâu về đâu.

Mong mỏi của các trường là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố càng sớm càng tốt về sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, để các trường, các địa phương có thể sắp xếp và triển khai kế hoạch, hoạt động theo định hướng của Bộ.

Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu quan điểm: "Phải sớm giải quyết những bất cập, khó khăn đang xảy ra với các trường cao đẳng sư phạm. Không thể và không nên giải thể hệ thống các trường này bởi xét về nhu cầu đào tạo, chúng ta vẫn đang thiếu và rất cần các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học.

Đặc biệt, cần phải tính đến nhiệm vụ đào tạo giáo viên về lâu dài, cần sớm giải quyết nguyện vọng của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay, tiến tới phát triển các trường thành trường đại học đa ngành".

Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành những đứa con bị bỏ rơi - Hình 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ khẳng định, các trường cao đẳng sư phạm cần được duy trì, tồn tại và tiếp tục phát triển, thực hiện sứ mệnh đào tạo giáo viên cùng với các trường đại học. Ảnh: Tùng Dương

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói rằng, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm cần được duy trì, tồn tại và tiếp tục phát triển, thực hiện sứ mệnh đào tạo giáo viên cùng với các trường đại học.

Nếu các trường được sáp nhập với các trường đại học địa phương hoặc được nâng cấp để đào tạo giáo viên thì sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh từng địa phương đó.

Nhưng nếu chỉ giao cho các trường đại học sư phạm trọng điểm nhận đặt hàng đào tạo thì học sinh ở các địa phương phải đi xa để học tập, chưa kể đến có thể xảy ra những xáo trộn trong việc phân công đội ngũ này về các địa phương sau khi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xác định sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, đó chính là đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo để đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ cao đẳng, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đạt trình độ đại học. Và trong tương lai, các trường này sẽ phát triển thành một trường đại học đa ngành ở địa phương.

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng rõ ràng như vậy, các địa phương cũng sẽ tập trung đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất (diện tích, điều kiện xây dựng,...) và đội ngũ cán bộ. Như vậy, chúng ta có sự bổ sung số lượng vào hệ thống các trường đại học.

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho biết thêm: "Việc các trường cao đẳng sư phạm lựa chọn trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm trọng điểm là không phù hợp, dẫn đến các trường cao đẳng sư phạm xa rời sứ mệnh vốn có của mình, trong khi đó, chính địa phương cũng mất đi một cơ sở đào tạo nhân lực sư phạm".

Bàn về giải pháp đường dài cho các trường cao đẳng sư phạm, thầy Nhĩ cho rằng, đối với các tỉnh đã có trường đại học địa phương thì tiến tới sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào trường đại học địa phương đó. Như vậy có thể giữ được cơ sở vật chất, giữ được đội ngũ cán bộ của trường cao đẳng sư phạm và giúp trường đại học địa phương phát triển lớn mạnh hơn.

Những tỉnh nào chưa có đại học địa phương như các tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị,... thì nên nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm trở thành các trường đại học địa phương, để các trường được thực hiện sứ mệnh đào tạo đội ngũ giáo viên cho chính địa phương của mình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Sao châu á

11:11:32 23/12/2024
Vừa qua, một netizen tình cờ bắt gặp vợ chồng Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa đưa con gái Cá Heo Nhỏ tận hưởng dịp cuối tuần.
5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

Trắc nghiệm

11:06:05 23/12/2024
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy bất ngờ trong chuyện tình cảm của 5 cung hoàng đạo này. Bạch Dương - Aries (21/03 - 19/04)
Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Sao thể thao

11:04:31 23/12/2024
Nguyễn Xuân Son và các đồng đội đã làm cho sức hút của đội tuyển Việt Nam tăng mạnh sau chiến thắng áp đảo trước Myanmar.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Sức khỏe

10:59:54 23/12/2024
Vì thế, mối liên quan giữa Zona và các bệnh lý tim mạch cho thấy vai trò của các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt trong quản lý bệnh lý tim mạch.
Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Lạ vui

10:57:34 23/12/2024
Một khảo sátmới từ Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH Zrich) chỉ ra một thứ gì đó ẩn trong lõi Trái Đất đang làm thay đổi độ dài của ngày.
Áo khoác sang trọng cho ngày lạnh gọi tên blazer, trench coat

Áo khoác sang trọng cho ngày lạnh gọi tên blazer, trench coat

Thời trang

10:40:14 23/12/2024
Trong những ngày lạnh giá, bạn có thể bớt mặc cầu kỳ ở các lớp trang phục bên trong vì mọi sự chú ý sẽ tập trung vào chiếc áo khoác sang trọng bạn mặc ở lớp bên ngoài.
Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Mọt game

10:38:52 23/12/2024
Trong những ngày cuối năm, cộng đồng LMHT lại đón chào rất nhiều drama cũng như các tranh cãi không hồi kết. Nổi bật trong số đó, có thể kể đến chính là drama chuyển nhượng T1 - Zeus.
Camera bắt cận cảnh chồng giấu mặt của Minh Hằng đi "giám sát" vợ, phản ứng sau đó gây chú ý

Camera bắt cận cảnh chồng giấu mặt của Minh Hằng đi "giám sát" vợ, phản ứng sau đó gây chú ý

Sao việt

10:38:00 23/12/2024
Xem biểu cảm của ông xã Minh Hằng ở hậu trường, nhiều cư dân mạng không khỏi ngưỡng mộ bé Heo khi có người chồng toàn tâm toàn ý yêu thương và ủng hộ hết mực.
Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Netizen

09:50:38 23/12/2024
Thấy em gái không may bị hóc dị vật khi đang chơi đùa, anh trai 12 tuổi đã có pha xử lý bình tĩnh và nhanh trí để cứu em khiến nhiều người bất ngờ.
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài

Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài

Tin nổi bật

09:50:28 23/12/2024
Thời điểm này, chiếc xe ô tô BKS: 22A-186xx đang di chuyển trên đường bất ngờ gặp xe máy đi ngược chiều sang đường. Ngay sau đó, tài xế đã đánh lái gấp và lao thẳng vào nhà anh T (SN 1995, trú tổ 10, phường Nông Tiến).