Những cấm kỵ khi ăn rau củ quả
Rau củ quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin.
Mấy năm trở lại đây, xu hướng ăn uống với khẩu phần rau củ quả là chủ yếu đang ngày càng được ưa chuộng. Nhưng bạn vẫn có thể mắc sai lầm khi ăn uống rau củ quả. Vì vậy, chị em hãy đọc kỹ những điều cần lưu ý khi ăn rau củ quả như sau đây nhé.
1. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày. Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu…
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. (Ảnh minh họa)
2. Trộn lẫn củ cải với cà rốt
Đừng nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
3. Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu
Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.
Rau của quả cũng phải rửa đúng cách mới sạch mà không mất chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
4. Tiêu thụ quá nhiều carotene
Mặc dù carotene rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều carotene (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm…
5. Ăn mướp đắng sống
Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng, để loại bỏ axit oxalic – axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không thể ăn quá nhiều mướp đắng.
6. Ăn quá nhiều rau bina
Rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalate, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương cốt, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.
7. Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở nên độc hại. Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.
8. Nấu rau xanh quá lâu
Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrite , bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất rất nhiều dinh dưỡng.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Bạn phải biết đến những cấm kỵ lớn dưới đây
1. Uống sữa đậu nành với ăn trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Không nên uống sữa đậu nành cùng với ăn trứng
Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
2. Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
3. Không dùng đường nâu
Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
4. Không uống "chay", không uống khi đói
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thê.
5. Tránh uống sữa chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uông sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài... thậm chí ngộ độc.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín dễ bị ngộ độc
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng "sôi giả" (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là đê các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
6. Chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
7. Chú ý bổ sung kẽm khi uống sữa đậu nành thường xuyên
Đậu nành chưa nâu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin... Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín như đã nói ở trên. Và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm đê tránh thiêu chât.
8. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uông sữa đâu nành vì uông sẽ dân đên đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều... cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
9. Không uống cùng kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chứa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Những điều cấm kỵ sau bữa ăn Những thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngay sau bữa ăn như ăn thêm hoa quả tráng miệng, uống trà nóng, tắm rửa, chạy bộ, đã được khuyến cáo nhiều lần. Để bổ sung vào danh sách này, bạn có thể tham khảo thêm một vài lời khuyên sau. Hút thuốc Giáo sư Dương Lực thuộc Viện Y học Trung y...