Những cách tự nhiên chống muỗi đốt
Ngăn chặn muỗi đốt là một trong những bước quan trọng hàng đầu đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Một số cách tự nhiên chống muỗi đốt như sử dụng dầu khuynh diệp, dầu hoa oải hương, dầu quế, dầu bạc hà, dầu húng tây, tỏi, chanh… – Ảnh minh họa: Reuters
Có một số loại kem chống muỗi, thuốc xịt… có sẵn trên thị trường, nhưng chúng có thể chứa những hóa chất có hại cho sức khỏe.
Sau đây là một số cách tự nhiên chống muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp là một trong những loại thuốc chống muỗi tự nhiên phổ biến nhất. Lấy một vài giọt dầu khuynh diệp thoa lên những phần cơ thể được phơi ra ngoài, chẳng hạn như chân và tay. Nó đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngừa muỗi đốt. Bạn cũng có thể sử dụng dầu khuynh diệp với chanh.
Dầu hoa oải hương
Chà hoa oải hương hoặc thoa dầu hoa oải hương lên một vài chỗ trên cơ thể giúp đuổi muỗi. Đây là một trong những loài hoa hiệu quả trong việc giảm rủi ro bị bệnh sốt xuất huyết bằng cách ngăn muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu quế
Video đang HOT
Lấy vài giọt dầu quế, thêm vào ít giọt dầu khác hoặc dung dịch dưỡng ẩm rồi thoa lên một vài điểm trên cơ thể và da. Dầu quế có thể hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để ngăn muỗi đốt do mùi hương mạnh của nó.
Dầu bạc hà
Lấy vài giọt dầu bạc hà, thêm vào ít giọt giấm táo rồi trộn đều, sau đó thoa lên da và rắc nó lên quần áo của bạn. Loại dầu này đắc dụng trong việc ngăn ngừa muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu húng tây
Là một trong những loại thuốc chống muỗi tự nhiên tốt nhất, dầu húng tây đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa muỗi đốt. Bạn cũng có thể đốt lá húng tây, với mức độ bảo vệ cao đến 85% trong 60-90 phút.
Dầu sả Java (citronella)
Hầu hết các loại kem đuổi muỗi đều có dầu sả Java vì nó có tác dụng đuổi muỗi và các loại bọ khác. Một lợi ích khác của việc dùng dầu này là nó cũng có mùi thơm tuyệt vời.
Dầu cây trà
Có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu cây trà có thể giúp ngăn ngừa muỗi đốt. Ngoài ra, loại dầu này cũng giúp giảm sưng và đau liên quan đến vết muỗi đốt.
Dầu sầu đâu
Dầu sầu đâu, được chiết xuất từ cây cùng tên, và lá của nó được biết đến là những phương tiện diệt côn trùng tốt nhất. Thoa vài giọt dầu sầu đâu lên vùng da thường được phơi ra ngoài để biết hiệu quả chống muỗi của nó, theo Bold Sky.
Tỏi
Tỏi có thể được ăn hoặc dầu tỏi có thể được thoa lên da để ngăn muỗi đốt. Nó hoạt động như một chất đuổi muỗi tự nhiên, do mùi tỏi, cũng như các hợp chất lưu huỳnh phát ra từ da, có thể giúp đuổi loài côn trùng khó ưa này.
Chanh
Mặc dù ít hiệu quả hơn so với các phương tiện đã nói ở trên, chanh cũng hoạt động như một chất đuổi muỗi. Thoa một vài giọt chanh lên vùng da được phơi ra ngoài có thể giúp bạn tránh muỗi, theo Bold Sky.
Theo Thanh niên
Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được kiểm soát tốt trong đầu năm 2020
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét... là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng.
Bộ Y tế cho biết, các tháng đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh do COVID -19, tuy nhiên tại Việt Nam nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động giám sát, đáp ứng dịch sớm của ngành y tế, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, cả nước ghi nhận 16 trường hợp mắc trong đó đã có 15 trường hợp khỏi bệnh, trường hợp còn lại sức khỏe ổn định.
Bộ Y tế cũng cho biết, các bệnh dịch lưu hành trên cả nước ổn định, không ghi nhận bệnh dịch có số mắc gia tăng đột biến. Các bệnh lưu hành chủ yếu như sốt xuất huyết, tay chân miệng... đều có xu hướng giảm, so với cùng kỳ năm 2019. Số mắc sốt xuất huyết giảm 46%, tay chân miệng giảm 44%, sốt phát ban nghi sởi giảm 76%, số trường hợp dương tính với sởi giảm 16 lần, các dịch bệnh khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch tập trung tại cộng đồng.
Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019 (ảnh minh hoạ)
Theo đó, để kiểm tra sự chủ động, sẵn sàng trong công tác đáp ứng, phòng chống trước mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Trung, ngày 19/2/2019, Cục Y tế dự phòng đã đi kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó dịch tại khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định).
Kết quả cho thấy tình hình dịch hiện đang được kiểm soát tốt. So với cùng kỳ năm 2019, trên toàn khu vực số bệnh nhân sốt rét giảm 65%, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 63%, không có sốt rét ác tính và không có tử vong do sốt rét; số mắc sốt xuất huyết giảm 21%, những tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao ở cuối năm 2019 là Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị đã có xu hướng giảm mạnh trong các tuần gần đây, các dịch bệnh khác ổn định không có gì đặc biệt. Công tác phòng chống dịch cũng đã và đang được triển khai chủ động và đồng bộ.
Trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ đạo khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan, bùng phát, tăng cường các biện pháp giảm mắc, giảm tử vong, tập huấn và truyền thông phòng chống dịch bệnh.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét... là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng.
Do đó, để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm, đề nghị mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, duy trì diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Cùng với đó, các cơ quan y tế dự phòng thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch và tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể và toàn dân có các biện pháp kịp thời.
T.Nguyên
Theo SK&ĐS
8 biện pháp giúp giảm đau đầu gối hiệu quả tại nhà Rau mùi tây có đặc tính chống viêm và gây mê có thể tác động nhanh chóng trong việc kiểm soát và giảm cơn đau đầu gối. Đau đầu gối có thể xảy ra do hai lý do. Đau đầu gối do tai nạn, do gãy xương, chấn thương dây chằng, trật khớp gối, bong gân và căng cơ. Và, cũng xảy ra...