Những ca phẫu thuật thành công kỳ diệu của bác sĩ Việt
Với sự tiến bộ của y học và lòng yêu nghề, tận tâm với người bệnh, các bác sĩ Việt đã thực hiện nhiều ca mổ thành công ngoài sức tưởng tượng, trong đó có những ca phẫu thuật hy hữu trên thế giới.
Ca mổ nối da đầu nhỏ tuổi nhất trên thế giới
Mới đây, TS.BS Đào Văn Giang – Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức được gặp lại cô bé bệnh nhi trong ca phẫu thuật nối da đầu mà ông thực hiện cách đây 2 năm đã thành công kỳ diệu.
Cô bé hồi phục một cách ngoạn mục với mái tóc đen dài, vui đùa cùng các bác sĩ, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Ít ai biết, cách đây 2 năm, cô bé chính là nạn nhân trong một vụ tai nạn hy hữu khiến toàn bộ da đầu bị lột văng ra ngoài, lộ cả xương sọ.
Đến khi bác sĩ hỏi mảnh da đầu bị lột đâu để ghép, gia đình mới cuống cuồng gọi người nhà quay lại hiện trường để tìm. May mắn khi mang đến viện, mảnh da đầu vẫn còn gần như nguyên vẹn, chỉ dập một số chỗ.
Trước đó 8 tiếng, trong lúc chờ đèn đỏ bé C. và ông nội không may bị xe tải tông từ phía sau. Người ông không qua khỏi còn bé Quỳnh Trâm bị xe tải cuốn vào gầm. Tài xế không nhìn thấy nên tiếp tục cho lùi xe khiến toàn bộ da dầu của bé bị lột văng. Ekip 10 bác sĩ khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hìnhthẩm mỹ và gây mê đã dùng kĩ thuật vi phẫu nối ghép lại da đầu cho bé. Ca mổ kéo dài 7 tiếng.
BS Giang vui mừng gặp lại bệnh nhi trong ca mổ nối da đầu thần kỳ cách đây 2 năm.
“Đây là ca mổ thành công ngoài tưởng tượng, là ca mổ nối da đầu thành công duy nhất ở trẻ em tại Việt Nam và là ca nhỏ tuổi nhất trên thế giới thành công cho tới hiện tại”, BS Giang chia sẻ.
Với trẻ em, việc nối vi phẫu gặp nhiều khó khăn do mạch máu có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,6-0,7mm, nguy cơ tắc mạch sau nối cao. Sự hồi phục của cô bé thực sự là một phép màu dưới đôi bàn tay “vàng” của các bác sỹ khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức.
Đưa bệnh nhi trở về từ cửa tử
Bé Dương Minh Phát, bệnh nhi bị đâm xuyên sọ khi mới chào đời được 11 ngày, đến Tết 2018 đã được 31 tháng tuổi, biết đi, biết nói, hiếu động với những trò nghịch ngợm của tuổi lên 3.
Còn nhớ buổi sáng định mệnh, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 8-8-2015, chị Võ Thị Hồng Duyên (32 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và con trai mới 11 ngày tuổi đang nằm ngủ trong khoa Sơ sinh BV Đa khoa Vĩnh Long thì phát hiện có bóng người phụ nữ lảng vảng, chị Duyên hốt hoảng la lên vì tưởng trộm thì bất ngờ bị người phụ nữ này dùng dao đâm một nhát chí mạng vào trán của con mình.
Bé Phát, con trai chị Duyên bị con dao cắm thẳng vào sọ, được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Hình ảnh chụp sọ não bé 11 ngày tuổi bị dao đâm xuyên sọ
“Khi bệnh nhi nhập viện, qua thăm khám lâm sàng chúng tôi xác định đây là ca bệnh khẩn nguy, cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt, nếu không sẽ vĩnh viễn mất cháu bé. Ngay lập tức, hệ thống báo động đỏ được kích hoạt, tất cả chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực: Ngoại, Mắt, Hồi sức sơ sinh, Gây mê, Phẫu thuật Thần kinh Sọ não… của bệnh viện đã có mặt để hội chẩn”, BS Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay.
Sau khi tiến hành chụp CT-Scan, các bác sĩ phát hiện, phần lưỡi (11cm) của con dao dài 27cm đâm từ hốc mắt bên trái xuyên qua sọ não và kết thúc đỉnh đầu bên phải, mũi của lưỡi dao đâm gần xuyên qua đỉnh đầu bên phải.
Nhớ lại hình ảnh trên, BS Trung Hiếu phải thốt lên: “Trong đời làm phẫu thuật, tôi chưa gặp trường hợp bé sơ sinh nào bị một tai nạn khủng khiếp đến như vậy. Nhìn vào kết quả trên, rất khó để đánh giá tổn thương nên không thể lường trước được những tình huống có thể xảy ra khi phẫu thuật, chỉ cần lệch mũi dao sẽ gây chảy máu, khiến cháu bé tử vong ngay trên bàn mổ.”
Sau khoảng 3 giờ phẫu thuật, ekip mổ đã lấy được lưỡi dao ra khỏi đầu cháu bé. Loại dao đâm xuyên đầu bé là một loại dao bầu, dài 28 cm, ngang 2,7cm. Phần dao đâm ngập vào đầu khoảng 11cm.
Cứu sống em bé bị sắt đâm thủng tim phổi
Tháng 10/2016, trường hợp cậu bé 5 tuổi (TP HCM) ngã từ tầng 3 xuống, bị hàng rào sắt đâm xuyên tim, phổi cũng là một ca phẫu thuật đặc biệt đã cứu sống cháu bé một cách thần kì.
BS Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM khi đó được mời khẩn cấp đến Bệnh viện Thống Nhất (TP. HCM) để mổ cấp cứu cho bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đã thảo luận chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút ngay trên bàn mổ và thống nhất ý kiến bỏ qua khâu siêu âm, chụp X-quang. Tổng cộng, có khoảng 20 người, trong đó có 3 bác sĩ chuyên phẫu thuật tim, phổi có mặt tại phòng mổ để tiến hành ca cấp cứu.
Video đang HOT
Mất hơn một giờ căng thẳng, các bác sỹ mới khâu kín thành công một lỗ thủng tim và hai lỗ thủng ở phổi cùng với hai vết rách nữa ở vùng thùy dưới phổi bên phải, mỗi vết rách khoảng 3cm.
Do bệnh nhi bị mất máu quá nhiều, bệnh nhi còn bị 2, 3 vết thương ở thành ngực, đội ngũ y tế phải khâu các vết thương hở, hồi sức tích cực, liên tục tiếp tổng cộng 5 đơn vị máu cho bé. Có thời điểm, tim bệnh nhi đã ngưng đập nhưng nhờ bóp bóng kịp thời nên hoạt động trở lại.
BS Hiếu thăm bệnh nhi bị sắt đâm thủng tim, phổi sau phẫu thuật
Ca mổ kết thúc lúc hơn nửa đêm đã đưa đứa trẻ thoát khỏi cửa tử. Ngoài các vết thủng, các bác sĩ còn xác định bé bị gãy xương sườn và một đốt sống lưng. Tổn thương này khiến hai chân bé bị yếu, tuy nhiên khả năng hồi phục vận động tương đối cao.
BS Hiếu cho rằng đây là trường hợp bị thủng tim, thủng phổi được phẫu thuật thành công do rất nhiều yếu tố, trong đó có cả may mắn.
Hồi sinh bàn tay dứt lìa cho bé gái 31 tháng tuổi
Bé gái 31 tháng tuổi sinh sống tại Hà Giang trong lúc chơi đùa không may bị máy cắt cỏ cắt đứt rời bàn tay trái. Bệnh nhi được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu, cầm máu vết thương, bảo quản bàn tay đứt rời trong đá lạnh và chuyển bệnh nhi về bệnh viện tuyến cuối.
Ngày 22/6/2018, tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, sau gần 4 giờ đồng hồ, các bác sĩ khoa Phẫu thuật bàn tay và vi phẫu đã nối lại bàn tay bị đứt rời cho bé gái.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp khó do yếu tố chủ quan bởi bệnh nhân còn bé nên mạch máu rất nhỏ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kinh nghiệm của các kỹ thuật viên. Hơn nữa, thời gian bàn tay bị đứt rời khá lâu nên khả năng sống lại không cao trong khi bệnh nhi có thể gặp nhiều biến chứng ngay từ khâu gây mê đến phẫu thuật và hậu phẫu.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, bàn tay bệnh nhi đã sống lại và dần hồi phục nhờ phục hồi chức năng.
Sự hồi phục kỳ diệu cũng là nhận định của bệnh nhân không may bị đứt vành tai được các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E) phẫu thuật.
Bệnh nhân 27 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vành tai trái bị cắn đứt cùng nhiều vết xước gây chảy máu ở vùng mặt. Kết luận qua thăm khám của bác sĩ cho biết bệnh nhân bị mất toàn bộ vùng gờ luân và một phần dái tai và lộ sụn vành tai. Những tổn thương trên có khả năng gây nhiễm trùng, mất thẩm mỹ, hạn chế khả năng nghe của bệnh nhân.
Phẫu thuật để giảm tổn thương là yêu cầu cấp thiết nhưng vành tai bị đứt rời không được tìm thấy đẩy bác sĩ vào tình thế khó. Các bác sĩ đã tiến hành làm sạch vết thương, cắt lọc phần nham nhở, cầm máu, dùng kháng sinh, chống viêm trước khi phẫu thuật tái tạo lại vành tai nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng hứng sóng âm của vành tai.
Theo ThS. BS. Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E), do không tìm thấy phần tai bị đứt rời nên ê kíp quyết định sử dụng phần vạt da sau tai để tái tạo vành tai cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, tai là bộ phận cấu tạo phức tạp nên ca phẫu thuật diễn ra 2 lần. Lần 1, bác sĩ dùng trụ da sau tai để che phủ tổn thương. Lần 2, bác sĩ cắt cuống vạt trụ da và tạo hình vành theo không gian 3 chiều để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng hứng sóng âm. Hai ca phẫu thuật cách nhau hơn 20 ngày. Trong thời gian này, cả bác sĩ và bệnh nhân đều “nín thở” bởi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là tai nạn hi hữu, đòi hỏi kỹ thuật vi phẫu cao.
Theo BS. Minh, phẫu thuật tái tạo vành tai là dạng phẫu thuật phức tạp và khó thực hiện. Bởi vành tai có cấu trúc đặc biệt bao gồm lớp sụn mỏng ở giữa có hình dáng lồi lõm, bao phủ hai mặt sụn là lớp da mỏng… Hơn nữa, phẫu thuật này đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên những người thực hiện có kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ tinh tế để vừa trả lại hình dáng, chức năng cho tai nhưng cũng khéo léo giấu các vết sẹo do phẫu thuật để lại. Kết quả kỳ diệu sau hai lần phẫu thuật là bệnh nhân đã được “trả lại” vành tai gần nguyên vẹn như cũ.
Theo kienthuc.net.vn
Người mẹ đánh bại bệnh ung thư 2 lần sau khi chỉ còn 27% cơ hội sống - bí quyết của cô tưởng khó mà hóa ra lại rất dễ
Emilee chào đời với căn bệnh ung thư mô liên kết từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó vào tháng 1 năm 2015, cô mới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 3C.
Emilee Garfield, 42 tuổi, đến từ California (Mỹ) đã 2 lần khỏi ung thư: 1 lần khi còn nhỏ và 1 lần khi đã trưởng thành. Đã từng có thời điểm, bà mẹ 3 con phải giấu giếm những vết sẹo của mình vì xấu hổ. Nhưng giờ đây, sứ mệnh của cô là cho mọi người thấy, việc chiến thắng ung thư và yêu cơ thể mình sau điều trị hoàn toàn có thể nằm trong khả năng của bạn.
Emilee Garfield, 42 tuổi, đến từ California (Mỹ) đã 2 lần khỏi ung thư.
Lần đầu tiên: Ung thư mô liên kết
Emilee chào đời với căn bệnh ung thư mô liên kết từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Đây là dạng ung thư hiếm gặp của các mô liên kết nhưng không được chẩn đoán cho tới khi Emilee 4 tuổi vào năm 1980.
Cô bé dũng cảm đã trải qua 2 năm trong bệnh viện, liên tục xạ trị vùng chậu và hóa trị trước khi được thông báo khỏi bệnh ung thư vào năm 1982.
Tới năm 21 tuổi, Emilee tiếp tục trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung do cô có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung thời điểm đó.
Năm 21 tuổi, Emilee tiếp tục trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung do cô có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung thời điểm đó.
Dù không thể mang thai sau 2 lần điều trị ung thư, Emilee vẫn chào đón 3 con, Hayden, năm nay 15 tuổi và cặp song sinh Macie - Griffin, 12 tuổi. Cả 3 đứa con cô đều chào đời nhờ người mang thai hộ. Trước đó, trứng được lấy từ 1 buồng trứng chưa bị cắt bỏ của Emilee và trữ đông lạnh.
Nhiều năm tháng trưởng thành, Emilee sống trong cảm giác bất an, thiếu tự tin về những vết sẹo, về cơ thể mình. Cô tưởng như chẳng ai có thể yêu thương mình nữa.
"Tôi bị ung thư lần đầu năm 4 tuổi. Vì căn bệnh này, tôi trở nên nhút nhát và lúc nào cũng tự ti. Tôi lớn lên với rất nhiều nỗi hổ thẹn vì bệnh ung thư, vì cơ thể và tất cả những vết sẹo trên người", Emilee thổ lộ. "Tôi cảm thấy mình không được ai yêu thương, đặc biệt là đàn ông. Tôi muốn gửi thông điệp này tới các cô gái trẻ: ung thư không định hình con người bạn. Bạn xinh đẹp như bạn vốn luôn thế. Chỉ bạn thôi là đủ.
Tôi hi vọng truyền cảm hứng cho những người đã trải qua cuộc chiến với ung thư, đã thành công khi tuổi còn trẻ. Nhờ đó, họ sẽ phát hiện ra món quà mà cuộc sống ban tặng từ hành trình chiến đấu với bệnh tật ấy. Lúc đó, có thể nó không như vậy, nhưng tất cả chuyện này đều ẩn chứa ý nghĩa lớn lao hơn.
Nhiều năm tháng trưởng thành, Emilee sống trong cảm giác bất an, thiếu tự tin về những vết sẹo, về cơ thể mình.
Điều quan trọng nhất mà tôi muốn chia sẻ: Cuộc sống là một món quà. Làm hơn đừng coi nó là thứ hiển nhiên bạn có. Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian trong đời mình để bận tâm, lo lắng về những gì người khác nghĩ về tôi.
Tôi cố gắng hết sức để gây ấn tượng với người khác và để trở thành một ai đó không phải là tôi. Nhưng làm vậy chỉ khiến tôi càng sa lầy vào cảm giác đơn độc và trầm cảm mà thôi.
Ung thư thực sự có thể khiến tâm trí và cảm xúc bạn rối bời. Tôi chưa bao giờ cởi mở về căn bệnh của mình cho tới khi tôi được chẩn đoán mắc ung thư lần hai khi tôi 39 tuổi vào năm 2015".
Lần thứ hai: Ung thư buồng trứng
Emilee bắt đầu trải nghiệm những triệu chứng không thể lý giải từ năm 2010 đến năm 2015 như đại tiện ra máu, đau bụng, đầy hơi, tiểu tiện thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi giao hợp và chảy máu âm đạo bất thường.
Emilee bắt đầu trải nghiệm những triệu chứng không thể lý giải từ năm 2010 đến năm 2015.
Tuy nhiên, bác sĩ phủ nhận những triệu chứng này và mãi tới khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính và siêu âm xuyên âm đạo vào tháng 1 năm 2015, cô mới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 3C.
Tháng 2 năm 2015, Emilee bắt đầu 19 đợt hoá trị và trải qua phẫu thuật thu nhỏ khối u nhiều nhất có thể. Bà mẹ 3 con có tới 3 khối u - một ở tràng sigma ngoài cùng, một ở bàng quang và 1 ở trực tràng và âm đạo. Sau đợt hoá trị cuối cùng vào tháng 10/2015, cô được thông báo đã khỏi bệnh ung thư buồng trứng.
Là huấn luyện viên chuyên dạy yoga và Pilates suốt 18 năm qua, Emilee coi việc ủng hộ những phụ nữ khác từng trải qua chuyện tương tự là sứ mệnh của mình. "Phần tồi tệ nhất là tôi có tất cả dấu hiệu, triệu chứng của ung thư buồng trứng và tôi cũng đã đi khám bác sĩ. Nhưng họ không xem thường tình trạng đau bụng, đầy hơi và táo bón của tôi. Giờ đây nhìn lại, tôi không thể đổ lỗi cho ai. Đây là căn bệnh ung thư khó phát hiện. Nhưng có nhiều bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ đa khoa, cần phải được dạy về tất cả những dấu hiệu và triệu chứng này.
Emilee bắt đầu 19 đợt hoá trị và trải qua phẫu thuật thu nhỏ khối u nhiều nhất có thể.
Một người có đầy đủ những dấu hiệu này, như đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, đau khung chậu, thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm thấy no trong thời gian nhiều hơn 2 tuần, nên tới gặp bác sĩ. Đừng hoảng sợ nếu bạn có 1 trong những triệu chứng này. Tôi có tất cả, chưa kể đau lưng dưới và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bác sĩ của tôi đơn giản nói với tôi uống dung dịch làm mềm phân và vấn đề của tôi coi như dừng ở đó. Đúng lúc này, các dấu hiệu và triệu chứng của tôi ngày càng tăng nặng. Chính khi đó, tôi biết, có chuyện không ổn rồi.
3 năm trôi qua. Khoảng thời gian ấy, tôi còn đi đại tiện ra máu, bị cảm giác đau đớn hành hạ sau mỗi lần ân ái, xuất hiện cả tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, bao gồm ra máu trong khi quan hệ tình dục. Với tôi, như vậy là rất bất thường bởi tôi chưa từng trải qua một kỳ kinh nguyệt nào trong đời do những tổn thương mà xạ trị gây ra cho khung chậu của tôi kể từ lần bị ung thư năm 4 tuổi.
Tôi có 3 đứa con nhỏ và cố gắng tập trung chăm sóc bọn trẻ, lờ đi bản thân và cơn đau của mình. Cuộc sống bận rộn, quay cuồng. Vì vậy, lo lắng cho bản thân là điều cuối cùng tôi nghĩ tới.
Emilee có 3 đứa con nhỏ và cố gắng tập trung chăm sóc bọn trẻ, lờ đi bản thân và cơn đau của mình.
Khi tôi thổ lộ với bất cứ ai về cảm giác đau ốm của mình, thì vẻ bề ngoài của tôi lại hoàn toàn ổn, chẳng có gì bất thường mà phô bày ra. Thành thử, mọi người cứ nghĩ, tôi đang nghiêm trọng quá vấn đề và rằng tôi mắc chứng lúc nào cũng cho rằng mình bị bệnh.
Đôi khi, tôi có cảm giác như thể tôi hay phàn nàn, ca thán. Nhưng thực sự là tôi thấy ốm yếu lắm. Đây cũng là phần khó khăn nhất trong tất cả chuyện này. Ung thư buồng trứng vốn nổi tiếng với cái tên "kẻ giết người thầm lặng".
Dấu hiệu và triệu chứng đều có mặt ở đó - nhưng chúng chỉ âm thầm diễn ra. Đó là dạng ung thư khó phát hiện cho tới khi nó lan rộng, di căn và đó là những gì xảy ra với tôi.
Cảm giác đau đớn trên thân thể rốt cuộc trở nên khủng khiếp tới nỗi phải cần rất nhiều nỗ lực để chịu đau mà tôi vẫn không tìm ra câu trả lời. Tôi cứ thế sống trong đau đớn và suy nghĩ có khi mình bị điên rồi cũng nên.
Rồi tôi đi khám khung chậu, tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung - vẫn không phát hiện được bệnh ung thư buồng trứng. Tôi đi soi ruột nhưng kết quả âm tính bởi khối u nằm ngoài ruột, phía sau âm đạo và trên bàng quang.
Tôi chụp cắt lớp vi tính và kết quả cho thấy, tôi bị u nang buồng trứng. Nhưng trực giác mách bảo tôi: Còn tệ hơn thế. Tôi nỗ lực để được chụp cắt lớp vi tính và siêu âm xuyên âm đạo. Rốt cuộc, bác sĩ xác nhận căn bệnh ung thư buồng trứng của tôi.
Lúc đó, họ đã rất sốc. Họ không tài nào tưởng tượng nổi tôi lại bị ung thư".
Ung thư buồng trứng là dạng ung thư gây chết người thứ 5 ở phụ nữ và chủ yếu xảy ra ở những người trải qua giai đoạn mãn kinh, thường trên 50 tuổi. Phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống hiếm khi bị ung thư buồng trứng.
Triệu chứng điển hình của căn bệnh này thường bao gồm cảm giác đầy hơi, chướng bụng thường xuyên, bụng sưng, đau khung chậu, nhiễm trùng đường tiết niệu và mệt mỏi.
Là huấn luyện viên chuyên dạy yoga và Pilates suốt 18 năm qua, Emilee coi việc ủng hộ những phụ nữ khác từng trải qua chuyện tương tự là sứ mệnh của mình.
Sứ mệnh của Emilee
Sau khi biết mình đã chiến thắng ung thư lần thứ hai, Emilee bắt đầu chia sẻ hành trình của mình trên Instagram và học được cách yêu chính cơ thể mình.
"Trước đây, tôi giận dữ vì mắc ung thư. Tôi luôn tự hỏi: "Tại sao lại là tôi cơ chứ?". Bây giờ, điều đó đã thay đổi và đó cũng là sự biến chuyển hoàn toàn của cuộc đời tôi.
Với tôi, đây là thành tựu lớn nhất trong suốt cuộc đời. Chiến thắng bệnh ung thư thậm chí không khó khăn bằng tất cả những đau đớn cảm xúc mà tôi đã trải qua.
Lúc này đây, tôi đang hồi phục theo hướng tốt đẹp hơn. Tôi hi vọng truyền cảm hứng cho những người trẻ cũng qua khỏi ung thư như tôi. Tôi hi vọng là tấm gượng cho những người cảm thấy vô vọng và không còn thiết tha yêu bản thân".
Theo Helino
Phát hiện khối u buồng trứng còn nguyên dù bác sĩ kết luận đã cắt bỏ Sau khi bác sĩ kết luận đã cắt bỏ khối u buồng trứng, nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa về nhà vẫn thấy sức khỏe suy giảm. Khi đi khám lại, bà phát hiện khối u còn nguyên. Theo phản ánh của gia đình, tháng 2 vừa qua, bà Nguyễn Thị Hoa (49 tuổi, quê xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa)...