Những biểu hiện tưởng bình thường nhưng cảnh báo rối loạn tâm thần ở trẻ
Thấy con có học hành sa sút, trốn học, cảm giác buồn bã, thu mình, đau đầu thường xuyên…, nhiều bố mẹ nghĩ là bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần học đường.
TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết rối loạn tâm thần ở trẻ em được mô tả là những thay đổi nghiêm trọng trong cách trẻ thường học tập, cư xử hoặc xử lý cảm xúc của trẻ gây ra nỗi đau khổ và các vấn đề trong ngày. Nhiều trẻ thỉnh thoảng trải qua nỗi sợ hãi và lo lắng hoặc các hành vi gây rối.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên bị rối loạn tâm thần, trong đó một nửa khởi phát ở độ tuổi 14. Tại Việt Nam tỷ lệ này là dao động 8 – 29%.
Năm 2019, khoa Sức khỏe Vị thành niên cũng thực hiện một khảo sát tại Hà Nội và Hưng Yên với sự tham gia của gần 1.600 trẻ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở khu vực Hà Nội là 31%, ở Hưng Yên là gần 19%. Tỷ lệ trẻ bị stress, lo âu cũng khá cao. Tại Hà Nội có đến gần 43% trẻ được hỏi có lo âu, tỷ lệ này ở Hưng Yên là gần 37%.
TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
“Tại các khu vực lớn, đô thị, tỷ lệ rối loạn tâm thần có vẻ cao hơn tỉnh, thành khác. Ngoài ra, về giới, trẻ nữ cũng tỷ lệ lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn trẻ nam. Đặc biệt, khối lớp 8,9 cũng có tỷ lệ bị các rối loạn này cao hơn khối lớp 6,7. Điều này có thể do các em chuẩn bị chuyển cấp, áp lực học tập thi cử cao hơn”, TS Loan nói.
Môi trường học đường tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ
Phân tích hơn về thực trạng này, TS Loan cho biết trẻ ở lứa tuổi đi học dành tương đối nhiều thời gian tại trường học. Môi trường học đường có nhiều yếu tố bảo vệ cũng như cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các các rối loạn cho trẻ.
Trong đó, đầu tiên phải kể đến yếu tố căng thẳng trong học tập. Điều này có thể gây ra bởi sự kỳ vọng của gia đình. Cha mẹ luôn muốn con học tốt, thành tích cao, học trường chuyên lớp chọn, sự kỳ vọng này tạo các em áp lực trong học tập. Nó cũng có thể xuất phát từ bản thân các em, đặt mục tiêu quá cao, luôn muốn là người đứng đầu lớp, vượt xa các bạn bè. Căng thẳng cũng có thể đến từ khối lượng bài vở khiến trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
“Bố mẹ cứ nghĩ là so sánh nó với đứa khác xong thấy tấm dương ấy nó sẽ học tập theo thì nó sẽ tốt hơn, nhưng thực chất chỉ tác động đến lòng tự trọng, cảm giác tổn thương về tâm lý làm cho càng học dốt đi”, là những chia sẻ của một bé gái 13 tuổi ở Hà Nội khi tham gia thảo luận nhóm.
Video đang HOT
Yếu tố nguy cơ thứ 2 là sự thiếu hỗ trợ, cụ thể là sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo, các hoạt động giải trí.
Thứ 3 là môi trường học đường bất ổn, bạo lực học đường- đây là vấn đề đáng lo ngại là học sinh gây ra bạo lực học đường không chỉ em trai mà cả em gái. Bên cạnh đó còn phải kể đến mâu thuẫn bạn bè, xa bố mẹ.
Rối loạn tâm thần học đường là một vấn đề đáng báo động.
Thứ 4 trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm, phải giấu cha mẹ-thầy cô, tình cảm đơn phương. Đây là yếu tố gây buồn rầu, trầm cảm, thậm chí có em có hành vi tự sát khi gặp đổ vỡ trong các mối quan hệ.
Thứ 5 là quá trình chuyển cấp có thể là coi sang chấn với trẻ. Bản thân TS Loan từng tiếp nhận trẻ từ chối không đi học hoặc kết quả học tập sút kém hoặc lo âu khi chuyển cấp.
Thứ 6 là thay đổi tâm lý dậy thì ở giai đoạn học đường. Trẻ đang trải qua giai đoạn dậy thì, có nhiều thay đổi, trong đó có thay đổi về tâm sinh lý, bắt đầu quan tâm hình ảnh cơ thể mình, có tính độc lập… Trẻ rất nhạy cảm, dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Vì chưa trưởng thành nên đôi khi các em giải quyết vấn rất manh động.
Thứ 7 là thiếu phối hợp giữa gia đình và trường học.
Dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần học đường
TS Loan khuyến cáo khi trẻ có một trong số các biểu hiện này, cha mẹ cần lưu ý, thậm chí là đưa con đi sàng lọc tại các cơ sở y tế chuyên khoa:
- Thay đổi tâm trạng: như cảm giác buồn bã, thu mình hoặc thay đổi tâm trạng
- Thay đổi cảm xúc: sợ hãi bao trùm, tức giận bộc phát, lo lắng tột độ
- Thay đổi hành vi: hành vi mất kiểm soát, thường xuyên đánh nhau, sử dụng vũ khí
- Khó tập trung, học hành sa sút
- Những thay đổi trong kết quả học tập
- Trốn học
- Rút lui hoặc tránh các tương tác xã hội
- Tự gây thương tích, cố gắng tự tử
- Lạm dụng chất kích thích, sử dụng hoặc lạm dụng ma túy, rượu
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn
- Các triệu chứng thể chất như đau đầu thường xuyên hoặc đau bụng
Nuôi thú cưng không chỉ có niềm vui mà còn là gánh nặng
Có hàng trăm nghiên cứu về lợi ích của việc sống chung với thú cưng. Chỉ cho đến gần đây, giới chuyên gia mới xem xét gánh nặng của tình yêu thương động vật.
Nuôi thú cưng không chỉ có niềm vui và lợi ích... - SHUTTERSTOCK
Một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Mary Beth Spitznagel thuộc Đại học bang Kent (Mỹ) đã phát hiện ra rằng những người nuôi chó và mèo mắc bệnh mạn tính hoặc giai đoạn cuối có nhiều khả năng bị trầm cảm, căng thẳng tâm lý và lo lắng hơn những người nuôi thú cưng khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch thì cho biết, cảm giác buồn bã, tội lỗi và mất mát khi chăm sóc những con chó bị bệnh mạn tính tương tự như cảm xúc của những người chăm sóc đối với người thân, theo PT.
Báo cáo nghiên cứu trên Tạp chí Hành vi Thú y của nhân viên xã hội lâm sàng Kristin Buller và tiến sĩ, nhà hành vi thú y Kelly Ballantyne, tiết lộ kết quả nghiên cứu định tính về những căng thẳng liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi có các vấn đề về hành vi (sủa, hú, phá đồ đạc, tiểu tiện và đại tiện linh tinh, sợ hãi, lo lắng, run rẩy, gây hấn, vồ hoặc cắn người hoặc động vật khác).
Hầu hết các chủ sở hữu cho biết họ tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào thú cưng. Nào là bỏ thời gian rèn thói quen cho chúng, chó dữ còn phải canh chừng liên tục, đôi khi chủ còn không thể rời nhà khi muốn; nào là tiền cho thú cưng khám bác sĩ thú y hoặc thuê huấn luyện rất tốn kém. Thậm chí, có người cảm thấy bị cô lập vì bạn bè không thích vật nuôi, mối quan hệ xuất hiện mâu thuẫn vì thú cưng không ngoan, theo PT.
Một số chủ sở hữu miêu tả cảm giác tích cực nhưng hầu hết đều cho thấy cảm xúc tiêu cực về thú cưng có vấn đề. Có trường hợp thấy lo sợ rằng con chó của mình sẽ cắn ai đó; buồn bã vì mèo cưng không bao giờ sống bình thường như con vật khỏe, ngoan khác; thất vọng khi những nỗ lực huấn luyện thú cưng không thành công; và đau đớn mối lẫn nghĩ đến cảnh vật nuôi chết...
Để đối phó với việc sống chung cùng những con vật khó tính, đa số chủ nuôi chọn cách chấp nhận. Khi thấy căng thẳng, khó chịu, họ sẽ cố gắng nghĩ đến những mặt tích cực của thú cưng. Một số chủ sở hữu chia sẻ về sự thiếu hiểu biết và kiến thức chăm thú cưng. Chẳng hạn như không biết nơi có thể giúp đỡ hoặc đi đâu để lấy thông tin về hành vi của thú cưng.
Ngoài ra, một số người cho hay bản thân thất vọng với bạn bè vì họ không hiểu, không muốn nghe hay chia sẻ những khó khăn khi nuôi thú cưng của mình. Một số lại than người khác cứ hay đổ lỗi cho họ về vấn đề của thú cưng. Những điều này càng làm tăng gánh nặng tâm lý cho chủ vật nuôi, theo PT.
Khi bị mất collagen quá nhanh, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các dấu hiệu "2 ÍT - 3 NHIỀU", không sớm cải thiện bạn sẽ hối hận mãi mãi Khi collagen bị mất đi, cơ thể sẽ có hàng loạt các dấu hiệu "2 ít - 3 nhiều" dưới đây, chị em cần phải biết để có biện pháp khắc phục ngay. Collagen chính là chiếc chìa khóa để gìn giữ sự trẻ trung và sức khỏe dẻo dai của một người phụ nữ. Theo tiến sĩ Shari Marchbein (bác sĩ da...