Những biểu hiện ở lưỡi báo hiệu cơ thể mắc bệnh
Người trẻ tuổi hiện đại thường không thể sống thiếu cà phê, nhưng nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện ở lưỡi thì cần phải hạn chế sử dụng ngay nên mọi người cần đặc biệt chú ý.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cà phê dường như đã trở thành một thức uống không thể thiếu với nhiều người. Những nghiên cứu liên quan cũng chỉ ra rằng ngoài giúp tỉnh táo, cà phê còn có tác dụng lợi tiểu, giảm gánh nặng cho tim mạch… Tuy nhiên, theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, không phải ai cũng phù hợp để uống cà phê, đặc biệt là với một lượng lớn.
Một trường hợp điển hình phải kể đến cô Lưu (40 tuổi) ở Trung Quốc thường có thói quen uống 2,3 cốc cà phê một ngày. Trong những năm gần đây, cô nhiều lần có cảm giác khó chịu như chướng bụng, đau khi nằm thẳng hoặc đau lâm râm vùng bụng.
Uống nhiều cà phê khiến cô Lưu cảm thấy khó chịu ở bụng.
Mặc dù cô Lưu đã điều trị bằng Đông y lẫn Tây y nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Sau đó, cô quyết định một lần nữa ghé đến phòng khám cổ truyền Trung Quốc. Tại đây, bác sĩ nhận ra lưỡi của cô bị nứt nẻ nghiêm trọng, lá lách và dạ dày bị tổn thương rất nhiều. Khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ nhận ra đó là do uống cà phê quá nhiều. Cô được khuyên nên kiêng cà phê và sử dụng thuốc. 2 tháng sau đó, tình trạng khó chịu ở bùng bụng của cô đã được cải thiện rất nhiều.
Đới Hữu Chí, trưởng khoa Nội tổng hợp thuộc khoa Y học Cổ truyền Trung Quốc tại Bệnh viện Đài Bắc chỉ ra: “Mặc dù cà phê không phải là một yếu tố gây bệnh nhưng nó có tính nóng và ẩm. Tính chất này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nếu những người có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa, uống cà phê trong thời gian dài sẽ làm bệnh tình nặng hơn”.
Tại sao cà phê lại làm nặng thêm tình trạng các bệnh về đường tiêu hóa?
Nói về vấn đề này, bác sĩ Đới giải thích rằng có khoảng 80% dân số hiện nay có chế độ ăn uống thất thường, áp lực cuộc sống khiến họ thường bị vấn đề về dạ dày và thực quản.
Uống cà phê khi bị đau dạ dày sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Y học Cổ truyền Trung Quốc tin rằng trong những trường hợp bình thường, chức năng của gan có thể thúc đẩy chức năng của dạ dày và ngược lại. Khi bị đau dạ dày, nôn mửa hay nấc cụt sẽ làm nặng thêm triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Vào thời điểm này, nếu uống cà phê sẽ khiến tình trạng khó chịu hơn.
Video đang HOT
Nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện ở lưỡi thì cần hạn chế liều lượng cà phê ngay
Tại các phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc, các bác sĩ không chỉ quan sát vóc dáng của bệnh nhân qua thị giác, khứu giác mà còn tỉ mỉ nhìn cả lưỡi để đánh giá tình trạng thể chất.
Bác sĩ Đới giải thích: “Lưỡi phản ánh tình trạng tổng thể của cơ thể. Nếu lưỡi của một người khỏe mạnh thì nó có màu đỏ nhạt, có lớp phủ màu trắng mỏng, không có vết nứt. Tuy nhiên, nếu là lưỡi của người đang bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là uống cà phê quá nhiều thì lưỡi sẽ có màu vàng, sáng bóng. Nếu 2 tình trạng này xảy ra ở lưỡi thì họ nên giảm lại lượng cà phê”.
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và những người có vấn đề về tim hoặc mất ngủ không nên uống cà phê.
Ngoài ra, bác sĩ Đới cũng nhắc nhở thêm là phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và những người có vấn đề về tim hoặc mất ngủ không nên uống cà phê. Đối với người bận rộn hay mệt mỏi thì thay vì uống cà phê nên thay thế bằng trà nhân sâm, nó vừa tốt cho dạ dày mà còn khiến tinh thần tỉnh táo. Đặc biệt, tất cả mọi người không nên uống cà phê sau 3 giờ chiều.
Một số căn bệnh thể hiện qua lưỡi
Tùy theo từng triệu chứng ở lưỡi mà bạn có nên đi khám bác sĩ hay không.
- Lưỡi nóng rát
Cảm giác này thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh, hoặc cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá.
- Lưỡi màu trắng hoặc hồng tươi
Màu hồng tươi trên lưỡi thường là do thiếu sắt, axit folic, vitamin B12 hoặc là do một phản ứng dị ứng với gluten.
Lưỡi màu trắng thường là kết quả của việc hút thuốc, uống rượu hoặc vệ sinh răng miệng kém. Lưỡi có đường vân trắng hoặc vết sưng cũng có thể là do bị viêm lichen planus (viêm da cấp), viêm gan C hoặc dị ứng.
- Lưỡi có lông
Lưỡi lông là một bệnh lý do các biểu mô ở bề mặt lưỡi dài và dày lên, thường có màu đen do một loại vi khuẩn tạo sắc tố gây ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dùng kháng sinh trong thời gian dài. Ngoài ra, nó cũng có thể là do tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích như cà phê, nước súc miệng, thuốc lá.
- Lưỡi đau rát
Đau lưỡi thường xảy ra do chấn thương hoặc nhiễm trùng từ việc vô tình cắn vào lưỡi. Nếu trong lưỡi có vết loét nhỏ màu trắng hoặc vàng thì nguyên nhân có thể là do một số thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Trong nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân vết loét, chúng thường biến mất mà không cần điều trị. Những lý do khác có thể là do thiếu máu, mụn rộp miệng, răng giả, niềng răng, ung thư…
- Sưng lưỡi
Lưỡi bị sưng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau như hội chứng Down, ung thư lưỡi, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh bạch cầu, thiếu máu, viêm họng liên cầu khuẩn…
Nếu lưỡi sưng một cách đột ngột thì lý do có thể là dị ứng, nó sẽ dẫn tới tình trạng khó khở nên cần phải cấp cứu ngay lập tức.
Ăn súp lơ xanh tuyệt đối không mắc sai lầm này vì không chỉ lãng phí tiền bạc và còn mất hết dinh dưỡng
Có những thực phẩm, cụ thể như súp lơ xanh, đôi khi vì thói quen không đúng trong chế biến mà khiến món ăn mất hết chất dinh dưỡng và cực kỳ lãng phí.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ súp lơ xanh là đã có thể phòng ngừa được các bệnh như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh tiểu đường, hay bệnh về đường tiêu hóa...
Các bộ phận trên cây súp lơ đều dồi dào chất dinh dưỡng, vậy nên theo lời khuyên của các chuyên gia, hãy tận dụng và không nên vứt bỏ nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ món rau này:
Không vứt bỏ cuống của rau súp lơ
Có không ít người trong chúng ta thường xuyên cắt bỏ phần cuống của cây súp lơ vì nghĩ rằng phần cuống không chứa dinh dưỡng giúp ích cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là lỗi sai phổ biến nhất. Theo các chuyên gia, phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải, thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn phần bông cải.
Vì vậy, bạn nên chế biến cả phần cuống, phần này thích hợp nhất trong các món xào, súp và salad. Chú ý để không bị cứng, bạn nên bóc bỏ vỏ ngoài và đun lâu hơn một chút.
Không vứt bỏ lá non
Đối với súp lơ xanh, nhiều người có thói quen vứt bỏ lá, đây cũng là một sai lầm làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Trong khi so với các bộ phận khác thì trong lá của súp lơ có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.
Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá bông cải xanh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên vứt bỏ hết mà tận dụng những lá non để chế biến.
Hạn chế chiên xào, chế biến chín kỹ
Nhiều người có thói quen chiên xào hay luộc súp lơ xanh như nhiều món ăn khác, tuy nhiên việc làm này vô tình làm cho lượng vitamin và các khoáng chất bay hơi và hòa tan trong nước làm thất thoát chất dinh dưỡng.
Để có thể phát huy được tác dụng đối với sức khỏe, bạn hay đem chúng hấp sơ qua và sử dụng. Cách khác để có thể hấp thu hết các dưỡng chất vốn có trong bông cải xanh bạn có thể ăn sống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cách như vậy.
Những người nên 'tránh xa' món dưa muối, cà muối Do dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa nên dưa muối, cà muối trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng nên dùng món ăn này. Dưa muối và cà muối tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng Mặc dù có chứa men vi sinh tốt cho sức...