Những bà bầu như thế này dễ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh nhất
Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh ra đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh càng lớn. Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác cũng rơi vào nguy cơ tương tự.
Chậm phát triển là một dạng dị tật thường thấy ở trẻ em. Ở Trung Quốc, cứ 750 trẻ mới sinh sẽ có 1 trẻ mắc bệnh chậm phát triển. Những đứa trẻ này không những chậm phát triển về trí tuệ mà quá trình dậy thì cũng chậm hơn so với trẻ bình thường. Đối với những gia đình có trẻ dị tật bẩm sinh, đó là nỗi đau lớn, còn bản thân những đứa trẻ là những thương tổn không thể nào bù đắp.
Chậm phát triển hay còn gọi là hội chứng Down, là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, mà cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể 21. Bình thường, con người có 46 nhiễm sắc thể (NST), tồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào. Một nửa số này được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Còn trẻ bị Down lại có 47 NST, nghĩa là có thêm một nhiễm sắc thể 21. Chính sự thừa ra này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Đối với những gia đình có trẻ dị tật bẩm sinh, đó là nỗi đau lớn, còn bản thân những đứa trẻ là những thương tổn không thể nào bù đắp (Ảnh minh họa).
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào, nhưng nguy cơ sẽ bị mắc hội chứng Down cao hơn ở những trường hợp dưới đây:
1. Sản phụ sinh con ngoài 35 tuổi
Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Down càng lớn. Phụ nữ ngoài 35 tuổi có cơ thể không còn khỏe mạnh so với phụ nữ trẻ tuổi. Theo số liệu thống kê cho thấy, sản phụ khoảng 25 tuổi sinh trẻ mắc hội chứng Down chỉ chiếm 1/1000 ca. Nhưng sản phụ ngoài 35 tuổi, tỉ lệ sinh trẻ mắc hội chứng Down đã nhảy vọt 1/50 ca.
Video đang HOT
2. Sản phụ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai
Có những loại thuốc cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai bởi có tác dụng phụ và có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh (Ảnh minh họa).
Có nhiều trường hợp sản phụ không hề hay biết là họ đang mang thai, do đó khi họ mắc bệnh và sử dụng thuốc nhưng không may là những loại thuốc này cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai bởi có tác dụng phụ và có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, bởi vậy những sản phụ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai mà không hỏi ý kiến bác sĩ sẽ dễ sinh con mắc hộ chứng Down.
3. Sản phụ làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ
Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của sản phụ sẽ suy giảm nên dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Nhiễm phóng xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật ở thai nhi, nếu môi trường sinh hoạt và làm việc của sản phụ nhiễm chất phóng xạ hoặc chất ô nhiễm thì các sản phụ nên hết sức cẩn thận.
4. Sản phụ từng nhiễm khuẩn virus trong thời kỳ mang thai
Virus là một trong những nhân tố gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi (Ảnh minh họa).
Virus là một trong những nhân tố gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, có thể kể đến là virus cúm, virus rubella… Những loại mầm bệnh này sẽ thông qua nhau thai ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, bởi vậy những sản phụ từng nhiễm khuẩn virus trong thời kỳ mang thai nên hết sức lưu ý.
5. Sản phụ từng nhiều lần sảy thai
Thông thường, những sản phụ từng sảy thai hoặc sinh non sẽ dễ sinh con mắc hội chứng Down, bởi vậy những sản phụ có tiền sử sinh non cần hết sức cẩn thận.
Theo Helino
Rối loạn di truyền khiến cô bé thấp hơn 12 cm so bạn cùng lứa
Bé gái 10 tuổi nặng 32 kg và cao 125 cm, thấp hơn 12 cm so với chuẩn của trẻ em lứa tuổi này.
Cha mẹ đưa bé khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Bác sĩ chẩn đoán bé bị rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể. Sau một năm điều trị, hiện bé tăng được 6 cm.
Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trẻ chậm tăng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng được điều trị bằng cách tiêm hormone tăng trưởng. Đây là cách điều trị duy nhất hiện nay trên thế giới, cho bệnh lý này. Trong năm đầu điều trị, trẻ có thể tăng 10-12 cm. Vào các năm kế tiếp, tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn cao hơn so với trường hợp không điều trị.
"Chậm tăng trưởng chiều cao có nhiều nguyên nhân. Phải đưa trẻ đi tầm soát để biết nguyên nhân chính xác, điều trị sớm và đúng phương pháp", bác sĩ Nam khuyên.
Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao cần sớm biết nguyên nhân để điều trị đúng phương pháp. Ảnh minh họa: MB
Bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Phòng khám Nhi Bệnh viện đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, di truyền, vận động, bệnh lý, môi trường sống và tình trạng dậy thì. Trẻ được bổ sung dinh dưỡng tốt, tập luyện thể thao thường xuyên, môi trường sống thoải mái và không mắc các bệnh lý mạn tính sẽ phát triển tối ưu chiều cao trên nền tảng di truyền từ bố mẹ.
Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cẩn trọng trong việc dùng các loại thực phẩm được quảng cáo tăng chiều cao cho trẻ. Khi sử dụng cần phải xem xét thành phần, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định. Nếu sử dụng không đúng có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
"Đa phần thực phẩm tăng chiều cao đều chứa canxi, cần phải xem là loại hợp chất canxi gì, liều dùng ra sao. Nếu dùng thừa có thể gây sỏi thận, suy thận, vôi hóa mô mềm", bác sĩ Quỳnh nói.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Chuyện gì sẽ xảy ra khi con của các cặp song sinh cưới nhau? Chị em sinh đôi cùng trứng Brittany và Briana Deane (ở Twinsburg, Ohio, Mỹ) đã gặp và phải lòng anh em sinh đôi cùng trứng Josh và Jeremy Salyers trong một lễ hội dành cho những cặp song sinh. Chị em sinh đôi cùng trứng Brittany và Briana Deane (ở Twinsburg, Ohio, Mỹ) kết hôn cùng anh em sinh đôi cùng trứng Josh...