Nhìn nhau có làm lây đau mắt đỏ?
Tôi nghe nhiều người nói đừng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ kẻo bị lây. Xin hỏi điều này có đúng không?
Tôi nghe nhiều người nói đừng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ kẻo bị lây. Xin hỏi điều này có đúng không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là bệnh truyền nhiễm khiến mắt bạn bị đỏ và chảy nước. Đây là tình trạng viêm kết mạc, lớp trong suốt ngoài cùng của mắt. Tình trạng thường thuyên giảm trong vòng 7-14 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng.
Những nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc là nhiễm trùng ( virus và vi khuẩn), dị ứng và dị vật. Đôi khi, các bệnh tự miễn cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Hầu hết loại viêm kết mạc có thể lây lan từ tay sang mắt. Bạn cũng dễ bị lây khi chạm vào các vật thể bị nhiễm virus. Viêm kết mạc do virus cũng có thể lây lan qua các giọt hô hấp.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy căn bệnh này lây sang người khác khi nhìn trực tiếp vào mắt người bệnh.
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy loại viêm kết mạc. Tuy nhiên, hầu hết đều có một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đỏ một hoặc cả hai mắt
Ngứa ở mắt
Chảy nước mắt
Video đang HOT
Chất dịch đặc hoặc có màu từ mắt
Đóng vảy mí mắt hoặc lông mi
Mờ mắt
Khó chịu khi sử dụng kính áp tròng
Nhiễm trùng có thể xuất hiện ở một mắt trước tiên và sau đó lan sang mắt kia. Mặc dù nó thường biến mất khi dùng thuốc và vệ sinh đúng cách, một số loại viêm kết mạc có thể kéo dài hàng tuần.
Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị thích hợp để tránh mọi biến chứng, ngăn tình trạng nhiễm trùng không trở nên nguy hiểm hơn.
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Không ít người mách nhau dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ, vậy chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát trên cả nước, vì thế mà không ít người truyền tai nhau phương pháp dùng lá trầu không để rửa mắt. Vậy nhưng có nên dùng lá trầu không để trị đau mắt đỏ không?
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương - Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, lá trầu không còn được gọi là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng.
Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm môi trường bazơ và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.
Trong 100g lá trầu không có thành phần như năng lượng: 44 kcal, nước: 85,6g, protein: 3,1g, lipid: 0,8g, muối khoáng: 2,3g, chất xơ: 2,3g, cacbohydrat: 6,1g, canxi: 0,5g, sắt: 0,007g, vitamin A: 2,5mg.
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, acid ascorbic, carotene, tinh dầu.
Không ít người truyền tai nhau mẹo chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng biện pháp này.
Bài viết của ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, dù sử dụng lá trầu không để rửa mắt, xông mắt nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt là rất tốt, nhưng cần sử dụng đúng cách. Nước rửa, nước xông phải đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn, nhiệt độ phải an toàn đối với mắt.
Thực tế nhiều ca tai biến khi sử dụng các phương pháp này không đúng do quá trình pha chế nước rửa mắt không đảm bảo vệ sinh, khiến mắt bị đau lại thêm nhiễm khuẩn.
Khi xông mắt bằng nước lá trầu không, do không điều chỉnh được hơi nóng của nước xông khiến giác mạc bị bỏng, thậm chí nhiều ca còn suýt mù mắt do tai biến khi rửa mắt, xông mắt bằng nước lá trầu không.
Cách phòng ngừa dịch đau mắt đỏ
Trao đổi với Báo điện tử VTV News, BSCKII Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chuyên khoa Mắt thuộc Khoa Liên chuyên khoa của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa.
Theo bác sĩ Tuyết, bệnh viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, do thay đổi thời tiết, virus và vi khuẩn gây bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan, đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt, mũi, miệng (sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, qua khăn rửa mặt, quần áo, nước trong bể bơi...).
Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường do virus. Trong đó khoảng 80% là Adenovirus, ngoài ra còn có thể do virus Herpes, thủy đậu, Poxvirus. Bác sĩ Tuyết khuyên các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ bằng cách như sau:
- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.
- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về.
- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.
Với người mắc bệnh:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người.
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối.
- Khi khỏi bệnh, phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng để tránh tái nhiễm lại.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn "Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?". Các chuyên gia khuyến cáo khi có bệnh không nên áp dụng phương pháp điều trị truyền miệng nào. Hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị.
Không nên tự điều trị bệnh đau mắt đỏ Số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều người tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, tự dùng thuốc kháng sinh hoặc chữa bằng các "mẹo" dân gian khiến tình trạng bệnh càng thêm phức tạp. Kháng sinh trị đau mắt đỏ chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác...