Nhìn lại những thay đổi trong cách ra đề và chấm thi tuyển sinh đại học

Theo dõi VGT trên

Làm đề thi sao cho chuẩn mực mà sáng tạo, vừa kiểm tra kiến thức toàn diện của học trò, vừa phân loại, vừa phát hiện năng khiếu chuyên ngành là một thách thức.

LTS: Tiếp tục chủ đề về tuyển sinh đại học, thầy Trần Hinh hiện giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ về chủ đề đề thi, chấm thi, điểm thi.

Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả. Tiêu đề bài viết do toà soạn đặt.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

(Kỳ 1)

Đề thi là vấn đề muôn thuở. Trước đây, người ta đã từng bàn cãi và nay vẫn tiếp tục bàn cãi. Với hai cấp phổ thông và sau đại học, có lẽ vấn đề đỡ phức tạp hơn. Nhưng với cấp đại học, thì làm một đề thi sao cho chuẩn mực mà vẫn sáng tạo, vừa đảm bảo được tiêu chí kiểm tra kiến thức toàn diện của học trò, vừa phân loại, phát hiện được năng khiếu chuyên ngành của họ luôn là một thách thức.

Bởi lẽ, để có được những sinh viên chuyên ngành đại học giỏi, thì trước hết phải biết họ là những người nắm kiến thức nền (phổ thông) tốt; và cũng phải thể hiện được năng khiếu riêng nổi bật về một chuyên ngành nào đó.

Tất nhiên, tôi xin được nhắc lại điều đã khẳng định từ bài viết trước, ngay cả khi đã bước chân vào học đại học, việc học hành của sinh viên cũng chỉ là “vỡ vạc” bước đầu.

Đại học khác với phổ thông, đó là nơi sinh viên làm quen với kiến thức chuyên ngành nhưng lại trên diện rộng. Kiến thức chuyên ngành thì nhiều vô kể. Ngay cả một môn chuyên ngành cũng chứa đựng nhiều chuyên ngành nhỏ khác. Học đại học là thời điểm sinh viên tiếp tục khám phá tiềm năng, tư chất, sở trường của mình.

Cần phải lựa chọn ngành học như thế nào? Sở trường của mình thì học cái gì là thích hợp? Tôi nghĩ trong suốt quá trình học đại học và cao hơn nữa, người học sẽ phải không ngừng tự khám phá và phát hiện tiềm năng đó.

Đừng nói rằng, cứ vào học một chuyên ngành nào của đại học, thì khi ra trường phải làm đúng chuyên ngành ấy. Học một chuyên ngành đại học, không có nghĩa là đóng khung trong ngành học đó. Nếu suy nghĩ như vậy, nghĩa là người ta đã tự thu hẹp khả năng vốn có của mình.

Trên thực tế, tôi nhận thấy, không ít người học đại học một chuyên ngành này, mà khi ra trường lại làm việc ở một chuyên ngành khác. Có người vươn tới đỉnh cao trong nghề nghiệp ở lĩnh vực vốn không thuộc môi trường đào tạo đại học của mình. Điều đó không hề mâu thuẫn gì cả.

Để có được một kết quả đại học tốt, trước tiên cần phải có sự trải nghiệm trên một bài thi tuyển sinh đại học thích hợp, sự đ.ánh giá chuẩn xác của người thầy, đó chính là những mầm ươm được lựa chọn đúng đắn.

Nhìn lại những thay đổi trong cách ra đề và chấm thi tuyển sinh đại học - Hình 1

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Vậy đề thi đại học bấy lâu nay ở ta như thế nào và việc chấm thi, điểm thi đại học ở ta ra sao? Làm thế nào để có được những đề thi phù hợp, chấm thi chính xác, điểm thi phản ánh đúng khả năng vào học đại học của học trò?

Là một giáo viên giảng dạy khoa học xã hội nhân văn, cụ thể là môn Ngữ văn, tôi không dám chắc mình có cái nhìn đầy đủ, toàn diện tất cả các môn thi đại học.

Video đang HOT

Nhưng tôi biết chắc chắn, kể từ năm 1970, thời điểm chúng ta chính thức thực hiện kì thi tuyển sinh đại học đầu tiên, phương thức thi, đề thi, chấm thi thay đổi khá nhiều, nhưng lại không căn bản.

Cụ thể, trong khoảng từ 1970 đến 2015, ở nước ta, kì thi tuyển sinh đại học bao giờ cũng được tiến hành ngay sau kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Các kì thi khi được tiến hành tại trường chuyên ngành, khi thì được tổ chức thi tại địa phương.

Đến năm 1981, khi hệ thống giáo dục chuyển từ hệ 10 sang 12 năm, lớp vỡ lòng được bỏ, chương trình giáo khoa đổi mới, việc thi đại học, cao đẳng lại có những tiêu chí mới: mỗi học sinh chỉ được phép lựa chọn duy nhất một nguyện vọng, tùy theo năng lực và sở thích của mỗi người.

Kỳ thi này được duy trì đến 1989. Từ 1990, việc tuyển sinh đại học lại một lần nữa thay đổi: các trường được tự chủ tổ chức kỳ tuyển sinh riêng, không cùng thời gian. Đề thi lấy sẵn theo Bộ đề chung do Bộ biên soạn và quản lý.

Thời kỳ đó, chỉ những trường có đủ năng lực như Đại học Tổng hợp hay Đại học Sư phạm, mới có quyền tự ra đề thi.

Nhiều kỳ thi được tổ chức ở những thời điểm khác nhau cũng giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội vào đại học: trong một thời gian ngắn, học sinh có thể tham gia thi tuyển vào nhiều trường đại học khác nhau.

Tôi nhớ, hồi đó, để cẩn thận, thậm chí có những học sinh “chạy xô” dự thi lên tới tới 5 hay 6 trường. Cũng từ đó, việc dạy và học luyện thi phát triển như “vũ bão”, chẳng khác gì cảnh “trăm hoa đua nở”. Đang sôi nổi, ồn ào như thế, đến năm học 2002, một lần nữa, Bộ lại tiến hành thay đổi kỳ thi.

Sau “thi riêng”, kỳ thi lần này có tên “ba chung” (chung đề, chung đợt và chung kết quả xét tuyển). Do hình thức tổ chức thi theo khối (A,B,C,D), nên kỳ thi này diễn ra trong hai đợt. Nghĩa là mỗi thí sinh vẫn có đủ hai cơ hội tham gia. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn được duy trì. Chỉ những học sinh đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp mới đủ điều kiện thi tuyển sinh đại học.

Thế nên mới có chuyện dở khóc, dở cười: có những học sinh đã thi đỗ đại học nhưng vẫn không được thừa nhận, vì không đạt kết quả thi tốt nghiệp. Kỳ thi “3 chung” được duy trì cho đến hết năm 2014.

Do hệ quả khôn lường của nó (tình trạng luyện thi diễn ra tràn lan, việc học tủ, học lệch của thí sinh, tiêu cực trong chấm thi của các thầy cô giáo), một lần nữa, hình thức thi tuyển sinh đại học lại thay đổi.

Chính thức từ 2015, Bộ chỉ còn giữ duy nhất một kỳ thi với mang tên “hai trong một”, hay còn gọi là “2 chung”: một kỳ thi duy nhất nhưng nhắm tới hai mục đích, xét tốt nghiệp xét tuyển đại học.

Trong hai năm đầu (2015-2016), kỳ thi Trung học phổ thông gồm 8 môn (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ).

Đến năm 2017, 8 môn thi cũ được rút gọn trong 4 môn, có 3 môn riêng biệt là Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai môn tổ hợp khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), và khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Tưởng thế đã ổn, nhưng dư luận nói chung vẫn không ngừng băn khoăn: một kỳ thi với chủ đích chính là xét tuyển tốt nghiệp, liệu có thể đáp ứng việc xét tuyển đại học.

Những người có trách nhiệm giải thích: chỉ cần một đề thi với hai phần, phần cơ bản dành để xét tốt nghiệp, phần nâng cao khó hơn dành tuyển chọn vào đại học. Nghe có vẻ xuôi.

Sau hai năm kỳ thi được tiến hành, dư luận nói chung cũng tỏ ra hài lòng. Không ngờ, đến kỳ thi 2018, bất ngờ xảy ra vụ “khủng hoảng điểm thi” tại một số địa phương (Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La), thì người ta không còn tin nữa. “Hai chung” đã chính thức bị bãi bỏ.

Từ 2019, giáo dục Việt Nam chỉ còn giữ lại duy nhất kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài phương án tự chủ riêng của một số trường đại học, phần lớn các trường còn lại đều xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp này.

Những “vấp váp” không ai ngờ tới trong kì thi 2018, chắc chắn không chỉ từ năm này. Nó có thể đã xảy ra từ trước đó. Chỉ có điều, đến thời điểm đó, “vụ việc” mới “vỡ lở”, người ta đã buộc phải nhìn lại.

Trong cái sai của việc tuyển sinh, ngoài vấn đề phương thức tổ chức, sắp xếp con người, tiêu chí xét tuyển, còn có cả vấn đề nội dung đề thi.

Do không nắm vững các môn khoa học tự nhiên, tôi chỉ xin được phép đi sâu vào môn thi của ngành mình.

Đề thi Văn, kể từ khi bắt đầu (1970), chỉ có một câu hỏi duy nhất, rất rộng, không bó hẹp trong khuôn khổ bài học.

Ví dụ: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đ.ánh quân thù, anh/chị hãy bình luận câu nói trên; hay ” Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Giải thích và chứng minh câu nói qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Hồ Chủ tịch”; hoặc: Bình luận 4 câu thơ sau đây trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu: “Nếu là con chim, là chiếc lá/ Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Những năm sau khi thay đổi, đề thi có thể tăng lên hai câu, rồi ba câu, thêm câu hỏi nghị luận xã hội, hình thức có thể thay đổi, nhưng nội dung về cơ bản vẫn thế.

Đề thi cứ lặp đi lặp lại hết năm này sang năm khác, trong khi toàn bộ chương trình sách giáo khoa, cả 11 và 12, chỉ vẻn vẹn trong vài ba chục bài, những bài thường xuyên được lựa chọn còn hẹp hơn: chỉ trong khoảng 10 bài.

Trong khi đề thi bắt buộc phải thuộc chương trình học. Tới mức, có năm, trong khi chấm thi các thầy cô ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, đã phải “sáng tác” hẳn một bài vè: “Nực cười thi cử nước ta/ Đầu vào Thị Nở đầu ra Chí Phèo/ Khối C thì huyện phố nghèo (Hai đ.ứa t.rẻ)/ Khối D Tiếng hát con tèo (con tàu) lại ra/ Năm ngoái Ông lão Sông Đà/ Năm nay lại gặp ông già Nguyễn Tuân/ Đề thi như đèn kéo quân/ Ra đi ra lại luân luân hồi hồi“.

Còn đề thi cứ buộc phải bám theo chương trình, đến mức, có năm đề ra liên quan đến vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, có học sinh vì không nhớ bài học, đã viết những câu thơ “tếu táo” thế này: ” Vũ Như Tô, Vũ Như Tô/ Cớ sao cháu khổ vì cô thế này/ Cháu ngồi cháu học ngày ngày/ Cớ sao chẳng thấy cô này ở đâu/ Cháu ngồi cháu học rất lâu/ Mà sao chẳng thấy ở đâu cô này?…”.

Thật khó tin nổi? Một học sinh đã viết được những câu lục bát chuẩn thế này, thì tư chất văn chương không đến nỗi tồi. Nếu đề thi không buộc học trò phải viết lại những bài văn đã học, mà chỉ cần một bài viết tự do, thì biết đâu em học sinh này vẫn có được kết quả tốt.

Từ năm 2015, đề thi vào đại học đã đa dạng hơn. Bên cạnh những dạng đề thi “cổ điển”, đã xuất hiện thêm hai dạng đề thi Đ.ánh giá năng lực của hai đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và đề thi Đ.ánh giá tư duy của Đại học Bách khoa, Hà Nội.

Tôi không dám lạm bàn sang môn Toán, mà chỉ đề cập môn Văn và Tiếng Việt, hình thức thi đã chuyển hẳn sang trắc nghiệm.

Người ta không sợ đề thi Văn hay tiếng Việt theo hình thức trắc nghiệm sẽ đ.ánh mất khả năng viết tự luận của học sinh.

Tôi nghĩ, một bài thi tuyển sinh vào đại học, chỉ như một “khảo sát” nhỏ (tất nhiên dù “nhỏ” vẫn phải đảm bảo tính toàn diện), trong khi việc làm văn với họ đã gần như được thực hiện suốt gần 12 năm học rồi. Nỗi lo ấy là không cần thiết. Điều quan trọng nhất với một đề thi đại học là kiểm tra được năng lực tư duy của học trò. Viết một bài luận là câu chuyện của muôn thuở.

Trong khi, đề thi tuyển sinh đại học, kể cả Văn và Toán, ngoài yêu cầu kiểm tra kiến thức nền, nội dung của đề vẫn cần được nâng cao để học trò thi vào đại học phải thể hiện được năng lực riêng của bản thân mình.

Chỉ như vậy, chúng ta mới tuyển chọn được học sinh đủ năng lực, nắm vững kiến thức, có đủ năng lực vào học đại học chứ không phải phổ thông cấp 4…

5 ngành học k.iếm t.iền tốt nhất ở Mỹ

Kỹ thuật kiến trúc, Dịch vụ xây dựng là những ngành có tỷ lệ thất nghiệp thấp, thu nhập cao trong thị trường lao động Mỹ.

Việc lấy bằng đại học ở Mỹ ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Theo Education Data Initiative - một nhóm nghiên cứu chuyên công bố các dữ liệu về giáo dục, chi phí trung bình để học tại một trường tư, chương trình kéo dài 4 năm, là gần 54.000 USD một năm. Ngay cả với những chương trình hai năm trong bang tại một trường công lập, chi phí cũng là hơn 16.000 USD một năm. Điều đó có nghĩa, bạn có thể phải chi từ 32.000 đến 215.800 USD cho việc học đại học.

Bankrate, nhà xuất bản và cung cấp các công cụ để so sánh sản phẩm tài chính, đưa ra danh sách chuyên ngành đại học có thể giúp bạn kiếm được nhiều t.iền nhất theo thứ hạng từ cao xuống thấp. Bankrate dựa vào 3 yếu tố gồm thu nhập trung bình (chiếm 70% điểm đ.ánh giá); tỷ lệ thất nghiệp (20%); phần trăm số người có bằng cấp cao hơn, tức là bạn có cần học thêm sau đại học hay không (10%).

1. Architectural Engineering (Kỹ thuật kiến trúc)

Với mức lương trung bình 90.000 USD một năm, tỷ lệ thất nghiệp là 1,3% và tỷ lệ người có bằng cấp cao hơn là 29,3%, bằng cử nhân ngành kỹ thuật kiến trúc có giá trị nhất.

Theo Penn State Engineering, các kỹ sư kiến trúc thực hiện việc thiết kế các tòa nhà và những hệ thống phức tạp. Chuyên ngành này bao gồm các kỹ năng liên ngành trong kỹ thuật kết cấu, cơ khí, điện, chiếu sáng, âm học và kỹ thuật thiết kế. Nếu bạn thích những thử thách liên quan đến việc xây dựng các hệ thống lớn và kết hợp các kỹ năng liên ngành, đây có thể là một lựa chọn tốt.

2. Construction Services (Dịch vụ xây dựng)

Với thu nhập trung bình 80.000 USD, tỷ lệ thất nghiệp 1% và tỷ lệ có bằng cấp cao hơn là 12,1%, dịch vụ xây dựng là ngành được đ.ánh giá cao thứ hai.

Theo TalentDesk - một nền tảng môi giới nhà thầu và người làm nghề tự do, những người chuyên về dịch vụ xây dựng có thể làm việc với tư cách là người quản lý xây dựng, người ước tính chi phí và kỹ sư dân dụng cho các dự án xây dựng lớn. Đặc biệt, hầu hết mọi người đều có thể kiếm được một mức lương cao ở ngành này mà không cần phải có bằng cấp sau đại học.

3. Computer Engineering (Kỹ thuật máy tính)

Người có bằng cấp ở ngành này có mức lương trung bình cao nhất với 101.000 USD, tuy nhiên chỉ xếp thứ ba trong danh sách những ngành bằng cấp có giá trị nhất do tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,3% và tỷ lệ người tiếp tục học cao hơn lên tới 39,7%.

College Board - công ty quản lý những kỳ thi như SAT, cho biết chuyên ngành kỹ thuật máy tính sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến toán học, vật lý và khoa học máy tính, từ đó, người học có thể phát triển phần cứng và phần mềm máy tính.

5 ngành học k.iếm t.iền tốt nhất ở Mỹ - Hình 1

Ảnh: EACSP

4. Aerospace Engineering (Kỹ thuật hàng không vũ trụ)

Các kỹ sư hàng không vũ trụ có thu nhập trung bình 100.000 USD. Tỷ lệ thất nghiệp là 1,9%. Khoảng 50,7% có bằng sau đại học. Theo Georgia Tech, nếu bạn có ước mơ tạo ra máy bay hoặc một ngày nào đó sẽ vào vũ trụ, đây là chuyên ngành dành cho bạn.

5. Transportation Sciences and Technologies (Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải)

Cuối cùng trong danh sách là ngành Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, với mức lương trung bình là 86.000 USD, tỷ lệ thất nghiệp là 1,8% và tỷ lệ có bằng cấp cao hơn là 21,1%. Theo Đại học Florida, khi các thành phố ngày càng đô thị hóa và đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giao thông, các kỹ sư giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề di chuyển của mọi người.

Nhìn chung, bằng cấp ở các chuyên ngành kỹ thuật có nhiều giá trị nhất, theo Bankrate. Nhiều người trong số họ tập trung vào việc xây dựng các hệ thống lớn và phức tạp như các tòa nhà, mạng lưới giao thông.

Để làm nghiên cứu và đưa ra thứ hạng chuyên ngành, Bankrate đã sử dụng dữ liệu từ khảo sát với sự tham gia của hơn 2 triệu người Mỹ của Cục điều tra dân số cũng như dữ liệu năm 2019 từ IPUMS USA của Đại học Minnesota.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Chiến Nguyễn: CEO salon hiến tóc có tiếng, làm việc tốt vẫn bị mang tiếng oan
16:55:45 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Phim có Lưu Diệc Phi bị chê diễn lố, nội dung sáo rỗng, ưu ái nữ chính quá đà
16:45:59 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Bích Trâm: Vợ Linh Tý, nổi tiếng keo kiệt, không cho t.iền mua sắm gì
17:15:15 15/06/2024
Tiểu hoa đán Châu Dã mắc bệnh ngôi sao, mặt "vênh váo" với nhân viên nhà đài
17:04:01 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng

Lạ vui

23:54:43 15/06/2024
Nhà sinh vật học James Kempton và đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn như sống trong rừng lâu ngày, động đất và bệnh sốt rét và ông đã phát khóc vì quá phấn khích khi thu được hình ảnh của loài động vật này.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!

'Inside Out 2' khuấy đảo phòng vé với 13 triệu USD chiếu sớm

Phim âu mỹ

23:07:42 15/06/2024
Bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar là Inside Out 2 (do Kelsey Mann chỉ đạo) gây bất ngờ khi có doanh thu mở màn cao hơn bất kỳ phim nào khác năm nay.