Nhiều xúc cảm trong ngày đầu trở lại trường của HS Nam Trà My
Ngày 22/2, HS, SV Quảng Nam đến trường trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài để phòng, chống dịch Covid – 19 với tâm trạng háo hức, phấn chấn; công tác phòng dịch được coi trọng.
Học sinh Nam Trà My đeo khẩu trang y té trong ngày đầu tiên đến trường trở lại
Ông Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết: “Trong ngày học đầu tiên, rải rác tại các trường học đều có những HS chưa ra lớp. Tuy nhiên, so với những năm trước, số HS vắng ít hơn nhiều. Trước ngày HS đi học trở lại, BGH các trường học đã nhờ các trưởng thôn vận động, nhắc nhở HS đến trường đầy đủ sau kỳ nghỉ Tết dài.
Với những HS có nguy cơ nghỉ học, từ hai ngày trước đó, giáo viên đã đến tận nhà để nhắc nhở. Do địa phương có số lượng GV là người đến từ các địa phương khác đến dạy học khá đông nên từ trước Tết, Phòng GD&ĐT đã quán triệt đến tất cả BGH các trường học tuyên truyền, vận động GV và HS không đến vùng dịch, đảm bảo tuyệt đối an toàn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Nếu GV có tiếp xúc gần với người tự vùng dịch trở về thì cần khai báo y tế để có hướng dẫn kịp thời”.
Trong ngày hôm nay, cán bộ y tế các xã đã đến các trường học để ghi nhận thông tin với các trường hợp cần khai báo y tế. “HS ở các xã hầu như không di chuyển nhiều trong dịp tết. Tuy nhiên, ở khu vực trung tâm huyện, số HS theo ba mẹ từ dưới xuôi lên trên này làm ăn, sinh sống. Trong dịp Tết, các em về quê đón Tết, có di chuyển và tiếp xúc nhiều nên cần phải tiến hành khai báo y tế để chủ động trong các tình huống” – ông Thuận khẳng định.
Niềm vui của HS điểm trường Tắk Pổ khi nhận được lì xì trong buổi học đầu tiên sau Tết Nguyên đán
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng (huyện Nam Trà My) có 16 HS nghỉ học trong ngày đầu tiên đến trường trở lại. Thầy Bùi Quang Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thông thường ngày đầu tuần, có một số em đến trường muộn do nhà xa, đường sá đi lại khó khăn”.
Nhà trường tổ chức bán trú ngay trong ngày học đầu tiên. Trong chiều nay, HS sẽ học liên tục, không có giờ ra chơi để dành thời gian vệ sinh lại lớp học và nơi ăn, ở, dù trước đó việc này đã do GV, NV nhà trường đảm nhiệm. “Khâu vệ sinh, phòng dịch phải được đảm bảo. Dự kiến, hàng tuần, nhà trường sẽ triển khai tổng vệ sinh 2 lần/tuần để đảm bảo phong quang trường lớp” – thầy Ngọc cho biết.
Video đang HOT
Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết: “Các trường học đã được hướng dẫn tổ chức buổi sinh hoạt đầu tuần tại các lớp học. GVCN phổ biến cho HS thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid – 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của tỉnh, trong đó lưu ý thực hiện tốt thông điệp 5 K. Lập danh sách HS có tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về trong thời gian nghỉ Tết để thường xuyên theo dõi về tình hình diễn biến sức khỏe của các em. Đối với những HS có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải thông tin kịp thời với phụ huynh để đưa các em đến cơ sở y tế khám sàng lọc và xử lý khi nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm bệnh. HS được khuyến khích tự trang bị bình, ly uống nước cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc từ nhà đến trường, từ trường về nhà và nơi công cộng”.
Trong ngày đầu tiên đi học trở lại, 4.300 HS Tiểu học của huyện Nam Trà My đã được nhận bao lì xì với mệnh giá 5.000 đồng/HS. Đây là kết quả của sự vận động của thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ – GV trường Tiểu học Kim Đồng (Nam Trà My) để HS người dân tộc biết được một nét đẹp trong phong tục đón Tết cổ truyền. Đây cũng là cách tạo niềm vui cho HS khi các em thêm một tuổi mới, đến trường trở lại sau kỳ nghỉ Tết.
Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô
"Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô, "thầm lặng", "cống hiến"... tất cả vì học sinh thân yêu.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương bày tỏ như vậy tại chương trình " Thay lời tri ân " năm 2020 với chủ đề "Hạnh phúc".
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Giáo dục đi qua một năm đặc biệt
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho biết, năm 2020, đất nước chúng ta chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, bão lũ, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã kiểm soát thành công dịch bệnh.
Ngành giáo dục đi qua một năm học trong điều kiện đặc biệt, nhiều biến động, xáo trộn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học.
Do đó, với phương châm " Tạm dừng đến trường, không dừng học", bằng những phương pháp, hình thức phù hợp như học trực tuyến, dạy học từ xa qua truyền hình, internet, điều chỉnh linh hoạt nội dung dạy học... toàn ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chương trình năm học cùng với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành 2 đợt cũng như kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện dịch bệnh đã tạo sự yên tâm cho gia đình, xã hội, bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận công bằng cho học sinh.
Vì dịch Covid-19, nhiều sinh viên không thể đến trường và lên tận đỉnh núi có sóng điện thoại để học online.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá, để có được kết quả đó, ngành giáo dục - đào tạo cùng với đội ngũ các thầy cô giáo đã có nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học cho hơn 23 triệu học sinh, sinh viên cả nước, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy và học trực tuyến.
Những tháng qua, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, việc học hành của các em lại một lần nữa phải gián đoạn, một số trường học thành nơi trú ẩn cho người dân, các thầy cô giáo thêm một lần vất vả gồng mình khẩn trương khắc phục hậu quả "bão chồng bão, lũ chồng lũ" , đảm bảo điều kiện cần thiết cho các em sớm trở lại trường, đến nay, vẫn còn một số trường học ở miền Trung chưa thể tổ chức lại việc dạy và học.
"Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô, "thầm lặng", "cống hiến"... tất cả vì học sinh thân yêu. Mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau, nhưng tôi nghĩ rằng, đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là nâng đỡ các em trong từng bước đi để trưởng thành, góp phần thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai - nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển" - bà Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Theo bà Mai, dù ở thành phố hay ở nông thôn, vùng cao, miền núi đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó, mang lại niềm tin các thế hệ nối tiếp nhau vững bước cho sự nghiệp phát triển, cho ước mơ Việt Nam sẽ bước qua ngưỡng thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ này.
Hạnh phúc giản dị
Lễ khai giảng đơn sơ, giản dị của cô trò ở Tắk Pổ, Trà Tập, Nam Trà My
Trưởng Ban Dân vận trung ương Trương Thị Mai chia sẻ: Có biết bao nhiêu tấm gương, tình cảm của các thầy cô đã đi theo các em suốt cuộc đời. Trong nhiều câu chuyện xúc động, tôi không thể nào quên câu chuyện về lễ khai giảng năm học 2019 của 34 học sinh và 02 cô giáo tại điểm trường xa nhất của tỉnh Quảng Nam, không có cờ hoa, không có bố mẹ đón đưa nhưng tại Tắk Pổ, Trà Tập, Nam Trà My vẫn trang nghiêm, ấm áp và đầy cảm xúc, những dòng trên facebook của cô giáo Trà Thị Thu đã gây xúc động mạnh trong cả nước.
" Hân hoan chào đón năm học mới, tuy không có cờ hoa rực rỡ, bố mẹ đưa đón nhưng tại điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò cũng cố tạo nên không khí khai giảng trong đơn sơ nhưng ấm áp. Hy vọng năm học mới nhiều cái mới, niềm vui mới, hạnh phúc mới, chúc mừng năm học mới ". Hạnh phúc đó thật giản dị nhưng cũng thật sâu sắc.
183 thầy, cô giáo, đại diện cho hơn 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước trong chương trình Thay lời tri ân năm 2020 với chủ đề "Hạnh phúc", mỗi một cô, thầy là một câu chuyện khác nhau với học trò của mình. Câu chuyện của thầy Hoàng Đức Hòa (trường PTDT nội trú Bố Trạch, Quảng Bình), Trường Hồng Ca (yên Bái), chuyện "bữa cơm tình thương" của Thầy A Phiên, cô Hồ Thị Thùy Vân (trường PT dân tộc bán trú Tu Mơ Rông, Kon Tum), Thầy Thái Thành Thuận (Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang), Thầy Hoàng Đức Mạnh (Mỹ Đức, Hà Nội)...
"Cuộc đời dạy học có biết bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, có vui, có buồn và vượt lên tất cả là sự tiến bộ, trưởng thành, trở thành người có giá trị của các em" - Bà Mai bày tỏ.
Đánh giá về những thành tích của ngành giáo dục trong những năm gần đây như kỳ thi Olympic quốc tế hay bà Mai cho rằng, đó là nỗ lực của các em học sinh, các bậc phụ huynh, của ngành giáo dục - đào tạo, của nhiều thầy cô giáo đã hết lòng cho các em có được thành tích tự hào đó.
Đặc biệt, cô giáo Hà Ánh Phượng, 29 tuổi, người dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh đến từ trường THPT Hương Cần (Thú Thọ), vừa qua đã vào trong Top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu. Ngôi trường có đến 85% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho học sinh tham gia mô hình " Lớp học xuyên biên giới", kết quả này đã truyền cảm hứng cho học sinh và cả đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho các em dù ở bất kỳ đâu đều có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ, hiện đại.
Những giọt nước mắt xúc động của cô giáo khi nghe những lời chia sẻ của đồng nghiệp.
Mong các thầy cô giáo luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, đề cao sứ mệnh của người thầy giáo, Bác Hồ đã viết: " Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này... Người thầy tốt là anh hùng vô danh... Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang ".
Những yêu cầu và những mục tiêu tiếp theo của đất nước đang đặt ra những trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, không có nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta không thể thành công trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không thể đổi mới sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục - đào tạo cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới để đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Bà Trương Thị Mai mong rằng, các thầy cô giáo sẽ luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, luôn có được niềm tin yêu của học sinh và nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ Việt Nam và tương lai của đất nước Việt Nam.
"Thầy Vỹ khùng" 20 năm miệt mài cõng chữ lên non Tôi muốn xóa sổ tất cả điểm trường tạm, tôi đã hứa với các thầy cô sẽ cố gắng giúp đỡ, cải thiện điều kiện học tập của các em. Tình yêu thương cảm hóa người thầy Tháng 10, tháng 11 vừa qua, vùng đất Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) phải gồng mình vật lộn để vượt qua những tang thương từ...